Giáo án Giáo dục công dân lớp 8 - Nguyễn Thọ Điền - Tuần 10 - Tiết 10 - Bài 9: Góp Phần Xây Dựng Nếp Sống Văn Hoá Ở Cộng Đồng Dân Cư

I. Mục tiêu bài học.

1. Kiến thức:

- Hiểu được thế nào là cộng đồng dân cư và xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư.

- Hiểu được ý nghĩa của việc xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư.

- Nêu được trách nhiệm của học sinh trong việc tham gia xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng.

2. Thái độ: Giáo dục HS:

- Đồng tình, ủng hộ các chủ trương xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư và các hoạt động thực hiện chủ trương đó.

3. Kỹ năng: HS biết:

- Thực hiện các quy định về nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư.

- Tham gia các hoạt động tuyên truyền, vân động xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư.

II. Các kĩ năng cần được giáo dục:

 - Kĩ năng tư duy phê phán trong việc nhận xét, đánh giá hành vi.

- Kĩ năng phn tích so snh những biểu hiện tôn trọng, hợp tác.

- Kĩ năng ra quyết định, kĩ năng phn tích

III. Hoạt động dạy – học.

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ:

 - GV trả bài kiểm tra một tiết - nhận xét.

3. Bài mới.

 *GV giới thiệu: Những người sống cùng theo khu vực lãnh thổ hoặc đơn vị hành chính gọi là cộng đồng dân cư. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư do UBTW MTTQ Việt Nam phát động từ 05.1995 đang được triển khai rộng khắp ở các khu dân cư trong cả nước, cuộc vận động nhằm vào những nội dung kinh tế –chính trị và văn hoá. Vậy cộng đồng dân cư phải làm gì để góp phần xây dựng nếp sống văn hoá? Đó là nội dung của bài học hôm nay.

* Tiến trình bài dạy:

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1108 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 8 - Nguyễn Thọ Điền - Tuần 10 - Tiết 10 - Bài 9: Góp Phần Xây Dựng Nếp Sống Văn Hoá Ở Cộng Đồng Dân Cư, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUAÀN 10 Ngaøy soaïn: 20/10/2013 TIEÁT 10 Ngaøy daïy: 21 /10/2013 Bài 9: GÓP PHẦN XÂY DỰNG NẾP SỐNG VĂN HOÁ Ở CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ I. Mục tiêu bài học. 1. Kiến thức: - Hiểu được thế nào là cộng đồng dân cư và xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư. - Hiểu được ý nghĩa của việc xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư. - Nêu được trách nhiệm của học sinh trong việc tham gia xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng. 2. Thái độ: Giáo dục HS: - Đồng tình, ủng hộ các chủ trương xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư và các hoạt động thực hiện chủ trương đó. 3. Kỹ năng: HS biết: - Thực hiện các quy định về nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư. - Tham gia các hoạt động tuyên truyền, vân động xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư. II. Các kĩ năng cần được giáo dục: - Kĩ năng tư duy phê phán trong việc nhận xét, đánh giá hành vi. - Kĩ năng phn tích so snh những biểu hiện tôn trọng, hợp tác. - Kĩ năng ra quyết định, kĩ năng phn tích III. Hoạt động dạy – học. 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: - GV trả bài kiểm tra một tiết - nhận xét. 3. Bài mới. *GV giới thiệu: Những người sống cùng theo khu vực lãnh thổ hoặc đơn vị hành chính gọi là cộng đồng dân cư. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư do UBTW MTTQ Việt Nam phát động từ 05.1995 đang được triển khai rộng khắp ở các khu dân cư trong cả nước, cuộc vận động nhằm vào những nội dung kinh tế –chính trị và văn hoá. Vậy cộng đồng dân cư phải làm gì để góp phần xây dựng nếp sống văn hoá? Đó là nội dung của bài học hôm nay. * Tiến trình bài dạy: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Khai thác phần đặt vấn đề. *GV gọi 2 HS đọc 2 thông tin mục đặt vấn đề (SGK/22 -23), sau đó cho HS trả lời trực tiếp các câu hỏi gợi ý: ? Những hiện tượng tiêu cực nêu ở mục (1) là gì ? -HS: Hiện tượng tảo hôn, dựng vợ gả chồng sớm để có người làm, người ốm – chết thì mời thầy cúng làm phù phép trừ ma, uống rượu say –đánh bạc vào lễ tết, đám ma ăn linh đình... ? Những hiện tượng đó ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống người dân ? -HS: Các em phải lập gia đình sớm, xa gia đình, không được đi học, vợ chồng bỏ nhau –cuộc sống dang dở ->đói nghèo; Ai bị coi là ma thì bị xua đuổi ->chết vì bị đối xử tồi tệ... ? Vì sao làng Hinh được công nhận là làng văn hoá ? -HS: Vệ sinh sạch sẽ, dùng nước giếng sạch, không có bệnh dịch lây lan, bà con đau ốm đến trạm xá, trẻ em đủ tuổi đến trường, phổ cập giáo dục xoá mù, đoàn kết – giúp đỡ, giữ vững an ninh, xoá bỏ phong tục tập quán cũ lạc hậu... ? Những thay đổi đó ảnh hưởng ntn đến cuộc sống ? -HS: Người dân trong cộng đồng yên tâm sản xuất và làm ăn kinh tế ->nâng cao đời sống vật chất và tinh thần... =>GV chuyển ý: Xây dựng nếp sống ở cộng đồng dân cư là việc làm thiết thực và có ý nghĩa quan trọng với đời sống người dân cũng như sự phát triển đất nước để giữ vững bản sắc dân tộc. Tìm hiểu nội dung bài học. *GV hướng dẫn HS rút ra bài học từ thông tin mục II /23 – 24. ? Em hiểu thế nào là cộng đồng dân cư ? Thế nào là xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư? ? Vì sao phải xây dựng nếp sống văn hoá ở khu dân cư ? ? HS phải làm gì để góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư ? =>HS trả lời và bổ sung, GV chuẩn xác và nhấn mạnh: Gia đình hạnh phúc và cộng đồng dân cư bình yên sẽ góp phần làm cho xã hội văn minh và tiến bộ. Thảo luận nhóm liên hệ thực tế. *GV chia nhóm cho HS thảo luận (3’) theo các câu hỏi: -Nhóm1:Nêu những biểu hiện của nếp sống văn hoá ở khu dân cư? (Các gia đình giúp nhau làm kinh tế, tham gia xoá đói giảm nghèo, động viên con em đi học, giữ gìn vệ sinh-nếp sống văn minh, đọc sách báo tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội và thực hiện sinh đẻ có kế hoạch)... -Nhóm2: Tìm hành vi trái với nếp sống văn hoá ở một số HS hiện nay ? (Thiếu tôn trọng người khác, bỏ học – tụ tập quán xá – gây rối trật tự an ninh – nghiện hút-đua xe-trộm cắp – cờ bạc –số đề –lười lao động, thích ăn chơi, mê tín, tảo hôn, xả rác bừa bãi)... -Nhóm3: Nêu biện pháp góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ? (Thực hiện đường lối –chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao dân trí –sức khoẻ cho nhân dân, đoàn kết, giữ gìn an ninh và vệ sinh bảo vệ môi trường, tham gia hoạt động nhân đạo và đền ơn đáp nghĩa, thực hiện quy ước của cộng đồng)... =>Đại diện nhóm HS trả lời và bổ sung, GV nhận xét và chốt lại: Như vậy để xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư cần có sự tham gia của các thành viên trong cộng đồng và quan trọng nhất vẫn là ý thức mọi người. Luyện tập . *GV hướng dẫn HS làm bài tập tại lớp: -Gọi 2 HS lên bảng làm bài 2/24, cả lớp làm vào vở. =>GV nhận xét. I. Đặt vấn đề. II. Nội dung bài học. 1. Khái niệm: - Cộng đồng dân cư là toàn thể những người cùng sinh sống trong một khu vực lãnh thổ hoặc đơn vị hành chính, gắn bó thành khối, giữa họ có sự liên kết hợp tác với nhau để chùng thực hiện lợi ích chung. -Xây dựng nếp sống văn hoá là làm cho đời sống văn hoá tinh thần ngày càng lành mạnh và phong phú. 2. Ý nghĩa: -Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình và xã hội. - Bảo vệ và phát huy truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc. 3. Trách nhiệm CD – HS: -Tham gia hoạt động xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng. - Phê phán và tránh việc làm xấu, - Bảo vệ cảnh quan sạch đẹp. - Bài trừ PTTQ lạc hậu, mê tín dị đoan. III. Bài tập. *Bài 2/24: -Biểu hiện đúng: a, c, d, đ, g, i, k, o. -Còn lại là biểu hiện sai. 4. Củng cố: *Cho HS sắm vai đóng tiểu phẩm theo các nội dung sau: - Bố rượu chè và chơi số đề -> em phải bỏ học. - Gia đình bác Nam tổ chức đám cưới cho con linh đình -> sau đám cưới vỡ nợ. 5. Đánh giá : - Các em có nhận xét gì về các tình huống mà các bạn vừa thể hiện. từ đó hãy rút ra bài học cho bản thân ? + HS lần lượt nêu ý kiến đánh giá. =>GV nhận xét, tuyên dương - động viên HS và kết luận: HS phải học tập tốt và rèn luyện toàn diện để góp phần xây dựng khu dân cư ngày càng văn minh và sạch đẹp hơn. 6. Hoạt động nối tiếp: - Học bài theo nội dung bài học, - Hoàn thiện các bài tập vào vở, - Chuẩn bị bài mới: Tự lập. 7. Rút kinh nghiệm: ..

File đính kèm:

  • doctuan 10.doc
Giáo án liên quan