I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
Giúp học sinh hiểu:
- Tình hình tệ nạn xã hội hiện nay và tác hại của nó.
- Một số quy định cơ bản của pháp luật và ý nghĩa của pháp luật nước ta về phòng, chống tệ nạn xã hội.
- Trách nhiệm của công dân nói chung, của học sinh nói riêng trong phòng, chống tệ nạn xã hội và biện pháp phòng, tránh.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết được những tệ nạn xã hội.
- Biết phòng ngừa tệ nạn xã hội cho bản thân.
- Tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống các tệ nạn xã hội ở trường, ở địa phương.
3. Thái độ:
Học sinh có thái độ:
- Xa lánh các tệ nạn xã hội.
- Ủng hộ những hoạt động phòng, chống các tệ nạn xã hội.
- Đồng tình với những chủ trương của Nhà nước và những quy định của pháp luật.
II. NHỮNG ĐƠN VỊ KIẾN THỨC CƠ BẢN.
1) Tìm hiểu về tệ nạn xã hội.
• Thế nào là tệ nạn xã hội?
• Thực trạng.
• Nguyên nhân.
• Hậu quả.
2) Những quy định cơ bản của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội.
3) Trách nhiệm của học sinh trong việc phòng, chống tệ nạn xã hội.
9 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2744 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 8 - Tiết 19 - 20 Bài 13: Phòng Chống Tệ Nạn Xã Hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TiÕt 19 - 20
Bµi 13: Phßng chèng tÖ n¹n x· héi
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Kiến thức:
Giúp học sinh hiểu:
Tình hình tệ nạn xã hội hiện nay và tác hại của nó.
Một số quy định cơ bản của pháp luật và ý nghĩa của pháp luật nước ta về phòng, chống tệ nạn xã hội.
Trách nhiệm của công dân nói chung, của học sinh nói riêng trong phòng, chống tệ nạn xã hội và biện pháp phòng, tránh.
Kĩ năng:
Nhận biết được những tệ nạn xã hội.
Biết phòng ngừa tệ nạn xã hội cho bản thân.
Tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống các tệ nạn xã hội ở trường, ở địa phương.
Thái độ:
Học sinh có thái độ:
Xa lánh các tệ nạn xã hội.
Ủng hộ những hoạt động phòng, chống các tệ nạn xã hội.
Đồng tình với những chủ trương của Nhà nước và những quy định của pháp luật.
NHỮNG ĐƠN VỊ KIẾN THỨC CƠ BẢN.
Tìm hiểu về tệ nạn xã hội.
Thế nào là tệ nạn xã hội?
Thực trạng.
Nguyên nhân.
Hậu quả.
Những quy định cơ bản của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội.
Trách nhiệm của học sinh trong việc phòng, chống tệ nạn xã hội.
CHUẨN BỊ.
Tranh ảnh, băng hình về các tệ nạn xã hội.
Số liệu tham khảo của Cục phòng, chống tệ nạn xã hội (Bộ Lao động- Thương binh và xã hội).
Số liệu của Ban chỉ đạo 197 Công an huyện Thanh Trì.
Luật Phòng, chống ma tuý năm 2000.
Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm 2003.
Luật Bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em năm 2004.
Bộ luật Hình sự năm 1999.
Bảng nhóm.
Máy Prôjecter.
Đạo cụ đóng tiểu phẩm.
TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Khởi động:
Tệ nạn xã hội thực sự là vấn đề bức xúc trong xã hội hiện nay. Nó gõ cửa tình nhà, len lỏi vào khắp các ngõ ngách từ thành thị đến thôn quê. Nó gậm nhấm, bào mòn nhân cách con người, làm rối loạn trật tự xã hội và làm tan nát hạnh phúc gia đình. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này? Làm thế nào để giảm bớt các tệ nạn xã hội? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu hỏi đó.
Bài mới:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
Kết quả cần đạt
Hoạt động 1:
Hướng dẫn HS tìm hiểu về các tệ nạn xã hội.
-GV giới thiệu tranh.
- GV: Cho biết nội dung những bức tranh vừa xem?
- GV: Em có suy nghĩ gì về các hành vi trên ?
- GV dẫn dắt: Các hành vi trên là các tệ nạn xã hội. Vậy thế nào là tệ nạn xã hội?
- GV chốt trên máy.
- GV giới thiệu:
+ Biểu đồ “Tình trạng nghiện ma tuý ở Việt Nam”.
+ Biểu đồ “Công tác đấu tranh chống tệ nạn xã hội ở Thanh Trì”.
