Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Chương trình cả năm - Năm học 2012-2013 - Xa Văn Thắng

 NĂNG ĐỘNG, SÁNG TẠO

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: HS hiểu được thế nào là năng động, sáng tạo.

- Hiểu được ý nghĩa của sống năng động sáng tạo.

- Biết cần làm gì để trở thành người năng động, sáng tạo.

2. Kỹ năng .

- Năng động, sáng tạo trong học tập, lao động và trong sinh hoạt hàng ngày.

3. Thái độ.

- Tích cực chủ động và sáng tạo trong học tập, lao đọng và trong sinh hoạt hàng ngày.

- Tôn trọng những người sống năng động, sáng tạo.

II. Chuẩn bị

1.GV: SGV, SGK, phiếu học tập.

2. HS: Soạn bài.

III. Tiến trình bài dạy

1.Ổn định tổ chức ( 1’) 9A.

 9B.

2. Kiểm tra bài cũ ( Không)

3. Bài mới

Hoạt động của thầy và trò TG Nội dung

* Hoạt động 1: HDHS tìm hiểu phần đặt vấn đề.

- Gọi HS đọc hai chuyện trong phần đặt vấn đề.

* Hoạt động nhóm ( Nhóm lớn)

- GV nêu vấn đề:

+ Nhóm 1,2: Em có nhận xét gì về việc làm của Ê-đi-xơn? Tìm những chi tiết biểu hiện tính năng động, sáng tạo của Ê-đi-xơn? Những việc làm đó đã dem lại thành quả gì cho Ê-đi-xơn?

+ Nhóm 3, 4: Em có nhận xét gì về việc làm của Lê Thái Hoàng? Tìm những chi tiết biểu hiện tính năng động, sáng tạo của Lê Thái Hoàng? Những việc làm đó đã dem lại thành quả gì cho Lê Thái Hoàng?

- Nhiệm vụ: HS tập trung giải quyết vấn đề.

- Đại diện nhóm trình bày kết quả.

- HS nhận xét-> GV nhận xét.

 

+ CH: Em học tập được gì ở việc năng động sáng tạo của Ê- đi-xơn và Lê Thái Hoàng.

-> Suy nghĩ, tìm ra giải pháp tốt.

-> Kiên trì, chịu khó, quyết tâm vượt qua khó khăn.

+ CH: Hãy chứng minh tính năng động, sáng tạo biểu hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau trong cuộc sống dồng thời chỉ ra những biểu hiện của hành vi thiếu năng động, sáng tạo?

-> Lao động năng động, sáng tạo: Chủ động dám nghĩ, dám làm, tìm ra cách làm mới, năng xuất, hiệu quả.

-> Lao động không năng động, sáng tạo: Bị động, bảo thủ, né tránh .

-> Học tập năng động, sáng tạo: PP học tập KH, say mê tìm tòi, kiên trì, nhẫn nại để phát hiện cái mới. Không thỏa mãn với những điều đã biết

-> Học tập không năng động, sáng tạo: Thụ động, lười học .

-> Sinh hoạt hàng ngày năng động, sáng tạo: Lạc quan, tin tưởng, có ý thức vượt khó, kiên trì, nhẫn nại

-> Sinh hoạt hàng ngày không năng động, sáng tạo: Đua đòi, ỉ lại

*Hoạt động 2 : HDHS tìm hiểu nội dung bài học

+ CH: Em hiểu thế nào là năng động?

 

+ CH: em hiểu thế nào là sáng tạo?

 

 

+ CH: Biểu hiện của người năng động sáng tạo? (15’)

 

 

 

7’

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(15’)

 

 

 

 

 

 I. Đặt vấn đề.

1. Nhà bác học Ê-đi-xơn.

- Ê-đi-xơn là người làm việc Năng động, sáng tạo.

- Biểu hiện: Nghĩ ra cách để tấm gương và sđặt các ngọn nến, đèn dầu rồi điều chỉnh để ánh sáng tập trung vào một chỗ thuận tiện để thầy thuốc mổ cho mẹ.

- Ê-đi-xơn cứu sống được mẹ và trở thành nhà phát minh vĩ đại.

 

2. Lê Thái Hoàng một học sinh năng động, sáng tạo.

- Lê Thái Hoàng là người làm việc Năng động, sáng tạo.

- Nghiên cứu, tìm tòi ra cách giải toán nhanh hơn, tìm đề thi toán quốc tế dịch ra tiếng Việt, kiên trì làm toán.

