Giáo án Giáo dục công dân lớp 8 - Trần Thụy Phương - Bài 5 - Tiết 6: Pháp Luật Và Kỉ Luật

A. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

 HS hiểu thế nào là pháp luật, kỷ luật và mối quan hệ của pháp luật và kỷ luật.

 Từ đó HS thấy được lợi ích của việc thực hiện pháp luật, kỷ luật.

2. Thái độ

 HS có ý thức tôn trọng pháp luật và kỷ luật.

 Có ý thức tự giác thực hiện pháp luật và kỷ luật.

 Biết tôn trọng người có tính kỷ luật, tôn trọng pháp luật.

3. Kỹ năng

 HS biết xây dựng kế hoạch rèn luyện ý thức và thói quen kỷ luật.

 Biết đánh giá hoạt động của người khác và chính mình trong việc thực hiện pháp luật, kỷ luật.

B. Phương pháp

 Phương pháp đàm thoại, diễn giải.

 Phương pháp giải quyết vấn đề.

 Phương pháp thảo luận nhóm.

C. Tài liệu và phương tiện

 SGK, SGV GDCD lớp 8. Sơ đồ, bảng biểu, tranh ảnh. Một số văn bản luật.

 Bản nội qui của trường. Băng hình, Đèn chiếu . Tài liệu vụ án.

 Tài liệu người tốt việc tốt.

D. Hoạt động dạy - học

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

 Câu hỏi: Theo em, HS muốn giữ chữ tín cần phải làm gì? Em hãy nêu một vài ví dụ về biểu hiện giữ chữ tín và chưa giữ chữ tín mà em hoặc bạn em đã làm được.

3. Bài mới: (Giới thiệu bài): GV: Nêu ra 2 vấn đề sau:

 1) Đầu năm học vào dịp tháng 9 nhà trường tổ chức cho HS tìm hiểu luật giao

 thông đường bộ và học 2 tiết an toàn giao thông.

 2) Vào năm học mới nhà trường phổ biến nội qui của trường, HS toàn trường học

 và thực hiện.

GV: Những vấn đề trên nhằm giáo dục HS chúng ta vấn đề gì?

HS: Trả lời cá nhân.

GV: Nhận xét ý kiến của HS.

GV: Để hiểu rõ thêm về mục đính yêu cầu, ý nghĩa của các vấn đề trên chúng ta học bài hôm nay.

 

