I. Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức : Giúp HS hiểu thế nào là tệ nạn xã hội và tác hại của các tệ nạn xã hội đối với mỗi người, gia đình, xã hội.
2. Kĩ năng :
-Thực hiện tốt các quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội.
-Tham gia các hoạt động về phòng, chống tệ nạn xã hội do nhà trường tổ chức.
-Biết cách tuyên truyền, vận động bạn bè tham gia về phòng, chống tệ nạn xã hội.
3. Thái độ : Ủng hộ các quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội.
II. Các kĩ năng được giáo dục trong bài:
-Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin; trình bày suy nghĩ về tệ nạn xã hội và tác hại của nó.
-Kĩ năng tư duy phê phán đối với những hành vi có liên quan đến tệ nạn xã hội.
-Kĩ năng tự ứng phó, tự bảo vệ
-Kĩ năng tự tin, kiên định, biết từ chối, không tham gia tệ nạn xã hội.
III. Hoạt động dạy và học:
1.Ổn định lớp :
2.Bài cũ: Nhận xét, trả bài kiểm tra thi HKI.
3.Bài mới: Giới thiệu bài:
- GV treo tranh tiêm chích ma túy -> em có nhận xét gì về những người trong tranh ?
(Cảnh tiêm chích ma túy, chủ yếu là thanh niên )
- Tiêm chích ma túy có phải là tệ nạn xã hội không ? Em hãy kể một số tệ nạn xã hội mà em biết ?
=> Tệ nạn xã hội có tác hại như thế nào đến cá nhân và xã hội chúng ta cùng tìm hiểu bài mới.
7 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1339 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 8 - từ tiết 14 đến tiết 21, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dạy và học:
1.Ổn định lớp :
2.Bài cũ: - Thế nào là tệ nạn xã hội ? Em hãy nêu những tác hại của các tệ nạn xã hội ? ví dụ ?
3.Bài mới: Giới thiệu bài:
- Cho HS (2 nhóm) sắm vai tình huống.(5’) : Em đồng tình và không đồng tình với bạn nào trong tình huống trên?
- HS quan sát và nhận xét.
- Nhà nước ta đã có qui định gì đối với việc phòng, chống tệ nạn xã hội?... ta cùng tìm hiểu tiếp bài 13.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cần đạt
- Theo em, có phải ai cũng sa vào các tệ nạn xã hội không ? Vì sao ?
( Không phải, chỉ có một số người )
* GV : Chia lớp 2 dãy A và B hoạt động theo bàn (5’):
- Dãy A : làm bài tập 3.
- Dãy B : làm bài tập 5.
-> Hết thời gian gọi đại diện nhóm trình bày.
GV : Chốt ý đúng và nhấn mạnh nguyên nhân và cách phòng tránh tốt nhất đối với các tệ nạn xã hội.
- Pháp luật nước ta đã có qui định gì về phòng, chống các tệ nạn xã hội ?
+ 1 HS : Đọc mục tham khảo sách giáo khoa trang 36, 37.
1 HS đọc qui định của pháp luật nước ta về phòng, chống tệ nạn xã hội.
* GV: Giải thích và giáo dục các em thực hiện tốt theo pháp luật -> chốt lại nội dung bài học.
- Là HS chúng ta cần làm gì để không sa vào tệ nạn xã hội ?
=> GV chốt ý đúng và phân tích, liên hệ thực tế.
* GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “chúng em biết 3” : Em hãy nêu 3 việc nên làm và 3 việc không nên làm góp phần phòng chống tệ nạn xã hội ?
+ HS viết ra giấy -> hết thời gian GV hướng dẫn HS khác nhận xét, tuyên dương HS làm tốt => giáo dục các em tránh xa các tệ nạn xã hội.
II.Nội dung bài học.
3.Quy định pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội:
- Cấm đánh bạc, tổ chức đánh bạc dưới bất cứ hình thức nào.
- Cấm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán, sử dụng, tổ chức sử dụng, cưỡng bức, lôi kéo sử dụng trái phép chất ma túy.
-Những người nghiện bắt buộc phải cai nghiện.
- Nghiêm cấm hành vi mại dâm, dụ dỗ, dẫn dắt mại dâm.
- - Trẻ em không được đánh bạc, uống rượu, h hút thuốc hay dùng các chất kích th ích
khác có hại cho sức khỏe.
- Nghiêm cấm lôi kéo trẻ em vào các tệ nạn xã hội hoặc cho trẻ em sử dụng văn hoá phẩm đồi trụy, những trò chơi thiếu lành mạnh .