- Lê Thái Hoàng đạt giải nhì toán quốc gia, huy chương đồng trong kì thi toán quốc tế lần thứ 39 (1998). Huy chương vàng Ô-lim-píc toán châu Á-Thái Bình Dương lần thứ 11, và huy chương vàng thi toán quốc tế lần thứ 40 ( 1999)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Nội dung bài học.

1. Khái niệm.

- Năng động là tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm.

- Sáng tạo là say mê nghiên cứu tìm tòi để tạo ra những giá trị mới về vật chất, tinh thần hoặc sản phẩm mới.

-> Người năng động sáng tạo là luôn làm việc say mê ham khám phá tìm tòi.

 

doc96 trang | Chia sẻ: thuongdt2498 | Lượt xem: 788 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Chương trình cả năm - Năm học 2012-2013 - Xa Văn Thắng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ba loại biển báo thông dụng * Biển báo cấm: Hình tròn, viền màu đỏ, nền trắng, hình vẽ đen nhằm báo điều cấm hoặc hạn chế mà người sử dụng đường phải tuyệt đối tuân theo. * Biển báo nguy hiểm: Hình tam giác đều, viền đỏ, nền màu vàng, hình vẽ đen mô tả sự việc báo hiệu nhằm báo cho người sử dụng đường biết trước tính chất các nguy hiểm trên đường để có cách xử trí cho phù hợp với tình huống. * Biển chỉ dẫn, hiệu lệnh: Hình tròn hoặc hình vuông, nền màu xanh lam, hình vẽ màu trắng nhằm báo cho người sử dụng đường biết điều lệnh phải thi hành hoặc những điều có ích trong hành trình. 3. Bài tập tình huống. Tình huống 1. * Các cách ứng xử có thể có: - Tìm cách báo cho người đi đường biết có sự nguy hiểm ở phía trước để họ đề phòng. - Lấy vật chuẩn đánh dấu nơi nguy hiểm để mọi người dễ nhận thấy và đề phòng. - Nếu có thể thì cùng mọi người tìm cách khắc phục sự cố nguy hiểm đó. - Báo cho công an hoặc người có trách nhiệm biết để xử lý. b. Tình huống 2. * Không đồng ý với ý kiến trên vì: - Người đi xe đạp có lỗi (không đi đúng phần đường của mình)gây ra tai nạn và phải chịu trách nhiệm về vi phạm của mình. - Người đi xe mô tô không có lỗi vì đã đi đúng phần đường của mình, nên không phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người đi xe đạp. - Mọi hành vi vi phạm đều phải được xử lý nghiêm minh, không phân biệt đối tượng vi phạm. c. Tình huống 3. *H đã vi phạm quy định về an toàn giaothông. - Chưa đủ 18 tuổi, chưa được cấp giấy phép lái xe, vi phạm điều 53 và điều 55LuậtGTĐB. - Chở 2 người lớn, vi phạm điều 28 Luật GTĐB, quy định người điều khiển xe mô tô chỉ được chở tối đa một người lớn và một trẻ em dưới 7 tuổi. - Khi muốn vượt xe khác, ta phải báo hiệu( bằng đèn, còi hoặc bằng tay) và phải chú ý quan sát, khi thấy đảm bảo an toàn thì mới được vượt ( không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước đã tránh về bên phải), phải vượt về bêntrái. 4. Trò chơi ô chữ. - Hàng ngang 1: Mũ bảo hiểm. - Hàng ngang 2: Biển báo cấm. - Hàng ngang 3: Tín hiệu đèn. - Hàng ngang 4: Họp chợ trên đường. - Hàng ngang 5: Xe gắn máy. - Hàng ngang 6: Phóng nhanh vượt ẩu. - Hàng ngang 7: Chăn thả gia súc. - Hàng ngang 8: Biển báo nguy hiểm. - Hàng ngang 9: Rượu bia. - Hàng ngang 10: Điện thoại di động. - Hàng ngang 11: Tụ tập. - Hàng ngang 12: Dàn hàng ngang. - Hàng ngang 13: Ô - Hàng ngang 14: Xin đường. - Hàng ngang 15: Giảm tốc độ. - Ô chữ hàng dọc: an toàn giao thông. 4. Củng cố: (3’) - CH: Bản thân em sẽ làm gì để chấp hành đúng luật an toàn giao thông? - CH: Để mọi người chấp hành đúng luật an toàn giao thông chúng ta phải làm gì? 5. Hướng dẫn về nhà: (1’) - Ôn tập chuẩn bị thi học kì? * Những lưu ý, kinh nghiệm rút ra sau giờ giảng Giảng: 9A: . .2011. 