I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: - Học sinh hiểu thế nào là tôn trọng lẽ phải.
- Biểu hiện của nó
- Nhận thức được vì sao trong cuộc sống mọi người đều cần tôn trọng (lẫn nhau) lẽ phải.
2. Kỹ năng: HS có thói quen và biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân trở thành người biết tôn trọng lẽ phải.
3. Thái độ: - Biết phân biệt các hành vi thể hiện sự tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống hàng ngày.
- Học tập gương của những người biết tôn trọng lẽ phải và phê phán những hành vi thiếu tôn trọng lẽ phải.
II. CHUẨN BỊ
1. Nội dung
- Tôn trọng lẽ phải là điều kiện, là biện pháp giao tiếp ứng xử cần thiết của mỗi cá nhân trên cơ sở tự điều chỉnh hành vi của mình cho phải với yêu cầu của xã hội.
- Tôn trọng lẽ phải là: sống trung thực, dám bảo vệ những điều đúng đắn, không chấp nhận, không làm những điều sai trái.
- Tôn trọng lẽ phải biểu hiện ở mọi nơi, mọi lúc qua thái độ, lời nói, hành động.
2. Tài liệu: SGK, SGV, SBT Giáo dục công dân 8.
Ca dao, danh ngôn, tục ngữ.
III. TIẾN TRÌNH
1. Ổn định tổ chức
2. Bài mới
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
- Cho HS thảo luận nhóm nội dung 2, 3 SGK.
- Qua 2 tình huống đó em rút ra cho mình bài học gì?
23 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 935 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 8 - kỳ I - Phạm Thị Hồng Minh - Trường THCS Sơn Diệm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giác và sáng tạo(TT)
I. Mục tiêu
- Học sinh nắm nội dung bài học.
- áp dụng làm bài tập tốt.
II. Tiến trình
1. ổn định tổ chức
2. Bài cũ
3. Bài mới
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
- GV nhấn mạnh lại nội dung tiết 1.
- Chuyển tiếp.
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài học
GV:Hướng dẫn HS thảo luận nhóm
HS: Thảo luận nhóm.
2. Bài học
1. Thế nào là lao động, tự giác sáng tạo? Cho ví dụ trong học tập? Biểu hiện?
2. Tại sao phải lao động tự giác sáng tạo? Nêu hậu quả việc làm không tự giác sáng tạo trong học tập?
3. Mối quan hệ giữa lao động tự giác sáng tạo, lợi ích của lao động tự giác, sáng tạo?
4. Học sinh cần làm gì để rèn luyện tính tự giác sáng tạo trong học tập, lao động? Vì sao?
GV: Thời đại chúng ta là thời đại khoa học kỹ thuật phát triển, nếu không tự giác, sáng tạo thì không thể tiếp thu sự tiến bộ của nhân loại. Nếu chúng ta không tự giác, sáng tạo sẽ không xứng đáng là lực lượng lao động mới của đất nước.
- Nhắc những em có lối sống tự do, thiếu trách nhiệm, cẩu thả...
VD: Ngoan, lễ phép, học giỏi kết quả học tập cao.
Tôn trọng thành quả lao động của bố mẹ, những người khác.
a. Khái niệm: - Lao động tự giác là tự động làm việc không cần ai nhắc nhở, không do áp lực bên ....
- Lao động sáng tạo: quá trình luôn suy nghĩ, cải tiến, tìm ra cách giải quyết có hiệu quả nhất.
VD: Tự làm bài tập,...
Cải tiến phương pháp học tập...
b. Cần lao động tự giác, sáng tạo vì:
- Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá cần có những người lao động tự giác, sáng tạo.
- Giúp chúng ta tiếp thu kiến thức, kỹ năng ngày càng thuần thục.
- Hoàn thiện và phát triển phẩm chất, năng lực cá nhân.
- Chất lượng học tập, lao động sẽ được nâng cao.
- Được mọi người yêu quý, tôn trọng.
c. Học sinh phải làm gì?
- Có kế hoạch rèn luyện tự giác, sáng tạo trong học tập, trong lao động hàng ngày.
- Rèn luyện thường xuyên.
Hoạt động 3: Luyện tập
Bài tập 3:
- Bài tập trong SGK.
4. Củng cố - Dặn dò.
––––––––––––––– & –––––––––––––––
Tiết: 14 Quyền và nghĩa vụ của công dân
trong gia đình
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của mọi thành viên trong gia đình thông qua truyện đọc, tình huống.
2. Kỹ năng: Biết ứng xử phù hợp, biết đánh giá hành vi của bản thân và người khác theo quy định của pháp luật.
3. Thái độ: - Tôn trọng, có tình cảm với gia đình.
- Mong muốn xây dựng gia đình hạnh phúc.
- Thực hiện tốt nghĩa vụ đối với ông bà cha mẹ.
II. Chuẩn bị
1. Phương pháp: Phân tích, xử lý, tình huống.
Thảo luận, đàm thoại
2. Phương tiện: Luật HN - GĐ 2000
Tục ngữ, ca dao, danh ngôn... về gia đình.