doc5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2600 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 8 - Trần Thụy Phương - Bài 5 - Tiết 6: Pháp Luật Và Kỉ Luật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày dạy: Bài 5: Tiết 6: PHÁP LUẬT VÀ KỈ LUẬT A. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức HS hiểu thế nào là pháp luật, kỷ luật và mối quan hệ của pháp luật và kỷ luật. Từ đó HS thấy được lợi ích của việc thực hiện pháp luật, kỷ luật. 2. Thái độ HS có ý thức tôn trọng pháp luật và kỷ luật. Có ý thức tự giác thực hiện pháp luật và kỷ luật. Biết tôn trọng người có tính kỷ luật, tôn trọng pháp luật. 3. Kỹ năng HS biết xây dựng kế hoạch rèn luyện ý thức và thói quen kỷ luật. Biết đánh giá hoạt động của người khác và chính mình trong việc thực hiện pháp luật, kỷ luật. B. Phương pháp Phương pháp đàm thoại, diễn giải. Phương pháp giải quyết vấn đề. Phương pháp thảo luận nhóm. C. Tài liệu và phương tiện SGK, SGV GDCD lớp 8. Sơ đồ, bảng biểu, tranh ảnh. Một số văn bản luật. Bản nội qui của trường. Băng hình, Đèn chiếu . Tài liệu vụ án. Tài liệu người tốt việc tốt. D. Hoạt động dạy - học 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ Câu hỏi: Theo em, HS muốn giữ chữ tín cần phải làm gì? Em hãy nêu một vài ví dụ về biểu hiện giữ chữ tín và chưa giữ chữ tín mà em hoặc bạn em đã làm được. 3. Bài mới: (Giới thiệu bài): GV: Nêu ra 2 vấn đề sau: 1) Đầu năm học vào dịp tháng 9 nhà trường tổ chức cho HS tìm hiểu luật giao thông đường bộ và học 2 tiết an toàn giao thông. 2) Vào năm học mới nhà trường phổ biến nội qui của trường, HS toàn trường học và thực hiện. GV: Những vấn đề trên nhằm giáo dục HS chúng ta vấn đề gì? HS: Trả lời cá nhân. GV: Nhận xét ý kiến của HS. GV: Để hiểu rõ thêm về mục đính yêu cầu, ý nghĩa của các vấn đề trên chúng ta học bài hôm nay. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐAT. GV: Cho một HS đọc phần đặt vấn đề. GV: Tổ chức cho HS thảo luận cả lớp. HS: Cả lớp theo dõi SGK dòng bút chì gạch chân những ý chính. GV: Đặt câu hỏi. 1) Theo em Vũ Xuân Trường và đồng bọn đã có hành vi vi phạm pháp luật ntn? 2) Những hành vi vi phạm pháp luật của Vũ Xuân Trường và đồng bọn gây ra hậu quả gì?Chúng đã bị trừng phạt như thế nào? 3) Để chống lại tội phạm, các chiến sĩ công an phải có phẩm chất gì? 4) Chúng ta rút ra bài học gì qua vụ án trên? GV: Ghi câu hỏi lên bảng phụ, hoặc giấy khổ to, hoặc máy chiếu (nếu có). GV: Cho HS thảo luận từng câu. HS: Trả lời câu hỏi 1. GV: Nhận xét. Lưu ý: Vũ Xuân Trường tên cầm đầu nguyên là cán bộ của ngành công an. HS: Trả lời câu hỏi 2. GV: Nhận xét cho điểm. GV: Gợi ý cho HS nêu các hậu quả mà sách không nêu. Cứ thế giúp cho HS hiểu biết thêm về ma tuý, một tệ nạn nguy hiểm đang làm ảnh hưởng đến tất cả các nước nói chung và Việt Nam nói riêng. HS: Trả lời câu hỏi 3. GV: Nhận xét, cho điểm. GV: Một số ít chiến sĩ công an đã bị mua chuộc đánh mất nhân cách của mình. Phần đông họ đã có nhiều thành tích xuất sắc trong việc phòng chống tệ nạn ma tuý. Họ luôn có tính kỷ luật của lực lượng công an và của những người điều hành pháp luật. HS: Trả lời câu hỏi 4. GV: Nhận xét, cho điểm. Lưu ý: Để nhiều HS tham gia phát biểu, rút ra bài học cho bản thân HĐ 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài học GV: Tổ chức cho HS thảo luận. GV: Chia lớp thành 4 nhóm nhỏ. HS: Cử đại diện nhóm, thư ký. GV: Phát câu hỏi cho 4 nhóm hoặc ghi câu hỏi vào bảng phụ hoặc chiếu trên máy (nếu có). Giao cho mỗi nhóm trả lời một câu hỏi tương ứng 1, 2, 3, 4. Câu 1: Điền các ý thích hợp vào bảng Pháp luật Kỷ luật - Qui định xử lí chung - ... - Qui định, qui ước - ... Câu 2: ý nghĩa của pháp luật và kỷ luật Câu 3: Người HS có cần tính kỷ luật và tôn trọng pháp luật không? Vì sao? Em hãy nêu ví dụ cụ thể. Câu 4: HS chúng ta cần làm gì để thực hiện pháp luật và kỷ luật tốt? HS: Các nhóm thảo luận HS: Cử đại diện nhóm trình bày. Nhóm 1: Trả lời câu hỏi 1. GV: Nhận xét và bổ sung. Đây là câu hỏi khó GV cần phải giải thích qua việc lấy ví dụ cụ thể. - Hộ kinh doanh phải nộp thuế, nếu có hành vi trốn thuế thì pháp luật sẽ xử phạt. - HS thực hiện nội qui của trường, ví dụ qui định: Nghe hiệu lệnh trống, tất cả vào lớp học, hoặc đến giờ ra chơi... GV: Giải thích những qui định của một tập thể phải tuân theo những qui định của pháp luật, không được trái với pháp luật. Nhóm 2: Trả lời câu hỏi 2. HS: Cả lớp nhận xét. GV: Gợi ý, bổ sung: Người thực hiện tốt pháp luật và kỷ luật là người có đạo đức, là người biết tự trọng và biết tôn trọng quyền lợi, danh dự người khác. GV: Giúp HS phân tích mặt lợi hại của pháp luật và kỷ luật để rút ra sự cần thiết