I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS hiểu thế nào là tôn trọng lẽ phải.
- Nêu được một số biểu hiện của tôn trọng lẽ phải.
- Phân biệt được tôn trọng lẽ phải với không tôn trọng lẽ phải.
- Hiểu được ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải.
2. Kỹ năng:
- Biết suy nghĩ và hành động theo lẽ phải.
3. Thái độ:
- Có ý thức tôn trọng lẽ phải và ủng hộ những người làm theo lẽ phải.
- Không đồng tình với những hành vi làm trái lẽ phải, làm trái đạo lí của dân tộc.
II.CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- SGK, SGV GDCD lớp 8.
- Sưu tầm thêm một số câu chuyện, đoạn thơ, câu nói của các danh nhân hay ca dao tục ngữ nói về tôn trọng lẽ phải.
2. Học sinh:
- SGK, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Kiểm tra dụng cụ học tập:
89 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1212 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 8 - Mai Thanh Hòa - Trường THCS Hữu Sản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à các tai nạn trên gây ra ?
(H): Công dân có quyền sở hữu những gì ?
(H): Em hãy xác định nghĩa vụ của công dân trong các trường hợp sau:
- Nhặt được của rơi
- Vay tiền, nợ tiền người khác
- Mượn xe đạp của người khác
- Làm hỏng đồ dùng học tập của bạn
(H): Vì sao khi mua xe máy, ô tô ta phải đăng ký?
- GV kết luận và chốt lại nội dung chính của buổi thực hành.
- HS trả lời.
- HS lên trình bày các số liệu thống kê của tổ mình.
- HS thảo luận và cử đại diện nhóm trả lời.
- HS cả lớp nhận xét, bổ sung
- HS trình bày một số nguyên nhân :
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS lên sắm vai và mô tả lại những gì các em quan sát được.(gầy gò, ốm yếu, ghẻ nở toàn thân, cơ thể tiều tuỵ mất khả năng lao động)
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
1. Phòng, chống tệ nạn xã hội
- Có nhiều tệ nạn xã hội, nguy hiểm nhất hiện nay là tệ cờ bạc, may tuý và mại dâm.
- Hậu quả : kinh tế kiệt quệ, buồn thảm, thê lương, không hạnh phúc...
+ Cha mẹ nuôi chuồng, buông lỏng sự quản lý
+ Thích ăn chơi, hưởng thụ, sống thiếu lý tưởng, buông thả....
+ Pháp luật chưa nghiêm
2. Phòng chống nhiễm HIV/AIDS.
- Có ba con đường chính lây truyền
+ Truyền từ mẹ sang con khi mang thai
+ Truyền máu
+ Tiêm chích ma tuý
- Chúng ta cần chủ động phòng chánh cho mình và cho cộng đồng
- Đề xuất: Cần tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền cho mọi người dân hiểu
- Kết hợp chặt chẽ GĐ- NT- XH trong việc giáo dục học sinh
- Duy trì nghiêm nội quy, kỷ luật nhà trường
- HS tham gia ký cam kết không vi phạm
3. Phòng ngừa tại nạn vũ khí cháy, nổ và các chất độc hại.
- Cháy nổ ,Ngộ độc thực phẩm
- Một số nguyên nhân :
- Dùng thuốc nổ, điện để đánh cá
- Sử dụng thuốc trừ sâu không theo quy định
- Đốt pháo ngày tết
- Bảo quản, sử dụng xăng, ga không tuân theo quy định an toàn về PCCC
4. Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác.
- CD có quyền sở hữu: TLSH, thu nhập hợp pháp, góp vốn kinh doanh, TLSX, của để dành
- Công dân có nghĩa vụ tôn trọng tài sản người khác.
3. Củng cố:
- Ôn tập lại toàn bộ kiến thức đã học
- Liên hệ thực tế cuộc sống hàng ngày
4. Dặn dò:
- Ôn toàn bộ nội dung bài học từ đầu học kì II. Từ bài 13 đến bài 21.
- Chuẩn bị nội dung ôn tập cho tiết sau.
Lớp
Tiết TKB
Ngày dạy
Sĩ số
Vắng
8
TIẾT 34:
ÔN TẬP HỌC KÌ II
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
- Củng cố, khắc sâu kiến thức từ bài 13 đến bài 21.
2. Kỹ năng:
- Trình bày các kiến thức đã học rõ ràng, khoa học.
- Giải quyết được các tình huống có thể xảy ra trong cuộc sống.
- Rèn ý thức tự giác sống và làm việc theo PL.
3. Thái độ :
- Tôn trọng Hiến pháp, PL.
- Học và làm theo Hiến pháp và pháp luật.
