A- Mục tiêu bài học:
1- Kiến thức:
- Giúp học sinh hiểu thế nào là tôn trọng lẽ phải?
- Biểu hiện của sự tôn trọng lẽ phải
- Ý nghĩa của việc tôn trọng lẽ phải.
2- Tư tưởng.
- Biết tôn trọng lẽ phải, học tập những gương tốt trong xã hội.
- Biết phê phán hành vi không tôn trọng lẽ phải.
3- Kỹ năng:
- Biết tôn trọng thể hiện các hành vi, thể hiện sự tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽphải trong cuộc sống.
- Rèn luyện và giúp đỡ mọi người biết tôn trọng lẽ phải.
- rèn luyện thói quen tự kiểm tra hành vi của mình để trở thành người biết tôn trọng lẽ phải.
B- Phương pháp:
- Phương pháp đóng vai.
- Thảo luận nhóm.
- Giải quyết vấn đề.
C- Tài liệu và phương tiện:
- SGK, SGV GDCD 8
D- Hoạt động dạy và học.
I- Ổn định lớp
II- Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh.
III- Bài mới: Bàn về trang phục cho ngày khai giảng đầu năm , các bạn ở có ý kiến như sau:
- Tổ 1: Theo mình, khôngnên phải mặc đồng phục, nên để mọi người ăn mặc tự do miễn sao là đẹp.
- Tổ 2: Theo mình, năm nay nên đổi mới, các bạn nử mặc váy, các bạn nam mặc quần jean, áo thun cho một.
- Tổ 3: Mình không đồng ý với ý kiến của hai tổ.chúng ta nên mặc đồng phục vì nó có ý nghĩa với học sinh và phù hợp vớ ngày lễ.
- Tổ 4: Đồng ý với ý kiến tổ 3. Còn em đồng ý với ý kiến nào?
Giáo viên cho hs thảo luận nhóm và trình bày ý kiến của mình. Giáo viên chốt ý.
Vì sao chúng ta lại chọn ý kiến trên? Để tìm hiểu kỹ hơn, thầy mời các em vào bài học hôm nay.
47 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1447 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 8 - Nguyễn Thanh Phước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i nuôi dưỡng.
4- Củng cố: Học sinh đọc lại nội dung bài học.
5- Dặn dò: Các em về học bài và xem trước phần tiếp theo của bài
*************************************************************************************
Tuần 15 Tiết 15
Bài 12 QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG GIA ĐÌNH (tt)
A- Mục tiêu:
1- Kiến thức: Giúp học sinh hiểu
- Một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của mọi thành viên trong gia đình
- Ý nghĩa của những quy định trên
2- Thái độ:
- Học sinh có thái độ tôn trọng và tình cảm đối với gia đình mình
- Có ý thức xây dựng gia đình hạnh phúc
- Thực hiện tốt nghĩa vụ đối với ông bà, cha mẹ, anh chị em.
3- Kỹ năng:
- Biết ứng xử phù hợp với các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của bản thân trong gia đình
- Biết đánh giá hành vi của bản thân và của người khác theo quy định của pháp luật.
B- Phương pháp.
- Thảo luận nhóm
- Trắc nghiệm
- Nêu và giải quyết tình huống
C- Tài liệu và phương tiện
- Giáo viên: SGK, SBT, các tình huống
- SGK, SBT
D- Hoạt động dạy và học:
1- Ổn định lớp
2- Kiểm tra bài cũ:
Trình bày quyền và nghĩa vụ của cha mẹ, ông bà đối với con, cháu?
3- Bài mới:Tiết trước chúng ta đã được học quyền và nghĩa vụ của cha mẹ, ông bà đối với con cái. Vậy con cái có nghĩa vụ gì đối với ông bà, cha mẹ? Để tìm hiểu rõ vấn đề này. Chúng ta đi tìm hiểu phần tiếp theo của bài.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
G
H
G
H
G
H
G
H
G
H
Học sinh nhắc lại quyền và nghĩa vụ của cha mẹ, ông bà đối với con cái?
- Học sinh nhắc lại.
Học sinh đọc tài liệu tham khảo hiến pháp năm 1992
* Hoạt động: Giải quyết tình huống.
1- Tốt nhgiệp Đại Học, Tiến bắt đầu đi làm. Tiến dùng tiền lương của mình để mua sắm quần áo, mua xe, chiêu đãi bạn bè. Bố mẹ hỏivề công việc, góp ý về cách tiêu tiền. Tuấn cằn nhằn “Bố mẹ hỏi để làm gi?” em có nhận xét gì vể cách cư xử của Tiến? Nếu là em thì em sẽ cư xử ra sao?