- GV: Qua các biểu đồ trên, em có nhận xét gì về tình hình tệ nạn xã hội hiện nay ?
- GV đưa thông tin.
-GV:Qua các thông tin đó,
em có nhận xét gì về tính chất của các tệ nạn xã hội (đối tượng, mức độ, thủ đoạn)?
- GV yêu cầu HS xem băng hình và thảo luận nhóm:
+ Nhóm 1: Những nguyên nhân nào khiến con người sa vào các tệ nạn xã hội ?
Trong đó, nguyên nhân nào là chủ yếu?
+ Nhóm 2: Hậu quả của tệ nạn xã hội đối với bản thân như thế nào?
+ Nhóm 3: Hậu quả của tệ nạn xã hội đối với gia đình như thế nào?
+ Nhóm 4: Hậu quả của tệ nạn xã hội đối với xã hội như thế nào ?
- GV chuyển ý: Để hạn chế tệ nạn xã hội, nhà nước ta đã ban hành: Luật Phòng, chống ma tuý, Pháp lệnh Phòng chống mại dâm và Bộ luật Hình sự.
Hoạt động 2:
Hướng dẫn HS tìm hiểu những quy định cơ bản của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội.
- GV phát trước các văn bản luật để học sinh tìm hiểu:
+ Luật Phòng, chống ma tuý năm 2000.
+ Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm năm 2003.
+ Luật Bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em năm 2004.
+ Bộ luật Hình sự năm 1999.
- GV: “Luật Phòng, chống ma tuý” nghiêm cấm những hành vi nào?
- GV: “Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm” nghiêm cấm những hành vi nào?
- GV: “Bộ luật Hình sự” quy định như thế nào về tội cờ bạc?
- GV: Phòng, chống ma tuý là trách nhiệm của những ai?
- GV: Pháp luật cấm hành vi nào đối với trẻ em để phòng, chống tệ nạn xã hội?
- GV: Vì sao phải có quy định riêng đối với trẻ em? Điều đó có ý nghĩa gì?
- GV chốt
+ Trẻ em là lứa tuổi dễ bị dụ dỗ, lôi kéo, mua chuộc, lợi dụng.
+ Pháp luật nước ta rất nhân đạo quan tâm tới trẻ em.
- GV giới thiệu tiểu phẩm.
- GV: Chính và bà Sinh có vi phạm pháp luật không? Nếu có thì phạm tội gì và sẽ bị xử lí như thế nào?
- GV chiếu đáp án trên máy.
- GV giới thiệu băng hình.
- GV: Cho biết nội dung đoạn băng sẽ xem sau đây? Qua đoạn băng, em có suy nghĩ gì về pháp luật của nhà nước ta?
- GV khẳng định pháp luật nước ta rất nghiêm minh.
- GV: Hiện nay, trên địa bàn Hà Nội, trong giới học sinh, sinh viên vẫn có nhiều bạn mắc phải các tệ nạn xã hội. Đó là những tệ nạn nào?
Hoạt động 3:
Hướng dẫn HS tìm hiểu về
trách nhiệm của HS trong việc phòng, chống tệ nạn xã hội.
- GV: Trường ta đã có những hoạt động nào để phòng, ngừa các tệ nạn xã hội trong trường học?
- GV: Là một học sinh em sẽ làm gì để phòng chống các tệ nạn xã hội?
- GV tổ chức cho học sinh tham gia tuyên truyền.
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi (hành vi: cờ bạc, đua xe, mại dâm, ma tuý)
- HS trình bày suy nghĩ.
- HS rút ra khái niệm.
- HS quan sát biểu đồ.
- HS nêu nhận xét
- HS đọc thông tin.
- HS nhận xét.
- HS xem băng hình
- HS trao đổi, thảo luận nhóm và cử đại diện trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS dựa vào điều luật trình bày.
- HS dựa vào điều luật trình bày.
- HS trả lời.
- HS quan sát điều luật, trả lời.
- HS dựa vào điều luật, trả lời.
- HS lý giải và nhận xét
- HS diễn tiểu phẩm.
- HS suy nghĩ trả lời.
Học sinh quan sát băng hình và rút ra ý nghĩa của pháp luật nước ta.
- HS liên hệ trong học sinh, sinh viên.
HS liên hệ thực tế trong nhà trường:
+ Tuần 2 tháng 9 sinh hoạt dưới cờ với chủ đề Phòng, chống ma tuý, HIV/AIDS.