III. Tiến trình
1. ổn định tổ chức
2. Bài cũ: Em đồng ý với quan điểm nào sau đây? Vì sao?
- Chỉ có thể rèn luyện tính tự giác vì nó là phẩm chất đạo đức.
- Sự sáng tạo không thể rèn luyện được vì đó là tư chất trí tuệ do bẩm sinh di truyền mà có.
3. Bài mới
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV: Đọc câu ca dao: “ Công cha ..... con”
? Em hiểu thế nào về câu ca dao trên?
? Tình cảm gia đình đối với em quan trọng như thế nào?
GV: Câu ca dao nói về tình cảm gia đình. Công ơn to lớn của cha mẹ đối với con cái. Bổn phận của con cái là phải kính trọng cha mẹ, có hiếu với... Tình cảm gia đình là cao quý, thiêng liêng. Để xây dựng gia đình hạnh phúc mỗi người phải thực hiện tốt bổn phận, trách nhiệm của mình đối với gia đình.
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
Hoạt động 2: Thảo luận nội dung phần đặt vấn đề,
trao đổi việc giúp đỡ nhau của các thành viên trong gia đình
- HS đọc truyện.
Trả lời câu hỏi
? Những việc làm của Tuấn đối với ông bà, cha mẹ?
? Em có đồng tình với Tuấn không? Vì sao?
? Những việc làm của con trai cụ Lam?
? Em có đồng tình....? Vì sao?
1. Tìm hiểu bài
- Xin về ở với ông bà nội: thương ông bà Tuấn phải xa nhà, xa mẹ, xa em. Dậy sớm nấu ăn, cho lợn gà ăn, đem nước cho ông bà tắm, dắt ông bà dạo chơi... nằm cạnh ông bà.
-> khâm phục cách ứng xử của Tuấn.
- Dùng tiền bán nhà, bán vườn -> xây nhà.
- Con cái ở tầng trên, tầng 1 cho thuê, cụ Lam ở dưới bếp.
- Hàng ngày mang cho mẹ bát cơm và ít thức ăn -> về với con thứ.
? Em rút ra được bài học gì qua câu chuyện trên?
=> Phải biết kính trọng, chăm sóc...
GV: ?Hãy kể những việc người thân em đã làm cho em?
? Những việc em đã làm cho ông bà, cha mẹ...?
? Em sẽ cảm thấy thế nào nếu không có tình thương chăm sóc...?
? Điều gì sẽ xảy ra nếu em không có bổn phận, nghĩa vụ, trách nhiệm đối với ông bà, cha mẹ?
Hoạt động 3: Thảo luận, phân tích tình huống
GV: Chia nhóm HS
Giao nhiệm vụ
N1: BT3 N3: BT5
N2: BT4 N4: BT6
- HS: Thảo luận, trình bày.
Lớp nhận xét, chọn đáp án đúng.
GVKL: Mỗi người trong gia đình đều có bổn phận, trách nhiệm với nhau. Điều đó còn được quy định của pháp luật.
4. Củng cố - Dặn dò:
- Tìm hiểu quy định của pháp luật về...
- Làm bài tập 1, 2 SGK.
––––––––––––––– & –––––––––––––––
Tiết: 15 Quyền và nghĩa vụ của công dân
trong gia đình
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- HS nắm được quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình.
+ Quyền và nghĩa vụ của ông bà, cha mẹ.
+ Quyền và nghĩa vụ của con cháu.
2. Kỹ năng: Biết đánh giá hành vi của bản thân.
3. Thái độ: Thực hiện tốt nghĩa vụ đối với ông bà, cha mẹ.
II. Chuẩn bị: Bảng phụ
Luật HNGĐ năm 2000.
III. Tiến trình
1. ổn định tổ chức
2. Bài cũ
3. Bài mới
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu những quy định của pháp luật
về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình
GV: Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng con người. Là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách. Vì vậy Nhà nước ta có quy định về quyền và nghĩa vụ của các thành viên như sau:
* Điều 64
* Luật HN - GĐ năm 2000
HS: Đọc nội dung quy định.
GV: Treo bảng phụ.
HS: Phát biểu ý kiến
Lớp nhận xét.
GV: Yêu cầu HS lấy ví dụ cụ thể.
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học
GV: Nêu câu hỏi.
HS: Trả lời câu hỏi.
GV: Hướng dẫn HS tóm tắt nội dung.
HS: Ghi nội dung bài học vào vở.
2. Bài học
a. Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ, ông bà:
- Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ nuôi dạy con thành những công dân tốt, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con, tôn trọng ý kiến của con, không được ngược đãi, xúc phạm con, ép buộc con làm những điều trái pháp luật, đạo đức.