4. Bổn phận của học sinh:
- Sống giản dị, lành mạnh, biết giữ mình và giúp nhau để không sa vào tệ nạn xã hội.
- Tuân theo những qui định của pháp luật
- Tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội .
4.Củng cố: - GV tổ chức trò chơi tiếp sức: Nêu những nguyên nhân dẫn con người sa vào tệ nạn xã hội?
GV chia lớp thành 2 dãy, quy định luật chơi, hết thời gian GV tổng kết tuyên dương nhóm thực hiện tốt
-> giáo dục các em thấy rõ tác hại của tệ nạn xã hội để tránh xa.
5.Đánh giá:
- GV hướng dẫn cùng HS làm bài tập 4 sgk.
- HS: Làm bài tập 4.
Câu a : em không vào chơi.
Câu b : em cương quyết không đi và báo cho cơ quan công an
Câu c : Em không làm.
-Cho HS đóng vai bài tập 5 -> gọi HS giải quyết tình huống.
6.Hướng dẫn học ở nhà:
- Học kĩ bài và hoàn thành các bài tập vào vở.
- Chuẩn bị tiết sau (bài 14): Sưu tầm tranh ảnh, tìm hiểu cách phòng tránh nhiễm HIV/AIDS.
7.Rút kinh nghiệm:
Tuần 21 NS : 29/01/2012
Tiết 21 ND :01/02/2012
BÀI 14 :
PHÒNG, CHỐNG NHIỄM HIV/AIDS.
I. Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức :
- HS hiểu được tính chất nguy hiểm của HIV/AIDS đối với loài người.
-Nêu được những qui định của pháp luật về phòng, chống nhiễm HIV/AIDS.
-Nêu được các biện pháp phòng, chống nhiễm HIV/AIDS.
2. Thái độ:
-Tích cực phòng, chống nhiễm HIV/AIDS; quan tâm, chia sẻ và không phân biệt đối xử với những người bị nhiễm HIV/AIDS.
3. Kĩ năng :
- HS biết tự phòng, chống nhiễm HIV/AIDS và giúp người khác phòng, chống.
-Biết chia sẻ, giúp đỡ, động viên người nhiễm HIV/AIDS.
- Tham gia tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống nhiễm HIV/AIDS ở nhà trường, địa phương.
II.Các kĩ năng cần được giáo dục trong bài :
-Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về HIV/AIDS và tính chất nguy hiểm của nó.
-Kĩ năng tư duy sáng tạo trong việc đề xuất các biện pháp phòng, chống nhiễm HIV/AIDS.
-Kĩ năng thể hiện sự cảm thông, chia sẻ đối với người nhiễm HIV/AIDS.
III. Hoạt động dạy và học:
1.Ổn định lớp :
2.Bài cũ: - : Quy định pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội? Là HS chúng ta cần làm gì để phòng, chống các tệ nạn xã hội ? cho VD ?
3.Bài mới: Giới thiệu bài:
- GV : cho HS quan sát hình ảnh những người nhiễm HIV/AIDS -> em có suy nghĩ gì về những hình ảnh trên ?
- Hiện nay đại dịch HIV/AIDS rất nguy hiểm đã gây ra hậu quả nặng nề cho xã hội. Do đó pháp luật nước ta có qui định như thế nào về phòng, chống nhiễm HIV/AIDS ta cùng tìm hiểu bài 14.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cần đạt
* GV : Gọi 1HS đọc mục đặt vấn đề.
-> chia lớp thành 4 nhóm thảo luận (5’)
- N1 : Em có nhận xét gì về tâm trạng của bạn gái qua bức thư trên ?
(Tâm trạng buồn đau của người có người thân bị nhiễm HIV/AIDS)
- N2 : Vì sao phải phòng, chống nhiễm HIV/AIDS ?
(Vì nó là căn bệnh nguy hiểm gây hậu quả chết ngườivà hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị.)
- N3 : Em hiểu như thế nào về câu nói “Đừng chết vì thiếu hiểu biết về HIV/AIDS” ?
(Phải có sự hiểu biết để có biện pháp phòng tránh)
- N4 : Theo em, liệu con người có thể ngăn cản được thảm họa HIV/AIDS không ? Vì sao?
(Con người hoàn toàn có thể ngăn cản được thảm hoạ này nếu như tất cả mỗi người cùng tự giác chung tay thực hiện.)
