Giáo án Giáo dục công dân lớp 8 - Trần Thụy Phương - Bài 1 - Tiết 2: Tôn Trọng Lẽ Phải

A. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

 Giúp học sinh (HS) hiểu được thế nào là tôn trọng lẽ phải.

 Biểu hiện của sự tôn trọng lẽ phải.

 ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải đối với cuộc sống.

2. Thái độ

 Biết tôn trọng lẽ phải, học tập những gương tốt trong xã hội.

 Biết phê phán hành vi không tôn trọng lẽ phải.

3. Kĩ năng

 Biết phân biệt các hành vi thể hiện sự tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống.

 Rèn luyện và giúp đỡ mọi người biết tôn trọng lẽ phải.

 Rèn luyện thói quen tự kiểm tra hành vi của mình để trở thành người biết tôn trọng lẽ phải.

B. Phương pháp

 Phương pháp đóng vai, Thảo luận nhóm, Giải quyết vấn đề, Kết hợp phương pháp đàm thoại và giảng giải.

C. Tài liệu và phương tiện

 SGK, sách GV GDCD 8.

 Giấy khổ Ao + Bút dạ.

 Phiếu học tập.

 Chuyện, thơ, tục ngữ, ca dao, danh ngôn.

 Đèn chiếu (nếu có).

D. Hoạt động dạy - học

 

