KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY
TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP CỦA DÂN TỘC
*. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp học sinh:
- Kiến thức: Hiểu được thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc và ý nghĩa của truyền thống dân tộc Việt Nam, trách nhiệm của công dân HS trong kế thừa và phát huy.
- Kĩ năng: Phân biệt truyền thống tốt đẹp cuả dân tộc với những phong tục tập quán thói quen lạc hậu cần xoá bỏ, có kỹ năng phân tích đánh giá giá trị truyển thống dân tộc.
-Thái độ: Tôn trọng, bảo vệ, giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc, phê phán những hành động xa rời truyền thống dân tộc.
* CHUẨN BỊ
- SGK, SGV.
- Những tình huống, trường hợp có liên quan đến chủ đề trong thực tế.
- Giấy khổ lớn, bút dạ.
* CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
A Ổn định lớp:
B Kiểm tra:
GV nêu câu hỏi: Những việc làm nào sau đây là hợp tác quốc tế trong vấn đề bảo vệ môi trường?( Bảng phụ)
1. Các hoạt động hưởng ứng ngày môi trường thế giơí.
2. Tham gia cuộc thi vẽ tranh bảo vệ môi trường.
3. Đầu tư của các nước phát triển cho việc bảo vệ rừng, tài nguyên.
4. Đầu tư của các tổ chức nước ngoài về vấn đề nước sạch cho người nghèo.
5. Giao lưu bạn bè quốc tế, tham gia trại hè chủ đề môi trường.
6. Thi hùng biện về môi trường.
- Lớp nhận xét, GV chốt và cho điểm.
C Bài mới:
Giới thiệu bài: Qua các bài học trước chúng ta thấy rõ xu thế hiện nay là phải tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các nước trên thế giới. Nhưng để có thể quan hệ hợp tác và hội nhập thành công, mỗi dân tộc phải giữ vững bản sắc riêng của mình. Truyền thống dân tộc là yếu tố làm nên bản sắc riêng đó là nguồn gốc sức mạnh cuả dân tộc ta. Kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc là điều vô cùng quan trọng đối với sự nghiệp HĐH đất nước cũng như sự phát triển. Đó cũng là nội dung của bài học hôm nay.
- GV ghi đầu bài lên bảng.
Hoạt động 1: Phân tích thông tin phần đặt vấn đề.
Mục tiêu: HS bước đầu hiểu thế nào là sự hợp tác giữa các dân tộc.
- GV chia HS thành 3 nhóm thảo luận.
+ Nhóm1:
Câu 1: Lòng yêu nước của dân tộc ta thể hiện như thế nào qua lời nói của Bác Hồ?
Câu 2: Tình cảm và việc làm trên là biểu hiện của truyền thống gì?
+ Nhóm 2:
Câu 1: Cụ Chu Văn An là người như thế nào?
Câu 2: Nhận xét của em về cách cư xử của hoch trò cũ với thầy giáo Chu Văn An? Cách cư xử đó biểu hiện truyền thống gì?
+ Nhóm 3: Qua 2 câu chuyện trên em có suy nghĩ gì?
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện các nhóm trả lời.
- GV bổ sung.
+ Nhóm 1:
- Tinh thần yêu nước sôi nổi.
- Thực tiễn chứng minh: Các cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc (Bà Trưng, Bà Triệu.).
- Các chiến sĩ ngoài mặt trận, phụ nữ tham gia kháng chiến, các bà mẹ anh hùng.
- Lòng yếu nước nồng nàn và biết phát huy truyền thống dân tộc.
+ Nhóm 2:
- CVA là nhà giáo nổi tiếng.
- Cụ có công đào tạo nhiều nhân tài cho đất nước.
- Học trò cuả Cụ là những nhân vật nổi tiếng.
- Học trò của cụ tuy làm chức quan to nhưng vẫn cùng bạn đến mừng sinh nhật thầy. Họ cư xử đúng tư cách của một người học trò kính cẩn, lễ phép, khiêm tốn, tôn trọng thầy giáo cũ.