+ Tham gia cam kết Phòng, chống ma tuý và các tệ nạn xã hội với 5 không.
+Tham gia vẽ tranh, viết tiểu phẩm chủ đề Phòng, chống tệ nạn xã hội.
+ Sinh hoạt câu lạc bộ Phòng chống tội phạm.
+ Treo tranh ảnh, khẩu hiểu về Phòng chống ma tuý.
- HS liên hệ bản thân.
- HS tham gia tuyên truyền bằng hình thức thi giữa hai đội:
+Phần 1: “Bạn đố - đố bạn”
+Phần 2: Bình tranh
- Lớp học kết thúc bằng bài hát “Bạn ơi! Hãy tránh xa.” của nhạc sĩ Phạm Tuyên.
I. Tìm hiểu về tệ nạn xã hội
1. Thế nào là tệ nạn xã hội.
Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội.
2.Thực trạng.
- Gia tăng:
+Số vụ vi phạm.
+ Số người vi phạm.
- Phức tạp.
+ Đối tượng.
+ Thủ đoạn tinh vi.
+ Mức độ nghiêm trọng.
3. Nguyên nhân.
a. Nguyên nhân khách quan
- Thực hiện pháp luật không nghiêm.
- Ảnh hưởng xấu của ấn phẩm đồi truỵ.
- Cha mẹ nuông chiều, quản lý con cái không nghiêm, hoàn cảnh gia đình éo le.
- Do bị rủ rê, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc, không chế.
b. Nguyên nhân chủ quan
- Lười lao động, ham chơi, đua đòi, thích hưởng thụ.
- Do tò mò, thích tìm cảm giác mới lạ.
- Do thiếu hiểu biết
→Nguyên nhân chủ yếu.
4. Hậu quả của tệ nạn xã hội
a. Đối với bản thân
- Huỷ hoại sức khoẻ dẫn đến cái chết.
- Sa sút tinh thần,huỷ hoại phẩm chất đạo đức.
- Vi phạm pháp luật.
b. Đối với gia đình
- Kinh tế cạn kiệt, ảnh hưởng đến đời sống vật chất.
- Hạnh phúc gia đình tan vỡ.
c. Đối với xã hội
- Ảnh hưởng kinh tế.
- Suy giảm sức lao động xã hội.
- Ảnh hưởng đến truyền thống đạo đức, văn hoá dân tộc.
- Suy thoái giống nòi.
- Mất trật tự an toàn
xã hội: trộm cắp, cướp của, giết người)
II. Những quy định cơ bản của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội.
* Đối với mọi người
+ Cấm các hành vi về ma tuý (Điều 3 Luật Phòng, chống ma tuý).
+ Cấm các hành vi về mại dâm(Điều 4 Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm).
+ Cấm các hành vi về cờ bạc(Điều 248 Bộ luật Hình sự)
* Đối với trẻ em(Điều 7 Luật Bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em).
*Tiểu phẩm.
- Chính vi phạm pháp luật về tội sử dụng trái phép ma tuý.Theo điều 199 Bộ luật Hình sự sẽ ®îc gi¸o dôc vµ xö lý hµnh chÝnh b»ng biÖn ph¸p đưa vào trung tâm cai nghiện.
- Bà Sinh vi phạm pháp luật với tội tổ chức sử dụng ma tuý, chứa chấp sử dụng ma tuý, lôi kéo người khác sử dụng ma tuý. Theo điều 197, 198, 200 Bộ luật Hình sự thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm.
*Bài tập:
III. Trách nhiệm của học sinh.
- Hiểu được tác hại của tệ nạn xã hội.
- Sống giản dị, lành mạnh; hứng thú say mê học tập, lao động.
- Tuân theo những quy định của pháp luật.
- Phê phán, tố cáo những kẻ dụ dỗ, lôi kéo trẻ em vào các tệ nạn xã hội.
- Phát hiện, nhắc nhở bạn bè có biểu hiện không lành mạnh.
- Tham gia các hoạt động phòng, chống tệ
nạn xã hội trong nhà trường và địa phương
trở thành tuyên truyền viên tích cực.
IV. DẶN DÒ
Sưu tầm những gương sáng trong phong trào phòng, chống tệ nạn xã hội ở địa phương em.
Em hãy sáng tác thơ hoặc viết bài tuyên truyền với chủ đề Phòng, chống tệ nạn xã hội để tham dự buổi sinh hoạt Câu lạc bộ “Phòng, chống tội phạm” của nhà trường
File đính kèm:
- Tiet 18 Phong chong te nan xa hoi.doc