I. Mục tiêu bài học
- Học sinh hiểu tài sản của Nhà nước là tài sản thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước chịu trách nhiệm quản lí.
- Biết tôn trọng và bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng, dũng cảm đấu tranh, ngăn chặn các hành vi xâm phạm tài sản nhà nước, lợi ích công cộng.
- Hình thành và nâng cao cho học sinh ý thức tôn trọng và bảo vệ tài sản nhà nước, lợi ích công cộng.
II. Chuẩn bị
- SGK GDCD 8
- Hiến pháp năm 1992, Bộ luật hình sự , Bộ luật Dân sự, Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính.
III. Tiến trình lên lớp
1) ổn định tổ chức
2) Kiểm tra bài cũ
3) Bài mới
9 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1334 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 8 - từ tiết 24 đến tiết 27_ Nguyễn Thị Hà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhau: Đều là những quyền chính trị cơ ban của công dân được qui định trong hiến pháp.
- Là công cụ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.
- Là phương tiện để công dân tham gia quản lí nhà nước, xã hội.
* Khác nhau:
- Người khiếu nại là người trực tiếp bị hại.
- Người tố cáo : Là mọi cong dân , mục đích ngăn chặn ọi hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích nhà nước, tổ chức, cơ quan và công dân.
? Vì sao hiến pháp qui định công dân có quiyền khiếu nại và tố cáo.
GV: Nêu trách nhiệm của nhà nước, công dân
Hoạt động 3: Luyện tập .
? Làm bài tập 3 ( SGK/52)
HS: Thảo luận theo nhóm nội dung bài tập , trả lời,
GV: Bổ sung nhận xét.
GV: Thực hiện tốt quỳen khiếu nại tố cáo là tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội và bảo vệ lợi ích của công dân.
I. Đặt vấn đề
- Nếu nghi ngờ việc có người buôn bán và tiêm chích ma tuý thì em có thể báo cho cơ quan chức năng theo dõi. Nếu đúng thì cơ quan có thẩm quyền sẽ sử lí theo pháp luật.
- Em sẽ báo cho GV nhà trường hoặc cơ quan công an nơi em ở về hành vi lấy cắp xe của bạn để nhà trường hoặc cơ quan công an sẽ sử lí theo pháp luật.
- Anh H khiếu nại lên cơ quan có thẩm quyền để cơ quan có trách nhiệm yêu cầu người giám đốc giải thích lí do đuổi việc để bảo vệ quyền l;ợi chính đáng của mình.
II. Nội dung
1) Quyền khiếu nại là:
- Quyền công dân đề nghị cơ quan tổ chức có thẩm quyền xem xét lại các quyết định, việc làm của cán bộ công chức nhà nước ...làm trái luật hoặc làm xâm phạm lợi ích hợp pháp của mình.
- Khiếu nại trực tiếp hoặc gián tiếp ( gửi, đơn thư).
2) Quyền tố cáo là:
- Quyền công dân báo cho cơ quan tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về vụ việc vi phạm pháp luật...thiệt hại đến lợi ích nhà nước, tổ chức, cơ quan và công dân.
- Người tố cáo trực tiếp hoặc gửi đơn thư.
3) ý nghĩa, tầm quan trọng của quyền khiếu nại, tố cáo
là một trong những quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp và các văn bản luật công dân. Khi thực hiện quỳen khiếu nại, tố cáo cần trung thực, khách quan, thận trọng.
4) Nhà nước nghiem cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo, hoặc lợi dụng quền khiếu nại tố cáo để vu khống, vu cáo người bị hại.
III. Bài tập
Bài 3/52
a) Bổ sung thêm: Bảo vệ quyền lợi công dân.
b) Bổ sung thêm: Là tham gia quản lí nhà nước.
4)Củng cố: Khái quát nội dung bài học.
Làm bài tập 1 SGK.
5) Hướng dẫn:
- Làm các bài tập còn lại.
- Đọc trước bài 19.
IV. Rút kinh nghiệm:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................
Khánh Hồng, ngày..tháng. năm 2007
Ký duyệt của BGH
Tuần 26: Tiết 26 Kiểm tra 1 tiết
I.Mục tiêu bài học:
-Kiểm tra mức độ nắm kiến thức của học sinh.
- Rèn kĩ năng tự giác học bài và làm bài tập.
- Qua bài kiểm tra củng cố lại các kiến thức đã học cho học sinh.
II.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:+
GV: Nghiên cứu ra đề và phô tô đề bài.