- Lên án những hành vi sống buông thả, trái với PL
II- CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
1. Giáo viên :
- SGK, SGV, Bảng phụ
2. Học sinh :
- SGK- GDCD 8
- Nội dung cần hỏi đáp
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1-Kiểm tra bài cũ : ( Thực hiện trong tiết học)
2-Dạy nội dung bài mới :
I - LÝ THUYẾT
1. Tệ nạn xã hội là gì ? Cho VD.
2. Nêu tác hại của tệ nạn xã hội đối với bản thân, gia đình, xã hội?
3. Để phòng chống tệ nạn xã hội, PL nước ta quy định ntn?
4. HIV là gì? AIDS là gì? Con đường lây truyền HIV/AIDS?
5. Tác hại của HIV/AIDS.
6. Để tránh nhiễm HIV/AIDS chúng ta cần làm gì?
7. Để phòng chống nhiễm HIV/AIDS, PL nước ta quy định ntn?
8. Để phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại PL nước ta quy định ntn?
9. Để phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại, HS chúng ta cần làm gì?
10. Thế nào là quyền sở hữu tài sản của công dân?
11. Nghĩa vụ tôn trọng quyền sở hữu tài sản của người khác ntn?
12. Lấy VD tài sản Nhà nước. Tài sản Nhà nước thuộc sở hữu của ai, ai quản lý?
13. Lợi ích công cộng là gì?
14. Nghĩa vụ tôn trọng tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng được thể hiện ntn?
15. Quyền khiếu nại là gì? Công dân có thể khiếu nại bằng hình thức nào?
16. Thế nào là quyền tố cáo? Khi tố cáo, công dân cần chú ý điều gì?
17. Vì sao Hiến pháp quy định, công dân có quyền khiếu nại, tố cáo?
18. Thế nào là quyền tự do ngôn luận?
19. Quyền tự do ngôn luận được thể hiệnntn?
20. Trách nhiệm của Nhà nước, công dân về thực hiện quyền tự do ngôn luận.
21. Hiến pháp là gì? Nội dung Hiến pháp quy định những vấn đề gì?
22. Trong các cơ quan Nhà nước, cơ quan nào xây dựng và sửa đổi Hiến pháp? Hiện nay chúng ta đang sử dụng Hiến pháp nào?
23. Pháp luật là gì? Đặc điểm của PL?
24. Bản chất và vai trò của PL.
25. Hiến pháp và PL giống, khác nhau ntn?
II- BÀI TẬP VẬN DỤNG
1. Do hoàn cảnh khó khăn, chị H được địa phương cấp vốn để sản xuất, chăn nuôi. Nhưng vì lợi ích trước mắt, chị H dùng tiền cho vay lấy lãi và cuối cùng chị H bị lừa cả vốn lẫn lãi.
Theo em: - Hành vi của chị H đúng hay sai ?
- Chị H cần làm gì để lấy lại được số tiền đó ?
2. Em hãy cho biết ý kiến của mình:
- Nhà trường cần thiết phải đề ra nội quy.
- Thực hiện nội quy là biện pháp tốt để quản lí nhà trường.
- XH sẽ không ổn định nếu không đề ra PL.
3. Việc sửa đổi Hiến pháp phải được bao nhiêu đại biểu tán thành?
a. 2/3 số đại biểu.
b. 1/2 số đại biểu.
c. 100% số đại biểu.
4. Những hành vi nào sau đây lợi dụng quyền tự do ngôn luận?
a. xuyên tạc sự thật.
b. Nói xấu.
c. Vu cáo.
d. Nghe theo bọn xấu, phản động.
đ. Lộ bí mật quốc gia.
e. Gián tiếp gặp cơ quan có thẩm quyền.
5. Công dân có quyền tự do ngôn luận nhưng tại sao phải tuân theo quy định của pháp luật?
GV: Nhận xét, đánh giá, ghi điểm.
HS chơi trò chơi “ Luật sư trả lời công dân”
HS các nhóm đưa ra những thắc mắc, nhờ “Luật sư” (nhóm khác) giải đáp.
Cả lớp nhận xét những thắc mắc và cách giải đáp.
GV: NX, tuyên dương nhóm thực hiện tốt.
3. Củng cố, luyện tập:
GV : Tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Luật sư trả lời công dân”
HS các nhóm đưa ra những thắc mắc, nhờ “Luật sư” (nhóm khác) giải đáp.
Cả lớp nhận xét những thắc mắc và cách giải đáp.
GV: NX, tuyên dương nhóm thực hiện tốt.
GV : Hướng dẫn HS làm đề cương ôn tập thi HK II
Hệ thống câu hỏi:
1 . Chúng ta phải làm gì để phòng chống tệ nạn xã hội ?
2. Thế nào là quyền sở hữu tài sản của công dân ?
3. Những trường hợp như thế nào thì công dân có quyền khiếu nại ,tố cáo ?
4. Làm thế nào để phòng ngừa được tai nạn vũ khí cháy nổ và các chất độc hại ?
5. Công dân phải có nghĩa vụ như thế nào đối với tài sản của Nhà nước và lợi ích công cộng ? Hãy liên hệ với việc bảo vệ tài sản nhà trường của bản thân hoặc các bạn trong trường.