- Tôn sư trọng đạo.
Nhóm 3:
- Lòng yêu nước của dân tộc là truyền thống quý báu. Đó là tuyền thống yếu nước còn giữ mãi đến ngày nay.
- Biết ơn, kính trọng thầy cô dù mình là ai đó là truyền thống “Tôn sư trọng đạo” của dân tộc ta. Đồng thời tự thấy mình cần phải rèn luyện những đức tính như học trò của cụ CVA.
Hoạt động 2: Tìm hiểu truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt nam.
Mục tiêu: HS hiểu những truyền thống của dân tộc, yếu tố tích cực, tiêu cực.
? Em hãy kể những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam?.
- HS trả lời.
- GV bổ sung.
- GV có thể tổ chức cho HS trò chơi: chia thành 2 dãy bàn, tìm truyền thống, lần lượt các em ghi lên bảng (mỗi lần chỉ được nêu 1). Sau thời gian quy định tổ nào tìm được nhiều thì thắng.
? Theo em, bên cạnh truyền thống dân tọc mang yếu tố tích cực, còn có truyền thống, thói quen, lối sống tiếu cực không? Nêu ví dụ minh hoạ?
- HS trả lời.
- GV chia thành 2 phần. - Truyền thống đạo đức: yêu nước, nhân nghĩa, đoàn kết, cần cù.
- Truyền thống lao động sản xuất: trồng lúa nước, dệt vải.
- Truyền thống văn hoá nghệ thuật:
50 trang |
Chia sẻ: thuongdt2498 | Lượt xem: 668 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Học kì I - Năm học 2008-2009 - Nguyễn Văn Hoa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c
Giúp học sinh:
1. Về kiến thức:
- Giúp HS nhớ lại những kiến thức đã học và áp dụng các tình huống trong thực tế khắc sâu thêm những nội dung kiến thức đã học.
2. Về kỹ năng:
- Rèn kĩ năng ứng xử linh hoạt cho HS.
3. Về thái độ:
- Giáo dục tinh thần học tập và lòng yêu thích bộ môn.
B. Nội dung
- GV đưa ra các tình huống cho HS xử lí, sau đó HS tự lấy ví dụ phân tích vấn đề.
- HS đóng vai nhân vật.
C. Tài liệu, phương tiện
- SGK, SGV 9.
- Những tình huống, ví dụ về các chuẩn mực đã học.
- Giấy khổ lớn, bút dạ (Máy chiếu).
D. Các hoạt động dạy - học
I. ổn định lớp:
II. Kiểm tra: ? Em hãy nêu cách rèn luyện để trở thành người có lí tưởng?
III. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
Hoạt động 1: Đóng vai.
- GV tổ chức trò chơi đóng vai.
- GV đưa ra 2 tình huống sau:
+ Tình huống 1: Ông An. Một giám đốc liêm khiết, vô tư, công bằng.
+ Tình huống 2: Ông Mạnh, phụ trách một cơ quan xây dựng, chuyên bòn rút của công, chiếm đoạt tài sản của nhà nước.
- GV đánh giá, kết luận.
- GV tiếp tục đưa ra 2 tình huống để HS đóng vai:
Nhóm 1: Giới thiệu tấm gương hợp tác tốt (có thể chưa tốt).
Nhóm 2: Giới thiệu về một thành quả hợp tác tốt ở địa phương.
- HS tự xây dựng kịch bản và đóng vai, thời gian chuẩn bị là 5 phút.
- Các nhóm thể hiện tiểu phẩm của mình.
- HS cả lớp nhận xét, bổ sung.
- HS tự xây dựng kịch bản và đóng vai, thời gian chuẩn bị là 5 phút.
- Các nhóm thể hiện tiểu phẩm của mình.
- HS cả lớp nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
- GV tổ chức cho HS tham gia thảo luận nhóm để giúp HS biết liên hệ với thực tế cuộc sống hàng ngày về tính tự chủ.