doc5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1101 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 8 - Trần Thụy Phương - Bài 1 - Tiết 2: Tôn Trọng Lẽ Phải, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày dạy: Bài 1 Tiết 2: Tôn trọng lẽ phải A. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức Giúp học sinh (HS) hiểu được thế nào là tôn trọng lẽ phải. Biểu hiện của sự tôn trọng lẽ phải. ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải đối với cuộc sống. 2. Thái độ Biết tôn trọng lẽ phải, học tập những gương tốt trong xã hội. Biết phê phán hành vi không tôn trọng lẽ phải. 3. Kĩ năng Biết phân biệt các hành vi thể hiện sự tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống. Rèn luyện và giúp đỡ mọi người biết tôn trọng lẽ phải. Rèn luyện thói quen tự kiểm tra hành vi của mình để trở thành người biết tôn trọng lẽ phải. B. Phương pháp Phương pháp đóng vai, Thảo luận nhóm, Giải quyết vấn đề, Kết hợp phương pháp đàm thoại và giảng giải. C. Tài liệu và phương tiện SGK, sách GV GDCD 8. Giấy khổ Ao + Bút dạ. Phiếu học tập. Chuyện, thơ, tục ngữ, ca dao, danh ngôn. Đèn chiếu (nếu có). D. Hoạt động dạy - học 1. Ổn định lớp 2. Bài mới: (Giới thiệu bài) GV cho HS theo dõi tiểu phẩm. Phân vai: Lớp trưởng: Lan Tổ trưởng tổ 1: Mai; Tổ trưởng tổ 2: Lâm; Tổ trưởng tổ 3: Thắng; Tổ trưởng tổ 4: Mạnh (Tại lớp 8A đang diễn ra buổi họp cán bộ lớp) Lan (LT): Ngày lễ bế giảng năm học mới, nhà trường yêu cầu chúng ta mặc đồng phục, đề nghị các bạn nhắc tổ mình thực hiện tốt. Có ai có ý kiến về vấn đề này? Mai (Tổ 1): Theo mình không cần phải mặc đồng phục, nên để mọi người mặc tự do miễn là đẹp. Lâm (Tổ 2): Theo mình năm nay nên đổi mới. Các bạn nữ mặc váy còn các bạn nam mặc quần bò, áo phông để cho nó hiện đại và mốt. Mạnh (Tổ 4): Mình không đồng ý với ý kiến của Mai và Lâm. Chúng ta nên mặc đồng phục vì nó có ý nghĩa với HS và phù hợp với ngày lễ long trọng. Lan (LT): Giờ còn bạn Thắng cho biết ý kiến. Thắng (Tổ 3): Theo mình ý kiến của Mạnh là đúng. Chúng ta đang là tuổi HS THCS nên mặc đúng qui định nhà trường mới là tốt nhất. Lớp trưởng: Vừa rồi chúng ta đã phát biểu ý kiến của mình. Bây giờ mình xin kết luận: Chúng ta mặc đồng phục trong ngày lễ khai giảng. (Các bạn đều vỗ tay đồng ý vui vẻ) GV: Qua tiểu phẩm trên các em có nhận xét gì? HS bày tỏ quan điểm cá nhân. GV: Việc làm của Mạnh, Thắng, Lan thể hiện đức tính gì? HS: Trả lời GV: Để hiểu thêm về việc làm thể hiện đức tính của các bạn. Chúng ta học bài mới hôm nay. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐAT HĐ 1: Tìm hiểu nội dung mục đặt vấn đề HS có giọng đọc tốt đọc chuyện về quan Tuần phủ Hưng Hoá: Nguyễn Quang Bích. HS: Theo dõi bạn đọc. GV: Chiếu câu hỏi lên màn hình. ?1: Những việc làm của viên tri huyện Thanh Ba với tên nhà giàu và người nông dân nghèo? ?2: Hình bộ Thượng thư anh ruột Tri huyện Thanh Ba đó có hành động gì? ?3: Nhận xét về việc làm của quan Tuần phủ Nguyễn Quang Bích. Câu 4: Việc làm của quan Tuần phủ thể hiện đức tính gì? G: Liên hệ với nội dung đặt vấn đề GV: Cho HS chia nhóm thảo luận. Đưa ra tình huống (chiếu lên máy). HS: Thảo luận Tình huống 1: Trong các cuộc tranh luận, có bạn đưa ra ý kiến nhưng bị đa số các bạn khác phản đối. Nếu thấy ý kiến đó đúng thì em xử sự thế nào? Tình huống 2: Nếu biết bạn mình quay cóp trong giờ kiểm tra, em sẽ làm gì? Tình huống 3: Theo em trong các trường hợp tình huống 1, tình huống 2, hành động thế nào được coi là phù hợp và đúng đắn? GV: Hướng dẫn các nhóm thảo luận: các em ghi ý kiến vào giấy khổ Ao. HS: Các nhóm cử đại diện trình bày. GV mời HS các nhóm khác bổ sung nhận xét trước lớp. GV: Nhận xét, kết luận các ý kiến. Hđ 2: Tìm hiểu nội dung bài học. GV: Qua nội dung đã phân tích chúng ta tìm hiểu khái niệm, biểu hiện và ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải. Câu 1: Thế nào là lẽ phải? Câu 2: Thế nào là tôn trọng lẽ phải? Câu 3: Như thế nào là biểu hiện của tôn trọng lẽ phải? Câu 4: ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống. GV: Cho HS trả lời tự do. HS: Tự trình bày quan điểm của mình. GV: Chốt lại nội dung (có thể chiếu lên máy để HS tiện theo dõi và ghi vào vở). G: Liên hệ hành vi biểu hiện tôn trọng lẽ phải GV: Phát phiếu học tập cho HS. HS: Nhận phiếu học tập, chuẩn bị trong thời gian 2 phút. Câu hỏi: 1) Tìm những biểu hiện của hành vi tôn trọng lẽ phải. 2) Tìm những biểu hiện của hành vi không tôn trọng lẽ phải. GV: Mời 2 HS lên bảng (mỗi em một phần bảng) HS: Cả lớp điền vào phiếu. GV: Hết thời gian nhận xét kết quả của 2 HS và thu một số phiếu mà các HS làm nhanh nhất. GV: Nhận xét và bổ sung ý kiến HS. GV kết luận: Trong cuộc sống xung quanh chúng ta có nhiều hành vi biểu hiện sự tôn trọng lẽ phải. Mỗi HS chúng ta cần học tập và thực hiện để có hành vi và