6. Tính bắt buộc ( tính cưỡng chế ) của pháp luật là gì ? Hãy nêu 2 ví dụ về tính bắt buộc của pháp luật.
7. Em sẽ làm gì nếu tình cờ phát hiện thấy có vật nghi là bom hoặc mìn ?
8. Hiến pháp là gì? Nội dung Hiến pháp quy định những vấn đề gì?
9. Pháp luật là gì? Pháp luật có những đặc điểm cơ bản nào?
4. Dặn dò:
- Học thuộc nội dung bài học ( Bài 13, 15, 16, 18, 20, 21 )
- Vận dụng liên hệ thực tế và bản thân.
- Xem xét các bài tập tình huống.
- Chuẩn bị tiết sau thi học kì 2.
Lớp
Tiết TKB
Ngày dạy
Sĩ số
Vắng
8
TIẾT 35:
KIỂM TRA HỌC KÌ II
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
- HS kiểm tra lại kiến thức đã học.
- HS trung thực trong quá trình làm bài để đánh giá đúng khả năng nhận thức tiếp thu bài học..
- Qua bài kiểm tra học kì GV đánh giá được kết quả của từng em..
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Đề kiểm tra, đáp án..
2. Học sinh:
- Ôn kĩ nội dung bài.
ĐỀ BÀI
I. TRẮC NGHIỆM: (2 điểm)
Câu 1: (1 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái câu trả lời mà em cho là đúng nhất.
a. Theo em HIV lây truyền qua con đường nào sau đây?
A. Ho, hắt hơi B. Bắt tay
C. Dùng chung bơm kim tiêm D. Muỗi đốt.
b. Theo em chất và loại nào có thể gây tai nạn nguy hiểm cho con người?
A. Kim loại thường B. Lương thực
C. Thực phẩm D. Thuốc nổ
c. Theo em hành vi nào vi phạm quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại?
A. Đốt rừng trái phép B. Bắn pháo hoa
C. Cưa bom, đạn pháo chưa nổ D. Công an sử dụng vũ khí trấn áp tội phạm
d. Theo em trẻ em được hưởng những quyền nào sau đây ghi trong Hiến pháp?
A. Quyền được chăm sóc và giáo dục B. Quyền được khai sinh
C. Quyền được học tập D. Tất cả các quyền trên
Câu 2: (1 điểm) Hãy điền cụm từ thích hợp vào dấu () để hoàn chỉnh đoạn văn trên?
HIV là tên của loại vi rút gây ..... ở người, AIDS là . của sự nhiễm HIV.
II. TỰ LUẬN (8 điểm)
Câu 1: (2 điểm) Tệ nạn xã hội là gì? Chúng ta phải làm gì để phòng chống tệ nạn xã hội ?
Câu 2: (3 điểm) Hiến pháp là gì? Nội dung của Hiến pháp quy định những nội dung gì?
Câu 3: (3 điểm) Hành vi đốt, phá rừng trái phép hoặc hủy hoại rừng bị xử lí như thế nào? Giải thích tại sao?
ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM
I. TRẮC NGHIỆM ( 2 điểm)
Câu 1: (1 điểm) Mỗi ý đúng được 0.25 điểm
a
b
c
d
C
D
C
D
Câu 2: (1 điểm) Mỗi ý đúng được 0.5 điểm.
Suy giảm miễn dịch
Giai đoạn cuối
II. TỰ LUẬN ( 8 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
- Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội. (1đ)
- Có nhiều tệ nạn xã hội, nhưng nguy hiểm nhất là các tệ nạn cờ bạc, ma túy, mại dâm. (1đ)
Câu 2: (3 điểm)
- Là đạo luật cơ bản của nhà nước , có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam . Mọi văn bản pháp luật khác đều được xây dựng , ban hành trên cơ sở các quy định của Hiến pháp , không được trái với Hiến pháp.(1đ)
Nội dung hiến pháp quy định các chế độ:
- Chế độ chính trị. (0,5đ)
- Chính sách văn hóa xã hội. (0,5đ)
- Quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân. (0,5đ)
- Tổ chức bộ máy nhà nước. (0,5đ)
Câu 3: (3 điểm)
- Đốt phá rừng trái phép hoặc có hành vi khác hủy hoại rừng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc bị phatk tù từ 6 tháng đến 5 năm. (2đ)
- Vì: Phá rừng trái phép hoặc rừng đầu nguồn sẽ gây sạt lở đất, lũ quét hàng năm thiệt hại cho nhà nước rất nhiều tài sản và cả tính mạng con người. (1đ).
File đính kèm:
- Copy of giao an GDCD8 TImes New Roman.doc