9B: . .2011. Tiết 34 ÔN TẬP HỌC KỲ II I.Mục tiêu. 1.Kiến thức: Ôn tập, củng cố kiến thức các bài: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý của công dân; Quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lí xã hội của công dân; Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc; Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tổng hợp kiến thức. - Biết đánh giá hành vi và hoạt động của bản thân theo quy định của pháp luật. 3. Thái độ: Có thái độ đúng đắn rõ ràng trước các quyền và nghĩa vụ của công dân. II. Chuẩn bị: 1.GV: SGV, SGK. 2. HS: Ôn tập. III. Tiến trình bài dạy. 1.Ổn định tổ chức ( 1’) 9A.......................................................................................... 9B.......................................................................................... 2. Kiểm tra bài cũ. 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò TG Nội dung * Hoạt động 1: HDHS ôn tập bài Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý của công dân. + CH : Em hiểu thế nào là vi phạm pháp luật? + CH: Có mấy loại vi phạm pháp luật? Đó là những loại nào? + CH: Thế nào là vi phạm pháp luật hình sự? + CH: Thế nào là vi phạm hành chính? + CH: Thế nào là vi phạm pháp luật dân sự + CH: Thế nào là vi phạm kỉ luật? + CH: Em hiểu trách nhiệm pháp lí là gì? + CH: Có mấy loại trách nhiệm pháp lí? Đó là những trách nhiệm gì? + CH: Thế nào là trách nhiệm hình sự? + CH: Thế nào là trách nhiệm dân sự? + CH: Trách nhiệm hành chính là gì? + CH: Thế nào là trách nhiệm kỉ luật? + CH: Trách nhiệm pháp lí có ý nghĩa gì? * Hoạt động 2: HDHS ôn tập bài Quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lí xã hội của công dân + CH: Nội dung của quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội bao gồm những quyền gì? + CH: Gia đình em đã tham gia quản lí nhà nước và xã hội trong những lĩnh vực nào? + CH: Em hiểu thế nào là trực tiếp tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội? Cho ví dụ? + CH: Em hiểu thế nào là gián tiếp tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội? Cho ví dụ? + CH: Quyền tham gia quản lí nhà nước, xã hội của công dân có ý nghĩa như thế nào? + CH: Quyền làm chủ mọi mặt của công dân bao gồm những mặt nào? + CH: Công dân tham gia các công việc của nhà nước, xã hội để thực hiện mục tiêu gì? + CH: Để đảm bảo quyền tham gia quản lí nhà nước, xã hội của công dân nhà nước phải làm gì? + CH: Công dân muốn thực hiện được quyền tham gia quản lí nhà nước, xã hội của mình cần phải làm gì? + CH: Trách nhiệm của bản thân ( học sinh) trong việc tham gia quản lí nhà nước, xã hội là gì? * Hoạt động 3: HDHS ôn tập bài Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc. + CH: Em hiểu bảo vệ tổ quốc là như thế nào? + CH: Bảo vệ tổ quốc bao gồm những nội dung gì? + CH: Vì sao chúng ta phải bảo vệ tổ quốc? + CH: HS chúng ta cần phải làm gì để góp phần bảo vệ tổ quốc. + CH: Bản thân em đã làm gì để góp phần bảo vệ tổ quốc? * Hoạt động4 : HDHS ôn tập bài Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật. + CH: Thế nào là sống có đạo đức? + CH: Theo em người ống có đạo đức là người thể hiện được những giá trị đạo đức trong những mối quan hệ cơ bản nào? + CH: Thế nào là tuân theo pháp luật? + CH: Nêu điểm khác nhau của sống có đạo đức và thực hiện pháp luật? + CH: Sống có đạo đức và thực hiện pháp luật có mối quan hệ với nhau như thế nào? + CH: Trách nhiệm của HS đối với việc sống có đạo đức và thực hiện pháp luật? (10’) (10’) (10’) (10’) I. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý của công dân. 1. Vi phạm pháp luật. - Là hành vi trái pháp luật, có lỗi do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. 