HS: Ôn tập các kiến thức đã học.
III.Tiến trình dạy- học: 1)ổn định tổ chức lớp:
2)Kiểm tra bài cũ:
3)Nội dung bài kiểm tra:
Phần I. Trắc nghiệm( 4 điểm):
Câu 1: HIV lây truyền qua caca con đường nào sau đây?
Ho, hắt hơi;
Dùng chung bơm kim tiêm;
Bắt tay người nhiễm HIV;
Dùng chung nhà vệ sinh;
Dùng chung cốc, bát đũa;
Qua quan hệ tình dục;
Truyền máu;
Muỗi đốt;
Mẹ truyền sang con.
Câu 2: Theo em những hành vi, việc làm nào dưới đây vi phạm quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại:
Cưa bom đạn pháo chưa nổ để lấy thuốc nổ;
Sản xuất, tàng trữ, buôn bán pháo, vũ khí, thuốc nổ, chất phóng xạ;
Công an sử dụng vũ khí để chấn áp tội phạm;
Đốt rừng trái phép;
Bộ đội bắn pháo hoa nhân ngày lễ lớn;
Cho người khác mượn vũ khí;
Báo cháy giả.
Phần II. Tự luận(6điểm)
Bài 1: Tệ nạn xã hội là gì? Nêu những quy định của pháp luật để phòng chống tệ nạn xã hội.
Bài 2: Tài sản của Nhà nước là gì?
Học sinh chúng ta thực hiện nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng bằng cách nào?
4) Củng cố: Thu bài, nhận xét giờ kiểm tra.
5) Hướng dẫn: Đọc trước bài 19.
IV. Rút kinh nghiệm:...........................................................................................................
Khánh Hồng, ngày..tháng. năm 2007
Ký duyệt của BGH
Tuần 27 Tiết 27
Bài 19. Quyền tự do ngôn luận
I. Mục tiêu bài học
- Học sinh hiểu nội dung của quyền tự do ngôn luận.
- Nâng cao nhận thức về tự do và ý thức tuân theo pháp luật trog HS. Phân biệt được thế nào là tự do ngôn luận và lợi dụng tự do ngôn luận để phúc vụ mục đích xấu.
- Học sinh biết sử dụng đúng đắn quyền tự do ngôn luận theo qu định của pháp luật, phát huy quyền làm chủ của công dân.
II. Chuẩn bị
SGK GDCD 8
- Các phương tiện tổ chức đàm thoại.
- Hiến pháp năm 1992, luật báo chí.
III. Tiến trình lên lớp
1)ổn định tổ chức
2)Kiểm tra bài cũ: Những hành vi nào sau đây là thể hiện quyền khiếu nại, tố cáo:
- Phát hiện người đánh cắp xe máy;
- Chủ tịch UBND xã B quyết định thu hồi đất thổ cư của bà H gia đình liệt sỹ;
- Cảnh sát giao thông mãi lộ người đi đường;
- Phát hiện tụ điểm tiêm chích ma tuý;
- Ông A xây nhà trái phép làm hỏng nhà ông N.
3)Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1:Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung phần đặt vấn đề.
GV: Tổ chức HS cả lớp thảo luận nhóm các câu hỏi sau:
Câu hỏi: Những việc làm nào dưới đây thể hiện quyền tự do ngôn luận của công dân? Vì sao?
a- HS thảo luận bàn biện pháp giữ gìn vệ sinh trường lớp.
b- Tổ dân phố họp bàn về công tác trật tự an ninh của địa phương.
c- Gửi đơn kiện lên toà án đòi quyền thừa kế.
d- Góp ý kiến vào dự thảo pháp luật và Hiến pháp.
HS: Trả lời cá nhân.
GV: Gợi ý cho HS trả lời theo phương án đã chọn và giải thích vì sao phương án c không phải là quyền tự do ngôn luận mà là quyền khiếu nại.
? Vậy thế nào là ngôn luận.
? Thế nào là tự do ngôn luận.
Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung bài học.
GV: Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm.
Nhóm 1: Thế nào là quyền tự do ngôn luận?
Nhóm 2: Công dân sử dụng quyền tự do ngôn luận như thế nào? Vì sao?
Nhóm 3: Trách nhiệm của Nhà nước và trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện quyền tự do ngôn luận.
GV: Gợi ý HS thảo luận.
HS: Thảo luận và cử đại diện nhóm trình bày.
GV: Nêu tóm tắt ý kiến theo nội dung bài học.
