Giáo Án Giáo Dục Công Dân Lớp 8 - Nguyễn Thị Hoa - Tuần 11 - Tiết 11 - Bài 10: Tự Lập

I.Mục tiêu bài học:

- Nêu được một số biểu hiện của người có tính tự lập;

- Giải thích được bản chất của tính tự lập;

- Phân tích được ý nghĩa của tính tự lập đối với bản thân, gia đình, xã hội.

- Biết tự lập trong học tập, lao động và trong sinh hoạt cá nhân.

II.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

- SGK, SGV DGCD 8.

- Một số câu chuyện, tấm gương về HS nghèo vượt khó, tự lập vươn lên.

III.Tiến trình dạy- học:

 1)Ổn định tổ chức lớp:

2)Kiểm tra bài cũ

? Em hãy kể về gương tốt ở khu dân cư của em tham gia xây dựng nếp sống văn hoá.

 3)Nội dung bài học:

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1195 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo Án Giáo Dục Công Dân Lớp 8 - Nguyễn Thị Hoa - Tuần 11 - Tiết 11 - Bài 10: Tự Lập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11: Tiết11. Bài 10. tự lập I.Mục tiêu bài học: - Nêu được một số biểu hiện của người có tính tự lập; - Giải thích được bản chất của tính tự lập; - Phân tích được ý nghĩa của tính tự lập đối với bản thân, gia đình, xã hội. - Biết tự lập trong học tập, lao động và trong sinh hoạt cá nhân. II.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: SGK, SGV DGCD 8. Một số câu chuyện, tấm gương về HS nghèo vượt khó, tự lập vươn lên. III.Tiến trình dạy- học: 1)ổn định tổ chức lớp: 2)Kiểm tra bài cũ ? Em hãy kể về gương tốt ở khu dân cư của em tham gia xây dựng nếp sống văn hoá. 3)Nội dung bài học: Hoạt động 1: Giới thiệu bài. Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung đặt vấn đề. GV: Tổ chức cho học sinh tìm hiểu chuyện đọc bằng cách cho HS đọc chuyện theo phân vai. 1HS có giọng đọc tốt đọc lời dẫn. 1 HS vai Bác Hồ 1 HS vai anh Lê HS cả lớp lắng nghe chuyện đọc. GV: Chia lớp làm 3 nhóm để thảo luận. Mỗi nhóm trả lời 1 câu. ? Vì sao Bác Hồ có thể ra đi tìm đường cứu nước dù chỉ có hai bàn tay trắng. ? Em có nhận xét gì về suy nghĩ, hành động của anh Lê. ? Suy nghĩ của em qua câu chuyện trên. HS: Các nhóm thảo luận và trình bày bài làm của nhóm mình. HS: Cả lớp nhận xét, tranh luận. GV: Bổ sung, kết luận. GV: Yêu cầu học sinh rút ra ý nghĩa bài học. Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung bài học. GV: Cùng trao đổi với học sinh để tìm hiểu nội dung bài(4 ý chính) HS: Làm việc cá nhân. ? Mỗi học sinh tìm 1 hành vi của tính tự lập trong học tập, lao động và sinh hoạt hàng ngày. GV: Chia cột trên bảng phụ. HS: Lên bảng điền vào cột. HS: Cả lớp nhận xét. GV: Nhận xét, bổ sung, sửa lỗi tóm tắt ý chính. ? Thế nào là tính tự lập HS: Trả lời và ghi nội dung vào vở. ? Những biểu hiện của tính tự lập. HS: Suy nghĩ cá nhân. HS: Trả lời. Cả lớp nhận xét, bổ sung. GV: Tóm tắt ý chính. ? Tìm hành vi trái ngược tính tự lập. - Nhút nhát. - Lo sợ. - Ngại khó. - ỷ lại dựa dẫm. - Phụ thuộc người khác. ? Tìm câu tục ngữ nói về người có hành vi trên. HS: “ Há miệng chờ sung” ? ý nghĩa của tự lập. HS: Trả lời. GV: Nhận xét, bổ sung. HS: Ghi vào vở. ? Các em rút ra được bài học gì và phải làm gì để có tính tự lập. HS: Trả lời. GV: Giải thích, kết luận. Hoạt động 4:Luyện tập. GV: Cho học sinh cả lớp thảo luận bài 2 SGK. HS: Làm việc độc lập. HS: Trả lời phải giải thích vì sao. HS khác bổ sung. GV: Kết luận cho điểm HS có ý kiến tốt. Bài 5 SGK. Lập kế hoạch tự rèn luyện của bản thân. GV: Phát phiếu có mẫu kế hoạch. HS: Cả lớp điền vào kế hoạch. HS: Lên bảng trình bày HS: Cả lớp góp ý kiến bổ sung. GV: Nhận xét, kết luận. Rút kinh nghiệm qua phần giải bài tập của học sinh. I.Đặt vấn đề a)Bác Hồ có thể ra đi tìm đường cứu nước với hai bàn tay trắng vì: - Bác Hồ có sẵn lòng yêu nước. - Bác Hồ có lòng quyết tâm hăng háI của tuổi trẻ, tin vào chính mình, sức lức của mình. Tự nuôi sống mình bằng 2 bàn tay lao động để đI tìm đường cứu nước. b) Anh Lê là người yêu nước. - Vì quá phiêu lưu mạo hiểm anh không đủ can đảm đi cùng Bác Hồ. c) Suy nghĩ về bản thân qua câu chuyện về Bác Hồ, em thấy rằng:Bác đã thể hiện phẩm chất không sợ khó khăn, gian khổ, ý chí tự lập cao. Bài học: Phải quyết tâm không ngại khó khăn, có ý chí tự lập trong học tập và rèn luyện. II. Nội dung bài học 1) Tự lập là gì? Là tự làm lấy, tự giải quyết công việc, tự lo liệu, tạo dựng cuộc sống, không trông chờ dựa dẫm vào người khác. 2) Những biểu hiện của tính tự lập: - Tự tin. - Bản lãnh. - Vượt khó khăn, gian khổ. - Có ý chí nỗ lực phấn đấu, kiên trì, bền bỉ. 3)ý nghĩa của tự lập: - Người có tính tự lập thường gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống. -Họ xứng đáng được mọi người kính trọng. 4) Học sinh làm gì? - Rèn luyện từ nhỏ. - đi học. - Đi làm. -Sinh hoạt hàng ngày. III. Bài tập Bài 2(sgk/26) ý kiến sai: a,b. ý kiến đúng:c, d, đ, e. Bài 5(sgk/27) 4) Củng cố kiến thức: - “Tự lực cánh sinh”. Là câu tục ngữ nói về tính tự lập - Khái quát nội dung bài học. 5) Hướng dẫn về nhà : - Làm các bài tập còn lại SGK. - Chuẩn bị bài 11. IV. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docTuan 11.doc
Giáo án liên quan