Giáo án Giáo dục công dân lớp 8 - Tuần 28 - Tiết 28 - Bài 20: Hiến Pháp Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (tiết 1)

I- Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

- HS nhận biết được Hiến pháp là đạo luật cơ bản của NN;

- Hiểu vị trí, vai trò của Hiến pháp trong hệ thống PL Việt Nam;

- Nắm được nội dung cơ bản của Hiến pháp.

2. Kĩ năng:

- HS có nếp sống và thói quen “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”.

3. Thái độ

- HS có ý thức tuân thủ và tự giác thực hiện nội quy trường, lớp và địa phương nơi cư trú.

- HS có ý thức “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”.

II- Tài liệu, phương tiện:

- SGK GDCD 8, SGV GDCD 8, TKBG GDCD 8- NXB GD

Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013

Điều 37

1. Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em.

- Sơ đồ về nội dung HP 1992. Máy chiếu.

- GDPL trong các trường chuyên nghiệp. – NXB GD 2000.

III- Các hoạt động:

 

doc5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1867 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 8 - Tuần 28 - Tiết 28 - Bài 20: Hiến Pháp Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28. Tiết 28 Ngày soạn: 19 tháng 3 năm 2014 Bài 20 HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (Tiết 1) Mục tiêu bài học: Kiến thức: HS nhận biết được Hiến pháp là đạo luật cơ bản của NN; Hiểu vị trí, vai trò của Hiến pháp trong hệ thống PL Việt Nam; Nắm được nội dung cơ bản của Hiến pháp. Kĩ năng: HS có nếp sống và thói quen “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”. Thái độ HS có ý thức tuân thủ và tự giác thực hiện nội quy trường, lớp và địa phương nơi cư trú. HS có ý thức “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”. Tài liệu, phương tiện: SGK GDCD 8, SGV GDCD 8, TKBG GDCD 8- NXB GD Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013 Điều 37 1. Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em. Sơ đồ về nội dung HP 1992. Máy chiếu. GDPL trong các trường chuyên nghiệp. – NXB GD 2000. Các hoạt động: ÔĐTC: Lớp Vắng KTBC: ?BT số 3/SGK/Tr 54 Chuyên mục: Ý kiến bạn đọc Đường dây 1080 Đường dây nóng Thư và trả lời thư bạn đọc Bạn đọc viết Bài mới: * Giới thiệu chủ đề bài mới: Trong học kỳ 2 của năm học chúng ta được học sang chủ đề về PL. Trong chương trình GDCD 8 kỳ 2 các em đã được học những quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dâ, quyền và nghĩa vụ công dân đối với XH, với NN. Tất cả các quyền này đều được quy định trong Hiến pháp và các văn bản PL khác. Vậy Hiến pháp nước CH XHCN Việt Nam là gì? Vị trí và ý nghĩa như thế nào? Chúng ta sẽ đi tìm hiểu trong bài hôm nay. * Nội dung mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung trọng tâm Hoạt động 1. Tìm hiểu nội dung mục ĐVĐ/SGK/Tr54, 55 - HS đọc nội dung mục ĐVĐ. ?Căn cứ vào nội dung ĐVĐ, em hãy cho biết Điều 65 – HP 1992 được cụ thể hoá trong các văn bản luật nào, điều bao nhiêu? - Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 (Đây là văn bản luật đã được sửa đổi bổ sung còn văn bản luật đầu tiên là Luật BV_CS và GD TE năm 1991) - Luật BV_CS_GDTE năm 2004. + Điều 11 (SGK mới, sách cũ nội dung khác) + Điều 12 + Điều 16. + Điều 15 – Luật BV_CS.. Quyền được chăm sóc sức khoẻ 1. Trẻ em có quyền được chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ. 