- Chia lớp thành 6 nhóm.
- Chia câu hỏi theo 3 nhóm chủ đề.
+ Nhóm1: Tình huống có thể gặp ở nhà (nêu cách ứng xử phù hợp):
a. Tình huống 1: Đi học về nhà đói và mệt nhưng mẹ chưa nấu cơm.
b. Tình huống 2: Em trai đòi mẹ mua nhiều đồ chơi, quần áo làm mẹ bực mình.
c. Nhiều bài tập Toán khó, em giải mãi vẫn không ra kết quả.
d. Bố mẹ đi vắng, ở nhà một mình trông em.
+ Nhóm2: Tình huống gặp ở trường (nêu cách ứng xử phù hợp):
a. Có bạn rủ chơi bài ăn tiền.
b. Giờ kiểm tra không làm được bài, bạn bên cạnh cho chép bài.
c. Xe bị hỏng nên em đến trường muộn.
d. Em làm thủ công rất đẹp, được điểm cao nhưng cô cho rằng em nhờ bố mẹ làm.
+ Nhóm3: Tình huống gặp ngoài xã hội (nêu cách ứng xử phù hợp):
a. Bị một người đi đường đâm vào xe của mình.
b. Nhặt được chiếc ví trong đó có tiền và các loại giấy tờ.
c. Đi mua vé xem phim phải xếp hàng.
d. Gặp một em nhỏ bị ngã.
- HS thảo luận, cử đại diện và thư kí.
- Các nhóm thảo luận trong thời gian 5 phút.
- Sau khi thảo luận xong các nhóm trình bày.
- HS cả lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung.
- GV đánh giá, kết luận.
Hoạt động 3: Tổ chức trò chơi " Hái hoa dân chủ".
- GV sử dụng phiếu học tập, các phiếu được làm theo mẫu cắt các hình khác nhau, có nhiều màu sắc, có thể treo hoặc dán để HS tự mình lấy trả lời.
- GV cử 1- 2 em dẫn chương trình.
- GV đánh giá ( cho điểm).
Câu hỏi:
1. Hành vi nào sau đây có dân chủ:
+ Bàn bạc ý kiến xây dựng tập thể lớp.
+ Cử tri đóng góp ý kiến với đại biểu
Quốc hội.
+ Các hộ gia đình thống nhất xây dựng
gia đình văn hoá ở địa phương.
+ Cả ba ý trên.
2. Kể một vài hành vi vi pham kỉ luật của HS?
3. Bác Hồ có bài thơ nào nói về kỉ luật?
4. Câu tục ngữ nào sau đây nói về kỉ luật:
+ Đất có lề, quê có thói.
+ Nước có vua, chùa có bụt.
+ Cả hai câu trên.
5. Em cho biết ý đúng:
+ Nhà trường cần phát huy tính dân chủ
cho HS.
+ Dân chủ nhưng cần phải có tổ chức,
có ý thức xây dựng tập thể lớp, trường.
+ Cả 2 ý trên.
- HS xung phong lên trả lời nhanh các câu hỏi.
- GV nhân xét từng câu trả lời của HS.
- GV nhận xét đánh giá, cho điểm.
Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà.
- Học kĩ các bài đã học.
- Chuẩn bị ôn tập học kì I.
Tuần 16
Tiết 16
Ngày soạn: ................
Ngày dạy: .................
ôn tập học kì i
A. mục tiêu bài học
Giúp học sinh:
1. Về kiến thức:
- Giúp HS nhớ lại, khắc sâu những kiến thức đã học và áp dụng, những nội dung kiến thức, các tình huống vào trong thực tế.
2. Về kỹ năng:
- Rèn kĩ năng học bài và tái hiện kiến thức đã học.
3. Về thái độ:
- Giáo dục tinh thần học tập và lòng yêu thích bộ môn.