2. Các loaị vi phạm pháp luật. - Vi phạm pháp luật hình sự. - Vi phạm pháp luật hành chính. - Vi phạm pháp luật dân sự. - Vi phạm kỉ luật. 3. Trách nhiệm pháp lí. - Là nghĩa vụ pháp lí mà cá nhân, tổ chức cơ quan vi phạm pháp luật phải chấp hành những biện pháp bắt buộc do nhà nước quy định. * Các loại trách nhiệm pháp lí. - Trách nhiệm hình sự. - Trách nhiệm dân sự. - Trách nhiệm hành chính. - Trách nhiệm kỉ luật. 4. Ý nghĩa của trách nhiệm pháp lí. - Trừng phạt, ngăn ngừa, cải tạo, giáo dục người vi phạm pháp luật. - Giáo dục ý thức tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật. - Răn đe mọi người không được vi phạm pháp luật. - Hình thành bồi dưỡng lòng tin vào pháp luật và công lí trong nhân dân. - Ngăn chặn, hạn chế, xóa bỏ vi phạm pháp luật trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. II. Quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lí xã hội của công dân 1. Nội dung quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội. - Tham gia xây dựng bộ máy nhà nước và tổ chức xã hội. - Tham gia bàn bạc công việc chung. - Tham gia thực hiện, giám sát, đánh gia việc thực hiện các hoạt động, các công việc chung của nhà nước, xã hội. 2. Phương thức thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội. - Trực tiếp: Tự mình tham gia các công việc thuộc về quản lí nhà nước, xã hội. - Gián tiếp: Thông qua đại biểu nhân dân để họ kiến nghị lên cơ quan có thẩm quyền giải quyết. 3. Ý nghĩa của quyền tham gia quản lí nhà nước, xã hội của công dân. - Đảm bảo cho công dân quyền làm chủ về mọi mặt của mình. - Công dân có quyền và trách nhiệm tham gia các công việc của nhà nước, xã hội để đem lại lợi ích cho bản thân, xã hội. 4. Điều kiện đảm bảo để thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước, xã hội của công dân. - Nhà nước: + Quy định bằng pháp luật. + Kiểm tra giám sát việc thực hiện. - Công dân: + Hiểu rõ nội dung, ý nghĩa và cách thực hiện. + Nâng cao phẩm chất, năng lực và tích cực tham gia thực hiện tốt. III. Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc. 1. Bảo vệ tổ quốc . - Là bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ chế độ XHCN và nhà nước CHXHCN Việt Nam. 2. Bảo vệ tổ quốc bao gồm. - Xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân. - Thực hiện nghĩa vụ quân sự. - Thực hiện chính sách hậu phương quân đội. - Bảo vệ trật tự an ninh xã hội. 3. Vì sao phải bảo vệ. - Non sông đất nước ta do cha ông khai phá, bồi đắp bằng mồ hôi, xương máu. - Hiện nay, vẫn còn nhiều thế lực thù địch đang âm mưu thôn tính tổ quốc ta. 4. Trách nhiệm của HS. - Ra sức học tập tu dưỡng đạo đức. - Rèn luyện sức khỏe, luyện quân sự. - Tích cực tham gia phong trào bảo vệ an ninh trật tự trường học và nơi cư trú. - Sẵn sàng làm nghĩa vụ quân sự, vận động người khác thực hiện nghĩa vụ quân sự. IV. Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật. 1. Sống có đạo đức và làm theo pháp luật. - Sống có đạo đức là suy nghĩ, hành động theo những chuẩn mực đạo đức xã hội. - Tuân theo pháp luật là luôn sống và hành động theo những quy định của pháp luật. 2. Quan hệ sống có đạo đức với thực hiện pháp luật. - Đạo đức là những phẩm chất bền vững của mỗi cá nhân, là động lực điều chỉnh nhận thức, thái độ, hành vi tự nguyện thực hiện theo pháp luật. 3. Trách nhiệm của học sinh. - Học tập, lao động tốt. - Rèn luyện đạo đức, tư cách. - Quan hệ tốt với bạn bè, gia đình và xã hội. - Nghiêm túc thực hiện đúng pháp luật. 4. Củng cố (3’) - CH : Bảo vệ tổ quốc bao gồm những nội dung gì? Vì sao chúng ta phải bảo vệ tổ quốc? 5. Hướng dẫn về nhà (1’) - Ôn tập chuẩn bị thi học kì. * Những lưu ý, kinh nghiệm rút ra sau giờ giảng Giảng: 9A: . .2011. 9B: . .2011. Tiết 35 KIỂM TRA HỌC KỲ II ( Thi theo đề thi và lịch thi của trường)

File đính kèm:

  • docGIAO AN CONG DAN 9 20122013.doc