2. Trẻ em dưới sáu tuổi được chăm sóc sức khoẻ ban đầu, được khám bệnh, chữa bệnh không phải trả tiền tại các cơ sở y tế công lập. - Luật hôn nhân gia đình năm 2000 (Điều 2/ SGK/Tr54) - Luật giáo dục năm 2005 – Điều 10. Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân. Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, nam nữ, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập GVKL (chốt) ?Từ điều 65 và 146 của HP năm 1992 và các điều trong các VB PL trên em có nhận xét gì về MQH giữa HP với các VB PL đó? GV gợi ý Bài Hiến phán 1992 VBPL 12 Đ64: ‘Cha mẹ có trách nhiệm nuôi dạy con thành những CD tốt” Luật HN và GĐ 2000 Đ2: “4. Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dạy cho thành CD có ích cho XH” Bài 16 –quyền sở hữu tài sản ... Đ58: “CD có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp” Bộ Luật dân sự năm 2005 Đ 169; “2 Không ai có thể bị hạn chế, bị tước đoạt trái PL quyền sở hữu đối với tài sản của mình” Bài 17 Đ 17, Đ78 BL hình sự 1999 Đ 144 /SGK/Tr48-49 Bài 18 Đ 74 Luật khiếu nại, tố cáo (SĐ, BS năm 2005) Đ4, Đ30/SGK tr51 Bài 19 Quyền tự do ngôn luận Đ 69 - Luật báo chí năm 1989 - Luật BV-CS và GD TE năm 2004 SGK Tr 53 GVKL: Hiến pháp là cơ sở, là nền tảng của hệ thống PL Việt Nam. I- Đặt vấn đề. => Điều 65 – HP 1992 được cụ thể hoá trong các điều 11,12,15,16 – Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004; điều 2 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000; điều 10 – Luật giáo dục năm 2005. => Giữa Hiến pháp và các văn bản Luật có MQH với nhau, mọi VBPL khác đều phải phù hợp với HP và cụ thể hoá Hiến pháp. Hoạt động 2. TÌm hiểu về Hiến pháp và lịch sử Hiến pháp. ?Hiến pháp đầu tiên của nước ta ra đời vào năm nào và gắn với nó là sự kiện lịch sử gì của DT? (gợi ý HS đọc tư liệu tham khảo SGK tr55) - 1946 - Sau khi CM tháng 8 thành công, NN ban hành HP của Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. - GV chiếu LỜI NÓI ĐẦU – HS quan sát và đọc và trả lời câu hỏi ?Nhiệm vụ CM giai đoạn này là gì? ?Bản HP thứ 2 ra đời vào năm nào? Gắn với sự kiện gì? - 1959. Sau 7/5/1954 - HP của thời kỳ miền Bắc xây dựng CNXH và miền Nam tiếp tục công cuộc đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. - GV chiếu LỜI NÓI ĐẦU – HS quan sát và đọc và trả lời câu hỏi ?Nhiệm vụ CM giai đoạn này là gì? ? Theo em vì sao có sự ra đời của HP năm 1980 và 1992? - HP 1980: - GV chiếu LỜI NÓI ĐẦU – HS quan sát và đọc và trả lời câu hỏi ?Nhiệm vụ CM giai đoạn này là gì? HP 1992: - GV chiếu LỜI NÓI ĐẦU – HS quan sát và đọc và trả lời câu hỏi ?Nhiệm vụ CM giai đoạn này là gì? Tìm hiểu ND, cấu trúc Hiến pháp năm 1992 * Hiến pháp năm 1992: (chiếu) Được Quốc hội nước CH XHCN Việt Nam - khoá VIII, kì họp thứ 11 thống qua ngày 15/4/1992. Cho đến hiện nay đã được sửa đổi, bổ sung nhiều lần. Hiến pháp năm 1992 gồm: 147 điều, chia làm 12 chương - GV chiếu LỜI NÓI ĐẦU – HS quan sát và đọc và trả lời câu hỏi ?Nhiệm vụ CM giai đoạn này là gì? HP 