cách ứng xử phù hợp, tránh xa và loại bỏ hành vi trái ngược với sự tôn trọng lẽ phải. HĐ 3: Hướng dẫn luyện tập GV: Cho HS luyện tập 2 bài trong SGK. GV sử dụng giấy Ao ghi 2 bài tập vào 2 tờ (hoặc có thể sử dụng đèn chiếu). HS h. động độc lập,cả lớp cùng làm bài tập. Bài 1: Em hãy lựa chọn cách giải quyết nào trong những trường hợp sau đây và giải thích vì sao? a) Trong các cuộc tranh luận với các bạn cùng lớp em sẽ: a1: Bảo vệ ý kiến của mình, không cần lắng nghe ý kiến người khác c a2: ý kiến nào được đa số đồng tình thì theo c a3: Lắng nghe ý kiến của bạn, tự phân tích, đánh giá xem ý kiến nào hợp lý c a4: Không bao giờ dám đưa ra ý kiến của mình c Bài 2: Theo em hành vi nào sau đây thể hiện sự tôn trọng lẽ phải: a) Chấp hành tốt nội qui của cơ quan, nhà trường c b) Thực hiện tốt qui định của pháp luật c c) Chỉ làm những việc mình thích, không phê phán việc làm sai trái c d) Không a dua, đua đòi với bạn xấu c e) Phê phán gay gắt những ý trái quan điểm với mình c g) Lắng nghe ý kiến của người khác, suy nghĩ kỹ để tranh luận tìm ra chân lý c GV cho HS đánh dấu ý kiến đúng. HS lên bảng trả lời đánh dấu ý kiến đúng vào bài tập. HS cả lớp có ý kiến. GV: Nhận xét, bổ sung lưu ý HS phải giải thích được vì sao các hành vi khác lại không biểu hiện sự tôn trọng lẽ phải HS: Chữa bài tập vào vở. HĐ 3: Hướng dẫn luyện tập. 1) GV đưa ra ý kiến cho HS tranh luận (có thể phần này GV tổ chức trò chơi "nhanh mắt nhanh tay"). HS theo dõi tình huống GV đưa ra các ý kiến sau: * ý kiến của bố mẹ luôn luôn đúng, mình phải tôn trọng. * ý kiến của thầy, cô luôn luôn đúng, mình phải nghe theo. * Hoài nghi ý kiến của mọi người, không tin vào điều tốt đẹp trong cuộc sống. 2) Đọc nhanh một câu tục ngữ, ca dao, danh ngôn nói về tôn trọng lẽ phải. 3) Giải thích câu: gió chiều nào theo chiều ấy. HS tranh luận, bày tỏ ý kiến cá nhân. GV nhận xét, phân tích ý kiến của HS. HS liên hệ bản thân. GV kết luận và khen ngợi số HS có phương pháp đúng. I. Đặt vấn đề 1. Đọc VB: SGK(tr3) 2. Nhận xét: Câu 1: - Ăn hối lộ của tên nhà giàu. - ức hiếp dân nghèo. - Xử án không công minh, đổi "trắng" thay "đen". Câu 2: - Xin tha cho tri huyện. Câu 3: - Bắt tên nhà giàu, trả ruộng cho người nông dân. - Phạt tên nhà giàu về tội hối lộ, ức hiếp. - Cách chức Tri huyện Thanh Ba. - Không nể nang, đồng loã việc xấu. - Dũng cảm, trung thực, dám đấu tranh với những sai trái. Câu 4: - Bảo vệ chân lý, tin tưởng lẽ phải. Nhóm 1: Trong trường hợp trên, nếu thấy ý kiến của bạn đúng em cần ủng hộ bạn và bảo vệ ý kiến của bạn bằng cách phân tích cho các bạn thấy những điểm mà em cho là đúng, hợp lý. Nhóm 2: Trong trường hợp này em cần thể hiện thái độ không đồng tình với bạn và phân tích cho bạn thấy tác hại của việc làm sai trái và khuyên bạn không làm như vậy. Nhóm 3: Để có cách xử sự phù hợp, đúng đắn cần phải có hành vi xử sự tôn trọng sự thật, bảo vệ lẽ phải và phê phán cái sai trái. II. Nội dung bài hoc: 1) Định nghĩa: a) Lẽ phải là những điều được coi là đúng đắn, phù hợp với đạo lý và lợi ích chung của xã hội. b) Tôn trọng lẽ phải là công nhận, ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn c) Biểu hiện: Thái độ, lời nói, cử chỉ và hành động, ủng hộ, bảo vệ điều đúng đắn của con người. 2) Ý nghĩa: Giúp con người có cách ứng xử phù hợp, làm lành mạnh mối quan hệ xã hội, góp phần thúc đẩy xã hội ổn định và phát triển. Câu 1: - Chấp hành nội qui nơi mình sống, làm việc và học tập. - Phê phán việc làm sai trái. - Lắng nghe ý kiến của bạn phân tích, đánh giá ý kiến hợp lý. - Tôn trọng các qui định mà nhà trường đề ra. - Tôn trọng nội qui mà nhà trường đề ra. Câu 2: - Làm trái qui định của pháp luật. - Vi phạm nội qui cơ quan, trường học. - Thích việc gì thì làm. - Không dám đưa ra ý kiến của mình. - Không muốn mất lòng ai, gió chiều nào xoay chiều ấy. III. Bài tập Đáp án: Bài 1: a3 đúng. Bài 2: ý kiến đúng là a, b, d, g. III. Luyện tập: * Củng cố GV kết luận toàn bài: Trong cuộc hàng ngày, có nhiều mối quan hệ xã hội khác nhau, nếu ai càng có cách xử sự đúng đắn, biết tôn trọng lẽ phải, thực hiện tốt qui định chung của gia đình, nhà trường, cộng đồng... thì sẽ góp phần làm cho xã hội càng trở nên lành mạnh, tốt đẹp hơn. * Dặn dò 1) Về nhà làm bài tập 3, 4 SGK. 2) Chuẩn bị bài giờ sau: Bài 2: Liêm khiết. Lưu ý: - Đọc trước phần đặt vấn đề trong SGK (trang 6, 7) - Gạch chân các ý chính của chuyện kể E. Tài liệu tham khảo Truyện đọc: Vụ án "Trái đất quay" Tục ngữ: - Gió chiều nào xoay chiều ấy - Dĩ hoà vi quý - Nói phải củ cải cũng nghe Danh ngôn: "Người ta sống trong một ngày, có được nghe câu nói phải, trông thấy được một điều phải, làm được một việc làm phải, ngày ấy mới không hư sinh" Trần My Công "Điều gì không rõ ràng thì không nên thừa nhận" Descartes

File đính kèm:

  • docTiet 2 Ton tong le phaidoc.doc