+ HS thảo luận -> trình bày
GV : Chốt ý đúng và cung cấp thêm số liệu, hình ảnh, thông tin trong nước về đại dịch HIV/AIDS
C¸c năm
Số người nhiễm HIV
Số người chuyển
sang AIDS
Số người chết
2007
121.734
27.669
43.476
11/2008
176.589
29.000
41.418
30/9/2009
156.307
34.110
44.232
30/9/2010
180.312
42.339
48.368
* Tính riêng trong 9 tháng đầu năm 2010, tồn quốc đã phát hiện được 9.128 người nhiễm HIV, 3.841 bệnh nhân AIDS và 1.498 người tử vong do AIDS. Trong số người mới được phát hiện nhiễm HIV trong 9 tháng qua, TP Hồ Chí Minh chiếm nhiều nhất (1345 người), tiếp đến là Hà Nội (764), Điện Biên (743), Thái Nguyên (466), Thanh Hĩa (454)... Phân tích hình thái nguy cơ lây nhiễm cho thấy, trong số những người mới được phát hiện nhiễm HIV trong 9 tháng đầu năm cĩ 49% bị nhiễm qua đường máu,
38% qua đường tình dục, 3% qua đường mẹ - con và 10% khơng rõ đường lây. Tỷ lệ người nhiễm HIV là nam chiếm 70,8% và nữ chiếm 29,2%. Phần lớn người nhiễm HIV được phát hiện trong 9 tháng qua là ở nhĩm tuổi từ 20-39 (chiếm 82%), trẻ em dưới 15 tuổi chiếm gần 3%.
* Tháng hành động quốc gia phịng, chống HIV/AIDS năm 2010 với chủ đề “Tiếp cận phổ cập và quyền con người”.
- Qua số liệu, hình ảnhtrên em có suy nghĩ gì về tình hình nhiễm HIV/AIDS hiện nay ?
(Số người nhiễm không ngừng tăng..)
- Vậy em hiểu HIV/AIDS là gì ?
* GV : giải thích “Suy giảm miễn dịch”
- HIV/AIDS có tình chất nguy hiểm như thế nào ?
-> GV : Giúp HS hiểu nguyên nhân mắc phải, thấy được mối quan hệ giữa HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội
* GV cho HS thảo luận: Các con đường lây nhiễm và biện pháp phòng, chống nhiễm HIV/AIDS?
+HS thảo luận -> trình bày:
+Lây truyền: đường máu, quan hệ tình dục, mẹ sang con.
- Trước đại dịch chưa có thuốc chữa, pháp luật nước ta đã có qui định gì để phòng, chống HIV/AIDS ?
-> GV giới thiệu thêm về pháp luật phòng chống HIV/AIDS
=> Giáo dục HS chấp hành pháp luật Pháp luật đề ra cũng là để bảo vệ cuộc sống cho mọi người.
-Trách nhiệm của công dân trong việc phòng chống HIV/AIDS?
* GV cho HS trình bày tư liệu sưu tầm-> hướng dẫn HS nhận xét, biết tự phòng, chống nhiễm HIV/AIDS và giúp người khác phòng, chống.
I. Đặt vấn đề
II. Nội dung bài học.
1. HIV/AIDS là gì :
-HIV là tên của một loại vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người.AIDS là giai đoạn cuối của quá trình nhiễm HIV.
2. Tính chất nguy hiểm của HIV/AIDS :
- Là căn bệïnh vô cùng nguy hiểm đối với tính mạng của con người, ảnh hưởng đến tương lai nòi giống dân tộc và kinh tế - xã hội.
3. Quy định của pháp luật nước ta về phòng, chống HIV/AIDS :
- Mọi người có trách nhiệm thực hiện các biện pháp phòng, chống nhiễm HIV/AIDS.
-Nghiêm cấm các hành vi mua, bán dâm, tiêm chích ma tuý và các hành vi lây truyền HIV/AIDS khác
- Người nhiễm HIV có quyền giữ bí mật về tình trạng nhiễm HIV/AIDS của mình; không bị phân biệt đối xư.û
4.Trách nhiệm của công dân:
-Cần có hiểu biết đầy đủ về HIV/AIDS để chủ động phòng, tránh
- Không phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV/AIDS.
- Tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.
4.Củng cố: - GV hệ thống bài.
5.Đánh giá:
- GV : hướng dẫn HS làm bài tập 3 SGK trang 40
-> GV : chốt ý đúng và nhấn mạnh cách phòng tránh.
- Bài tập 5 : lớp sắm vai –>GV gọi 1 em giải quyết tình huống.
6.Hướng dẫn học ở nhà:
- Học kĩ bài và hoàn thành các bài tập vào vở.
- Chuẩn bị bài 15. + Tìm hiểu nguyên nhân gây cháy nổ.
+ Nêu những mối nguy hại của việc cháy, nổ đối với con người và xã hội.
7.Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- TIET 14 - 21.doc