2- Bố mẹ li hôn, Tài ở với bà nội. Bà vừa ngheo lại yếu đau luôn. Thương bà, Tài bỏ học đi làm để có tiền nuôi bà. Do bạn xấu rủ rê, Tài đã lao vao con đường trộm cắp, nghiện ngập. Và giờ đây, Tài đang ở trong trại giam để chờ ngày pháp luật xét xử. Trong chuyện này ai có lỗi? Nếu là em thì em sẽ làm như thế nào?
Các nhóm tiến hành thảo luận và trình bày kết quả.
Đáp án:
- Cách cư xử của Tài là sai, vì mình là con phải nghe lời bố mẹ. Cách góp ý của bố mẹ là đúng, chỉ muốn mình tốt hơn và đó là cách quan tâm con cái của bố mẹ. Nếu em là Tiến thì sẽ đưat iền cho bố mẹ, bớt chơi bời, nghe lời khuyên của bố mẹ.
- Trong chuyện này thì cả bố mẹ Tài và bản thân Tài đều sai. Bố mẹ Tài sai là chia tay nhau không chăm lo cho con cái. Đó là trách nhiệm của bố mẹ. Còn Tài sai là em đã bị bạn bè lôi kéo vào con đường tội lỗi. Lúc đầu em đã thấy được trách nhiệm của mình đối với bà nhưng vì một chút ham vui àm Tài đã làm khổ mình, làm khổ bà. Nếu em là Tài thì em sẽ không để bà buồn vì sự dại dột đó.
Vậy qua đó em thấy được trách nhiệm của mình đối với ông bà, cha mẹ là gì?
- Học sinh dựa vào SGK và trình bày.
Giáo viên bổ sung và chốt ý.
Học sinh giải quyết tình huống sau:
Đôi khi giữa cha mẹ và con cái, giữa anh chị em có sự bất hòa. Trong trường hợp đó em sẽ xử sự như thế nào để khắc phục sự bất hòa, giữ gìn mối quan hệ tốt đẹp trong gia đình?
Học sinh các bàn tiến hành thảo luận và trình bày kết quả. Giáo viên nhận xét và chốt ý.
* Cách cư xử:
- Chấp nhận sở thích, thói quen của mỗi người trong gia đình. Ngăn cản không cho bất hòa nghiêm trọng hơn
- Khuyên hia bên phải thật sự bình tĩnh, giải thích nhẹ nhàng khuyên để họ thấy được cái đúng, cái sai.
Tất cả cách cư xử trên nhằm mục đích là gì?
- Đó là tất cả các quy định nhmằ xây dựng gia đình hòa thuận, hạnh phúc và giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam. Chúng ta phải hiểu và htực hiện tốt quyền, nghĩa vụ của mình trong gia đình.
Trong các câu tục ngữ sau, câu nào nói lên mối quan hệ trong gia đình:
Đi thưa về gởi
Con dại cái mang
Lời chào cao hơn mâm cỗ
Một giọt máu đào hơn ao nước lã
Của chồng công vợ
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Học sinh làm bài tập và trình bày kết quả. Giáo viên nhận xét và cho điểm.
3- Quyền và nghĩa vụ của con cháu.
- Con cháu có bổn phận kính yêu, kính trọng, biết ơn cha mẹ, ông bà; có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, ông bà, đặc biệt khi cha mẹ, ông bà ốm đau, già yếu. Nghiêm cấm con cháu có hành vi ngược đãi, xúc phạm cha mẹ, ông bà.
3- Bổn phận của anh chị em.
- Anh chị em có bổn phận thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau và nuôi dưỡng nhau nếu không còn bố mẹ.
III- Luyện tập:
B, d, e
4- Củng cố: Học sinh đọc lại nội dung bài học
5- Dặn dò: Các em về học bài cũ, làm các bài tập còn lại và xem trước bài mới.
*************************************************************************************
Tuần 16 Tiết 16
ÔN TẬP
A- Mục tiêu:
- Ôn lại kiến thức đã học ở các bài trước.
- Thông qua đó giáo dục đạo đức cho học sinh
B- Chuẩn bị:
- Giáo viên: Bài tập có sẵn trên bảng phụ
- Học sinh: Xem bài trước ở nhà.
C- Hoạt động dạy và học:
1- Ổn định
2- Kiểm tra bài cũ:
Nêu quyền và nghĩa vụ của con cháu đối với ông bà, cha mẹ?