phải có pháp luật và kỷ luật. Nhóm 3: Trả lời câu hỏi 3. HS cả lớp nhận xét. GV: Nhận xét, bổ sung. Nhóm 4: Trả lời câu hỏi 4. HS: Cả lớp nhận xét. GV: Nhận xét, bổ sung. GV: Qua phần thảo luận của 4 nhóm chúng ta rút ra được nội dung của bài học. GV: Ghi nội dung bài học lên bảng phụ hoặc chiếu lên máy (nếu có). HS: Ghi bài vào vở. HĐ 3: Luyện tập - giải bài tập SGK GV: Tổ chức cho HS chơi trò chơi (2 nhóm) đóng vai dựa vào tình huống bài tập 3, 4 SGK, trang 15. HS: Tự phân vai, tự nghĩ ra lời thoại, kịch bản. GV: Cho các nhóm thực hiện sắm vai theo cùng một chủ đề. GV: Nhận xét. Từ tiểu phẩm trên chúng ta thấy ý kiến ủng hộ bạn Chi đội trưởng là đúng. I. Đặt vấn đề Câu 1: - Vũ Xuân Trường và đồng bọn tổ chức đường dây buôn bán, vận chuyển ma tuý xuyên Thái Lan - Lào - Việt Nam. - Lợi dụng phương tiện cán bộ công an. - Mua chuộc dụ dỗ cán bộ nhà nước. Câu 2: * Hậu quả - Tốn tiền của. - Gia đình tan nát. - Huỷ hoại nhân cách con người. - Cán bộ thoái hoá biến chất. - Cán bộ ngành công an cũng vi phạm. * Chúng bị trừng phạt - 22 bị cáo với nhiều tội danh: 8 án tử hình, 6 án chung thân, 2 án 20 năm tù giam, số còn lại từ 1 đến 9 năm tù giam và bị phạt tiền, tịch thu tài sản. Câu 3: Phẩm chất của chiến sĩ công an - Dũng cảm mưu trí. - Vượt qua khó khăn trở ngại. - Vô tư, trong sạch, tôn trọng pháp luật, có tính kỷ luật. Câu 4: Bài học - Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật. - Tránh xa tệ nạn ma tuý. - Giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện hành vi vi phạm pháp luật. - Có nếp sống lành mạnh. Pháp luật Kỷ luật - Là qui tắc xử lý chung - Có tính bắt buộc - Nhà nước ban hành pháp luật - Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế - Quy định qui ước - Mọi người phải tuân theo - Tập thể cộng đồng đề ra - Đảm bảo mọi người hành động thống nhất, chặt chẽ Câu 2: Ý nghĩa của pháp luật và kỉ luật: - Những qui định của pháp luật và kỷ luật giúp mọi người có chuẩn mực chung để rèn luyện thống nhất trong hành động. - Pháp luật và kỷ luật có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi của mọi người - Pháp luật và kỷ luật góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, xã hội phát triển. Câu 3: HS rất cần tôn trọng pháp luật và kỷ luật vì: - Mỗi cá nhân HS biết thực hiện tốt kỷ luật thì nội qui nhà trường sẽ được thực hiện tốt. - HS biết tôn trọng pháp luật sẽ góp phần cho xã hội ổn định, bình yên. Câu 4: - HS cần thường xuyên và tự giác thực hiện đúng những qui định của nhà trường, cộng đồng và nhà nước. II. Nội dung bài học 1. Thế nào là pháp luật? 2. Thế nào là kỷ luật? 3. ý nghĩa của pháp luật và kỷ luật 4. HS phải làm gì? III. Bài tập Kết luận (Bài 3) Đồng tình ý kiến của Chi. Kết luận: Bài 4. 4. Củng cố: Rèn luyện thực tế, củng cố kiến thức: GV: Tổ chức cho HS sử dụng phiếu học tập. HS: Cả lớp cùng làm việc. GV: Phát phiếu học tập. (GV chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm trả lời 1 câu hỏi) 1. Tính kỷ luật HS được biểu hiện như thế nào? 2. Biện pháp rèn luyện tính kỷ luật đối với HS như thế nào? GV: Cho các nhóm trả lời trên bảng phụ. HS: Cả lớp nhận xét. GV: Nhận xét, bổ sung cho điểm HS làm bài tốt. Đáp án: 1. Tính kỷ luật biểu hiện - Tự giác, vượt khó khăn, đi học đúng giờ. Học bài làm bài đầy đủ, không quay cóp khi kiểm tra, thi cử. Học tập phải có kế hoạch, biết tự kiểm tra đánh giá. - Trong sinh hoạt cộng đồng và gia đình phải tự giác hoàn thành việc được giao, có trách nhiệm với việc chung, có cuộc sống lành mạnh, tránh xa tệ nạn xã hội, thực hiện an toàn giao thông... GV kết luận toàn bài: Pháp luật là một trong những phương tiện để quản lý xã hội. Cụ thể hơn là nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật. Pháp luật giúp cho mỗi cá nhân, cộng đồng, xã hội có tự do thực sự, đảm bảo sự bình yên, sự công bằng trong xã hội. Tính kỷ luật phải trên những qui định của pháp luật, không được trái pháp luật. Vậy mỗi cá nhân chúng ta tôn trọng pháp luật, có tính kỷ luật là đóng góp cho sự phát triển chung của xã hội. Khi còn là HS trong nhà trường chúng ta phải tự giác rèn luyện, góp phần nhỏ cho sự bình yên cho mỗi gia đình và xã hội. 5. Dặn dò Bài tập về nhà 1, 2, 4 SGK. Xem bài 6. E. Tài liệu tham khảo Tục ngữ: - Đất có lề, quê có thói - Phép vua thua lệ làng - Muốn tròn phải có khuôn Muốn vuông phải có thước - Luật pháp bất vị thân Ca dao: - Bề trên ở chẳng kỷ cương, Cho nên kẻ dưới lập đường mây mưa - Thương em anh để trong lòng Việc quan anh cứ phép công anh làm Danh ngôn: Kỷ luật rèn luyện con người có thể đối đầu với mọi hoàn cảnh. Chli Vet

File đính kèm:

  • docTiet6Phap luat va ki luatdoc.doc
Giáo án liên quan