- Ông bà nội, ngoại có quyền và nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, nuôi dưỡng cháu chưa thành niên hoặc cháu thành niên bị tàn tật nếu cháu không có người nuôi dưỡng.
b. Quyền và nghĩa vụ của con cháu
- Con cháu có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn cha mẹ, ông bà. Có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, ông bà. Đặc biệt khi cha mẹ, ông bà ốm đau, già yếu, nghiêm cấm con cháu có hành vi ngược đãi, xúc phạm ông bà, cha mẹ.
c. Anh chị em có bổn phận thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau và nuôi dưỡng nhau nếu không còn cha mẹ.
HS: Đọc lại nội dung bài học.
Hoạt động 3: Luyện tập
- Bài tập 6 - Tr33.
- Sưu tầm ca dao, tục ngữ...
4. Dặn dò:
- Làm bài tập.
- Chuẩn bị ôn tập.
––––––––––––––– & –––––––––––––––
Tiết: 16 Ôn tập
I. Mục tiêu
- HS nắm nội dung kiến thức trình bày có hệ thống, chính xác, khoa học.
- áp dụng làm tốt các bài tập liên quan.
- Liên hệ được thực tế cuộc sống.
- Biết làm các dạng câu hỏi kiến thức thuần thục.
II. Chuẩn bị
- Bảng phụ
- Đồ dùng sắm vai.
III. Tiến trình
GV: Giới thiệu nội dung tiết học.
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
? GV: Từ đầu năm đến giờ, em học những chuẩn mực đạo đức nào?
HS: Kể tên các chuẩn mực đạo đức.
? GV: Nội dung chính của từng chuẩn mực đạo đức là gì? Kể tên từng chuẩn mực cụ thể?
1. Nội dung kiến thức
- Bài 1: “ Tôn trọng lẽ phải”
a. Khái niệm.
b. ý nghĩa
c. Cách rèn luyện.
Bài 2: ...
?GV: Trong các chuẩn mực đạo đức đã học, em chưa hiểu vấn đề nào? Vì sao?
HS: Thảo luận, trình bày.
GV: Giới thiệu chương trình đạo đức lớp 8 có 8 chủ đề. Nêu 8 chủ đề. Yêu cầu HS điền bài vào.
Sống cần kiệm liêm chính......
Sống tự trọng và tôn trọng người khác.
Sống có kỷ luật; Sống nhân ái, vị tha.
Sống hội nhập, Sống có văn hoá.
Sống chủ động sáng tạo.
Sống có mục đích.
GV: Hướng dẫn HS làm bài tập.
2. Làm bài tập
GV: Hướng dẫn HS làm bài tập trắc nghiệm theo các dạng: - Điền khuyết
- Nhiều lựa chọn
- Dạng đúng sai
- Câu ghép đôi.
- Xử lý tình huống.
GV: Nhấn mạnh nội dung cần kiểm tra.
* Dặn dò:
Học bài chuẩn bị kiểm tra học kỳ I.
––––––––––––––– & –––––––––––––––
Tiết: 17 Kiểm tra học kỳ I
I. Mục tiêu
- HS tái hiện được nội dung kiến thức đã học một cách chính xác.
- Trình bày rõ ràng, logíc.
- Liên hệ thực tế tốt, áp dụng giải quyết chính xác các tình huống.
II. Đề ra
Câu 1: Điền vào chỗ trống
- Tự lập là tự làm lấy, tự giải quyết công việc của mình, tự lo liệu, tạo dựng cho cuộc sống của mình, không trông chờ, dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác.
- Tự lập thể hiện sự tự tin, bản lĩnh cá nhân dám đương đầu với những khó khăn, thử thách; ý chí nỗ lực phấn đấu, vươn lên trong học tập, trong công việc và trong cuộc sống.
Câu 2: Em tán thành hay không tán thành với các ý kiến sai? Điền dấu + vào ......
a. Tình bạn đẹp chỉ có trong sách vở.
b. Bạn bè phải biết bao che, bảo vệ nhau trong mọi trường hợp.
c. Tình bạn trong sáng lành mạnh luôn bình đẳng, tin cậy, chân thành, có trách nhiệm, thông cảm, chia sẽ, giúp đỡ nhau tiến bộ.
d. Tụ tập, rủ rê nhau hội hè, ăn chơi đàn đúm không phải là tình bạn trong sáng lành mạnh.
e. Tình bạn trong sáng lành mạnh không thể có từ một phía.
Câu 3: - Bản quy định của nhà trường hay những quy định của một cơ quan có thể coi là pháp luật được không? Vì sao?
- Hãy liên hệ việc thực hiện pháp luật và kỷ luật của HS trường ta.
III. Biểu điểm và đáp án
Câu 1: ( 2 điểm) - 1 điểm (có ở đề ra)
- 1 điểm
Câu 2: ( 1 điểm) đáp án: c, e, d
Câu 3: ( 7 điểm) ( 5 điểm)- Bản quy định... không phải là pháp luật. Vì
. Pháp luật ( khái niệm)
. Những quy định này chỉ là KL.
( 2 điểm) + PL: ưu, khuyết
+ KL: ưu, khuyết
––––––––––––––– & –––––––––––––––
File đính kèm:
- GDCD 8 HK I (2009-2010).doc