Bổn phận của anh chị em trong gia đình?
3- Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Gọi một số học sinh trả lời
Thế nào là pháp luật?
Thế nào là kỉ luật?
Kỉ luật và pháp luật có mối quan hệ với nhau như thế nào?
Học sinh cần có tính kỉ luật và tôn trọng pháp luật không? Vì sao?
Có người cho rằng, :Pháp luật chỉ cnầ với những người không có tính kỉ luật, tự giác,. Còn đối với những người có ý thức kỉ luật thhì pháp luật là không cần thiết. Quan niệm trên đúng hay sai?
Giải quyết tình huống:
Giáo viên chuẩn bị tình huống trên bảng phụ
Trong một buổi sinh hoạt Đội có một số bạn đến chậm
a- Chi đội trưởng nhắc nhở, phê bình mấy bạn đó là thiếu kỉ luật đội.
b- Các bạn trẹn giải thích là: Đội là hoàn toàn tự nguyện, tự giác, không thể coi đến chậm là thiếu kỉ luật được.
Em đồng ý với ý kiến nào? Vì sao?
Các nhóm tự thảo luận và đưa ra kết quả.
Thế nào là cộng đồng dân cư?
Thế nào là xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư?
Em có nhận xét gì về nếp sống văn hóa nơi em ở? Lấy một số ví dụ về việc là để xây dựng nếp sống văn hóa nơi em ở?
Giáo viên gọi một số học sinh đánh giá vấn đề văn hóa nơi mình ở.
Thế nào là hoạt động chính trị – xã hội?
Học sinh dựa vào nội dung bài học và trình bày.
Vì sao phải tích cực tham gia các hoạt động chính trị – xã hội?
Là học sinh em phải làm như thế nào để tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội
Giáo viên gọi học sinh trả lời
Bài tập: Giáo viên cho học sinh làm bài tâp vào bảng phụ của từng học sinh, sau đó gọi học sinh trình bày.
Căn cứ vào hoàn cảnh và điều kiện của lớp, trường, địa phương. Em hãy đề xuất một hoạt động chính trị – xã hội cho tập thể và phát thảo kế hoạch thực hiện hoạt động đó.
Thế nào là lao động tự giác?
Thế nào là lao động sáng tạo?
- Học sinh dựa vào kiến thức đã học và trả lời.
Vì sao trong thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa chúng ta phải lao động tự giác và sáng tạo?
Thảo luận nhóm:
Có quan điểm cho rằng: chỉ có thể rèn luyện tính tự giác vì đó là phẩm chất đạo đức. Còn sự snág tạo không rèn luyện được vì đó là tố chất trí tuệ do bẩm sinh di truyền mà có. Em có đồng ý với quan điểm trên không? Vì sao?
Các nhóm tiến hành thảo luận và trình bày kết quả. Giáo viên nhận xét và cho điểm.
1- Tính kỉ luật và tôn trọng pháp luật.
- Người học sinh cần có tính kỉ luật và tôn trọng pháp luật. Vì tôn trọng pháp luật và kỉ luật sẽ làm cho học sinh có một chuẩn mực chung để rèn luyện và thống nhất trong hoạt động.
- Quan niệm đó là sai vì pháp luật là có tính bắt buộc đối với mọi người.
- Em đồng ý với ý kiến của chi đội trưởng vì trong bất kì môi trường nào củng cần có tình kỉ luật.
2- Xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư.
- Hạnh phúc, đầm ấm, hòa thuận.
- Mọi người đều thực hiện kế hoạch hoa 1gia đình.
- Đoàn kết với mọi người, thực hiện tốt nghĩa vụ công nhân.
* Địa phương em đã thực hiện:
- Tuyên truyền kế hoạch hóa gia đình.
- Thực hiện gnhis4 vụ của một công dân: Tham gia bảo vệ môi trường, chống AIDS
3- Tích cực tham gia các hoạt động chính trị – xã hội.
- Hoạt động: Ủng hộ đồng bào bão lụt.
+ Lớp: Tùy thuộc vào điều kiện của từng cá nhân mà tham gia.
4- Lao động tự giác và sáng tạo.
- em không đồng ý với quan điểm trên , sự sáng tạo không chỉ do bẩm sinh mà có. Nó cón do quá trình rèn luyện, quá trình giáo dục mà có.
4- Củng cố: Học sinh đọc lại nội dung bài học
5- dặn dò: Các em về học bài thi HKI
File đính kèm:
- Giao an GDCD 8 ca nam(1).doc