2013: là bản HP mới nhất có hiệu lực thi hành từ ngày 01.01.2014 * Hiến pháp năm 2013: (chiếu) gồm 120 điều và 11 chương GVKL: cho dù bất cứ bản Hiến pháp nào đựơc ban hành thì Hiến pháp vẫn luôn là sự thể chế hoá đường lối chính trị của Đảng CS VN trong từng thời kỳ, từng giai đoạn cách mạng khác nhau. * Lịch sử các bản Hiến pháp Việt Nam Hiến pháp 1946: HP của Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. - Hiến pháp 1959: HP của thời kỳ MB xây dựng CNXH và tiếp tục đấu tranh để thống nhất nước nhà Hiến pháp năm 1980: thời kì quá độ lên CNXH trong cả nước. Hiến pháp năm 1992; HP của thời kỳ đổi mới. -> được quốc hội khoá VIII, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 15/4/1992 -> Gồm 147 điều chia làm 12 chương. Hiến pháp năm 2013: là HP vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. -> được quốc hội khoá XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 28/11/2013 -> gồm 120 điều chia làm 11 chương. Hoạt động 3. Tìm hiểu ND bài học. GV: Hiến pháp là sự thể chế hoá cương lĩnh chính trị của Đảng trong từng thời kỳ, từng gia đoạn cách mạng khác nhau. Sự thể chế hoá này đựơc quy định thành các điều, luật. ?Xét về cấu trúc hệ thống PL thì HP là gì? HS trả lời theo ND 1.II/SGK tr55 GV: Hiến pháp là hệ thống quy phạm PL có hiệu lực pháp lí cao nhất điều chỉnh những MQH cơ bản giữa con người – XH- NN, điều chỉnh tổ và hoạt động của chính NN. ?? Tại sao lại là luật cơ bản?(MR+NC) => thể hiện trên nhiều phương diện: Về nội dung: + HP là cơ sở pháp lí của hệ thống chính trị. + HP là cơ sở pháp lí của cơ cấu kinh tế - xã hội. + HP điều chỉnh những quan hệ XH cơ bản. => đây là những vấn đề nền tảng của một NN, một XH. Vì vậy, HP không quy định chi tiết các vấn đề mà chỉ đưa ra những quy định có tính khái quát, tổng hợp mang tính định hướng, mang tính nguyên tắc làm cơ sở pháp lí cho việc XÂY DỰNG, SỬA ĐỔI, BỔ SUNG các văn bản pháp luật khác nhằm hinh thành và hoàn thiện hệ thống PL Việt Nam, đảm bảo tính thống nhất của hệ thống PL. Về pháp lí: + Các quy định của HP là nguồn, là căn cứ pháp lí cho tất cả các ngành luật. + Luật và các VB dưới luật phải phù hợp với tinh thần và nội dung của HP. Các VB pháp luật trái với HP đều bị bãi bỏ. + Việc soạn thảo, ban hành, hay sửa đổi, bổ sung HP phải tuân theo một trình tự đặc biệt. II- Nội dung bài học 1. Hiến pháp là gì? - là luật cơ bản của nhà nước, có hiệu lực pháp lí cao nhất trong hệ thống PL Việt Nam. - Mọi VBPL khác đều được ban hành trên cơ sở các quy định của Hiến pháp, không được trái với hiến pháp. Củng cố: ?Em hãy cho biết bản chất của nhà nước ta là gì? (đã học trong CT GDCD 7) của dân, do dân và vì dân. (Tư liệu tham khảo SGK trang 55) GV khắc sâu: Điều 2 của HP năm 1992 quy định “Bản chất của NN CHXHCN Việt Nam là NN pháp quyền XHCH của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân, nông dân và đội ngũ trí thức ....” HDHT: Học thuộc nội dung bài học mục 1. II Xem trước nội dung bài còn lại. Đọc tài liệu về dự thảo sử đổi, bổ sung HP 1992 gửi Hộ gia đình của Hội đồng nhân dân tỉnh Hưng Yên, tháng 4 năm 2013.

File đính kèm:

  • docTuần 28. GD 8.doc
Giáo án liên quan