B. Nội dung
- GV đưa ra các câu hỏi gợi mở, phân tích vấn đề.
- Dùng các bài tập để làm rõ nội dung kiến thức.
C. Tài liệu, phương tiện
- SGK, SGV 9.
- Những tình huống, ví dụ về các chuẩn mực đã học.
- Giấy khổ lớn, bút dạ (Máy chiếu).
D. Các hoạt động dạy - học
I. ổn định lớp:
II. Kiểm tra: ? Kết hợp trong quá trình ôn tập.
III. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
1. Hoạt động 1: Ôn tập những nội dung kiến thức đã học.
+? Thế nào là chí công vô tư? Biểu hiện của nó?
+? Chí công vô tư có tác dụng gì?
+? Hãy lấy ví dụ về một tấm gương chí công vô tư mà em biết?
+?Tự chủ là gì? Tự chủ có ý nghĩa gì với cuộc sống của con người?
+? Em tự nhân thấy mình đã có sự tự chủ chưa? Hãy nêu biện pháp rèn luyện?
+? Dân chủ và kỉ luật là gì? Hãy lấy ví dụ về việc thực hiện dân chủ và kỉ luật trong cuộc sống?Nêu tác dụng của nó?
+? Bảo vệ hoà bình là gì? Nêu các biện pháp nhằm bảo vệ hoà bình?
+? Tình hữu nghị thân thiện giữa các dân tộc trên thế giới là gì?
+? Xây dựng tình hữu nghị thân thiện giữa các dân tộc trên thế giới có tác dụng gì?
+? Hợp tác là gì?Nguyên tắc của hợp tác?
+? Để hợp tác tốt người HS cần phải làm gì?
+? Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là gì?Lấy ví dụ về 5 truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
+? Chúng ta cần làm gì để giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
+? Năng động ,sáng tạo là gì?Nó có cần thiết không? Vì sao?
+?HS cần rèn luyện tính năng động, sáng tạo như thế nào?
+?Thế nào là Làm việc có năng xuất, chất lượng, hiệu quả?Lấy ví dụ?
+?Để làm việc có năng xuất, chất lượng, hiệu quả chúng ta cần làm như thế nào?
+? Lí tưởng sống là gì? Lí tưởng của thanh niên ngày nay là gì?
- Chí công vô tư thể hiện ở sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, vì lợi ích chung.
- Người có chí công vô tư sẽ được mọi người tin cậy và kính trọng.
- Tự chủ là làm chủ bản thân, làm chủ suy nghĩa, tình cảm và hành vi của mình.
- Tự chủ giúp chúng ta đứng vững trước tình huống khó khăn.
- Dân chủ là là làm chủ công việc của tập thể, mọi người cùng được tham gia bàn bạc, góp ý kiến...
- Kỉ luật là tuân theo những quy định chung của cộng đồng...
- Thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật sẽ tạo ra sự thống nhất cao.
- Bảo vệ hoà bình là giữ gìn cuộc sống bình yên, dùng thương lượng, đàm phán để giải quyết công việc.
- Để bảo vệ hoà bình cần xây dựng mối quan hệ bình đẳng, thân thiện...
- Tình hữu nghị thân thiện giữa các dân tộc trên thế giới là quan hệ bạn bè thân thiện giữa nước này với nước khác.
- Quan hệ hữu nghị tạo cơ hội và điều kiện để các nước, các dân tộc cùng hợp tác phát triển...
- Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau.
- Hợp tác trên cơ sở bình đẳng, hai bên cùng có lợi.
- HS cần rèn luyện tinh thần hợp tác với bạn bề xung quanh...
- Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần hinh thành trong quá trình lịch sử lâu dài được lưu truyền từ đời này sang đời khác.
- Cần tự hào, giữ gìn, phát huy...
- Năng động ,sáng tao là phẩm chất cần thiết nó giúp con người có thể vượt qua những giàng buộc của hoàn cảnh...