? Nhà nước tạo điều kiện như thế nào
?Nêu các việc là của bản thân.
HS: Trả lời .
GV: Tóm tắt, nhận xét.
Hoạt động 4: Luyện tập.
Bài tập 1( SGK)
? Đọc nội dung bài tập
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét kết luận.
I. Đặt vấn đề
Đáp án :
Phương án a, b, d là thể hiện quyền tự do ngôn luận.
Bài học :
- Ngôn luận có nghĩa là dùng lời nói (ngôn) để diễn đạt công khai ý kiến, suy nghĩ ... của mình nhằm bàn một vấn đề(luận).
- Tự do ngôn luận là tự do phát biểu ý kiến bàn bạc công việc chung.
II. Nội dung bài học
1) Quyền tự do ngôn luận là quyền của công dân tham gia bàn bạc, thảo luận đóng góp ý kiến vào những vấn đề chung của đất nước, xã hôị.
2) Công dân sử dụng quyền tự do ngôn luận phải theo quy định của pháp luật vì như vậy sẽ phát huy tính tích cực quyền làm chủ công dân, góp phần xây dựng nhà nước, quản lí xã hội, theo yêu cầu chung của xã hội.
3) Nhà nước làm gì ?
Nhà nước tạo điều kiện thuịân lợi để công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí để báo chí phát huy vai trò của mình.
Liên hệ trách nhiệm bản thân:
- Bày tỏ ý kiến cá nhân.
- Trình bày nguyện vọng.
- Nhờ giải đáp thắc mắc.
- Yêu cầu bảo vệ quyền lợi vật chất và tinh thần.
- Học tập nâng cao ý thức văn hoá.
- Tìm hiểu Hiến pháp pháp luật.
- Không nghe đọc những tin trái pháp luật.
- Tiếp nhận thông tin báo đài.
- Tích cực tham gia ý kiến, kiến nghị.
III. Bài tập
Bài 1:
Đáp án đúng là b, d.
4)Củng cố:GV Kết luận toàn bài :
Pháp luật ở nước ta là pháp luật của dân, do dân và vì đân, luôn luôn bảo vệ và tạo điểu kiện cho mỗi cá nhân có tự do nói chung và tự do ngôn luận nói riêng.
5) Hướng dẫn: Làm bài tập và xem trước bài 20.
IV. Rút kinh nghiệm:..........................................................................................................
Khánh Hồng, ngày..tháng. năm 2007
Ký duyệt của BGH
Tuần 28 Tiết 28
Bài 20. Hiến pháp nước cộng hoà
xã hội chủ nghĩa việt nam
I. Mục tiêu bài học
- Học sinh nhận biết được Hiến pháp là đạo luật cơ bản của nhà nước . Hiểu vị trí, vai trò của hiến pháp trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Nắm được những nội dung cơ bản của Hiến pháp năm 1992.
- Hình thành trong HS ý thức “ sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”.
- Học sinh có nếp sống và thói quen “ sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”.
II. Chuẩn bị
SGK GDCD 8
- Các sơ đồ về nội dung cơ bản của Hiến pháp, tổ chức bộ máy nhà nước.
- Hiến pháp năm 1992, luật tổ chức Quốc hội, luật tổ chức Chính phủ.
III. Tiến trình lên lớp
1)ổn định tổ chức
2)Kiểm tra bài cũ: Hãy kể tên các chuyên mục về công dân tham gia đóng góp ý kiến thắc mắc, phản ánh nguyện vọng (cho một vài ví dụ).
3)Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung đặt vấn đề
GV: Tổ chức HS cả lớp thảo luận.
? Đọc nội dung phầp ĐVĐ.
? Ngoài điều 6 đã nêu ở trên theo em còn có điểu nào trong luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em được cụ thể hoá trong điều 65 của Hiến pháp.
? Từ điều 65, 146 của Hiến pháp và các điều luật em có nhận xét gì về Hiến pháp và luật hôn nhân và gia đình, luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Hoạt động 3: Tìm hiểu Hiến pháp Việt Nam.
GV: Đàm thoại và giới thiệu sơ lược về sự ra đời của các Hiến pháp
I. Đặt vấn đề
a) Điều 8 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em: Trẻ em được nha nước và xã hội tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự. Đươc bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình về những vấn đề có liên quan.
b) Giữa Hiến pháp và các điều luật có mối quan hệ với nhau, mọi văn bản pháp luật đều phải phù hợp Hiến pháp và cụ thể hoá Hiến pháp.
File đính kèm:
- 24- 27.doc