I.Mục tiêu bài học:
- Học sinh hiểu các loại hình hoạt động chính trị- xã hội, sự cần thiết tha gia các hoạt động chính trị- xã hội vì lợi ích, ý nghĩa của nó.
- Có kĩ năng tham gia các hoạt động chính trị- xã hội, qua đó hình thành kĩ năng hợp tác, tự khẳng định bản thân trong cuộc sống cộng đồng.
- Hình thành ở học sinh niềm tin yêu vào cuộc sống, tin vào con người, mong muốn được tham gia các hoạt động của lớp, của trường và xã hội.
II.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
- SGK, SGV GDCD 8.
- Sưu tầm các sự kiện ở địa phương, những tâm gương của những cựu học sinh của trường đã thành đạt , có cống hiến cho xã hội.
III.Tiến trình dạy- học: 1)Ổn định tổ chức lớp:
2)Kiểm tra bài cũ:
? Thế nào là tình bạn trong sáng lành mạnh. Tình bạn đó có những đặc điểm gì
? Làm bài tập 4( sgk/17).
3)Nội dung bài học:
2 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1014 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo Án Giáo Dục Công Dân Lớp 8 - Nguyễn Thị Hoa - Tuần7 - Tiết 7 - Bài 7: Tích Cực Tham Gia Các Hoạt Động Chính Trị- Xã Hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần7. Tiết 7:
Bài 7.tích cực tham gia
các hoạt động chính trị- xã hội
I.Mục tiêu bài học:
- Học sinh hiểu các loại hình hoạt động chính trị- xã hội, sự cần thiết tha gia các hoạt động chính trị- xã hội vì lợi ích, ý nghĩa của nó.
- Có kĩ năng tham gia các hoạt động chính trị- xã hội, qua đó hình thành kĩ năng hợp tác, tự khẳng định bản thân trong cuộc sống cộng đồng.
- Hình thành ở học sinh niềm tin yêu vào cuộc sống, tin vào con người, mong muốn được tham gia các hoạt động của lớp, của trường và xã hội.
II.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
SGK, SGV GDCD 8.
Sưu tầm các sự kiện ở địa phương, những tâm gương của những cựu học sinh của trường đã thành đạt , có cống hiến cho xã hội.
III.Tiến trình dạy- học: 1)ổn định tổ chức lớp:
2)Kiểm tra bài cũ:
? Thế nào là tình bạn trong sáng lành mạnh. Tình bạn đó có những đặc điểm gì
? Làm bài tập 4( sgk/17).
3)Nội dung bài học:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
GV: Giới thiệu 2 bức ảnh:
Hình ảnh về một số hoạt động nhân đạo.
Hình ảnh về mọt số hoạt động chính trị- xã hội.
? Miêu tả việc làm của nhân vật trong bức tranh.
? Những hình ảnh trong 2 bức tranh nói lên điều gì Liên quan đến những vấn đề gì mà em được biết.
HS: Trả lời – GV: Nhận xét bổ sung.
GV: Dẫn dắt học sinh vào bài mới.
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung đặt vấn đề.
GV: Tổ chức học sinh thảo luận nhóm phần gợi ý trong mục Đặt vấn đề.
? Em đồng tình với quan niệm nào? Vì sao.
? Kể những hoạt động chính trị- xã hội mà em thường tham gia
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét bổ sung.
?Học sinh tham gia các hoạt động chính trị- xã hội sẽ có lợi gì cho cá nhân và xã hội.
Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung bài học.
? Thế nào là hoạt động chính trị- xã hội.
HS : Trả lời và ghi nội dung đó vào vở.
GV: Nhận xét.
? Nêu ý nghĩa của việc tham gia hoạt động chính trị – xã hội.
HS: Trả lời cá nhân.
GV: Nhận xét bổ sung – Tóm tắt nội dung chính.
HS: Ghi vào vở.
? Học sinh làm gì để tham gia các hoạt động chính trị- xã hội.
HS: Suy nghĩ cá nhân và trả lời.
GV: Kết luận.
HS: Ghi vào vở.
Hoạt động 4:Luyện tập.
GV: Tổ chức cho học sinh sử dụng phiếu học tập.
Bài tập 2 sgk trang 19.
? Đọc nội dung bài tập 2:
HS: Làm ra phiếu học tập và trả lời .
Học sinh khác nhận xét.
GV: Bổ sung cho điểm.
4) Củng cố kiến thức:
GV: Nhận xét kết luận toàn bài: Tích cực tham gia các hoạt động chính trị- xã hội là trách nhiệm của mỗi người. Các công dân nói chung và bản thân HS nói riêng tuỳ theo sức của mình tích cực tham gia góp phần xây dựng quan hệ xã hội tốt đẹp giúp cho sự phát triển nhân cách của mỗi cá nhân.
I.Đặt vấn đề
a) Em đồng tình với quan niệm: Học văn hoá tốt, rèn luyện kĩ năng lao động là cần thiết nhưng chưa đủ, phải tích cực tham gia các hoạt động chính trị- xã hội của địa phương, của đất nước.
b) Những hoạt động chính trị – xã hội:
- Học tập văn hoá.
- Tham gia sản xuất của cải vật chất.
- Hoạt động từ thiện.
-Hoạt động đoàn - đội.
-Hoạt động đền ơn đáp nghĩa.
Tham gia chống tệ nạn xã hội.
II. Nội dung bài học
1. Thế nào là hoạt động chính trị- xã hội.
Là những hoạt động có nội dung liên quan đến việc xây dựng và bảo vệ Nhà nước, chế độ chính trị- xã hội, là những hoạt động trong các tổ chức chính trị đoàn thể quần chúng và hoạt động nhân đạobảo vệ môI trường sống của con người.
2. ý nghĩa của việc tham gia hoạt động chính trị- xã hội.
Là điều kiện để mọi cá nhân bộc lộ, rèn luyện phát triển khả năng và đóng góp trí tuệ, công sức của mình vào công việc chung của xã hội.
3. Học sinh phải làm gì để tham gia các hoạt động chính trị- xã hội.
Để hình thành , phát triển thái độ , tình cảm, niềm tin trong sáng, rèn luyện năng lực giao tiếp ứng xử, năng lực tổ chức, quản lý, năng lực hợp tác
III. Bài tập
Bài 2(trang 19)
Hoạt động thể hiện tính tích cực là a, e, g, i , k, l.
Hoạt động thể hiện tính tiêu cực là b, c, d, đ, h.
5) Hướng dẫn về nhà :
-Làmbài tập 1,3, 5 SGK trang 20.
-Xem bài 8 và tìm hiểu giá trị văn hoá Việt Nam và thế giới( có thể là tranh ảnh , hiện vật)
IV. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- Tuan 7.doc