- Mỗi HS cần tìm cách học tập tốt và cần tích cực vận dụng những điều đã biết vào cuộc sống.
- Làm việc có năng xuất, chất lượng, hiệu quả là tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị...
- Để làm việc có năng xuất, chất lượng, hiệu quả cần nâng cao tay nghề, rèn luyện sức khoẻ.
- Lí tưởng sống của thanh niên là là lẽ sống, cái đích...
- Ngày nay thanh niên cần phấn đấu xây dựng đất nước giàu mạnh...
Hoạt động 2: Hướng dẫn về nhà.
- Học kĩ các bài đã học.
- Chuẩn bị kiểm tra học kì I.
Tuần 18
Tiết 18
Ngày soạn: ................
Ngày dạy: .................
Ngoại khoá
Tìm hiểu việc xây dựng cụm dân cư văn hoá
ở Bình giang
A. mục tiêu bài học
Giúp học sinh:
1. Về kiến thức:
- Giúp HS hiểu được những điều kiện để xây dựng làng văn hoá, cum dân cư văn hoá.
2. Về kỹ năng:
- Phấn đấu và bằng hành động cụ thể xây dựng, đóng góp vào quê hương văn hoá.
3. Về thái độ:
- Bồi dưỡng tình cảm yêu quê hương đất nước.
B. Nội dung
- DDiều kiện xây dựng làng, cum dân cư văn hoá.
- Biện pháp, trách nhiệm công dân.
D. Các hoạt động dạy - học
I. ổn định lớp:
II. Kiểm tra:
III. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
Hoạt động 1: Điều kiện xây dựng cụm dân cư văn hoá.
+? Em hãy cho biết, để xây dựng làng văn hoá cần có những điều kiện gì?
+? Hiện nay xã Cao An đã quan tâm đến những vấn đề này như thế nào?
- Gv nêu việc làm bê tông hoá hiện nay ở nông thôn Can An.
- HS trả lời.
- Cơ sở vật chất: Điện, đường...
- Con người:
+ Thương yêu, đùm bọc.
+ Đoàn kết.
+ Cảnh quan sạch đẹp.
- Có quy ước làng văn hoá.
Hoạt động 2: Bình Giang với việc xây dựng làng văn hoá.
+? Làng văn hoá đầu tiên của xã Cao An là làng nào? Hiện nay đã có bao nhiêu làng đạt làng văn hoá?
- HS trả lời.
- Làng văn hoá đầu tiên là: Thôn Đỗ Xá.
- Hiện nay thêm 1: Thôn Đào Xá.
Hoạt động 3: Trách nhiệm của công dân trong việc xây dựng làng văn hoá.
+? Em hãy cho biết, để xây dựng một làng văn hoá chúng ta phải làm gì?
+? Việc xây dựng làng văn hoá xã cao An có ý nghĩa gì?
+? Để xây dựng làng văn hoá mỗi người dân phải có trách nhiệm gì? Liên hệ với bản thân?
- HS trả lời.
- Lớp bổ sung.
- HS trả lời.
- HS liên hệ.
+ Biện pháp:
- Thực hiện đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước.
- Xây dựng đời sống vật chất tinh thần phong phú.
- Đoàn kết.
- Giữ gìn trật tự an ninh.
....
+ ý nghĩa:
- Cuộc sống bình yên, hạnh phúc.
- Đời sống người dân được ổn định phát triển.
+ Trách nhiệm:
- Đoàn kết, thương yêu..
- Vệ sinh nơi ở...
....
- HS tham gia những hoạt đông vừa sức như: Quét đường làng...
Hoạt động 4: Củng cố
? Nêu rõ điều kiện xây dựng làng văn hoá.
? Em đã làm được nhữngviệc gì để xây dựng làng văn hoá?
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà.
- Học kĩ các bài đã học.
- Chuẩn bị Bài mới " Trách nhiệm của thanh niên........".
File đính kèm:
- GIAO AN CD9 20122013.doc