Nhóm 2
Làm thế nào để giữ được chữ tín với mọi người, nhất là mọi người xung quanh nơi em ở ?
Bản thân em và bạn bè của em đã thực hiện tốt pháp luật của nhà nước và kỉ luật của tập thể trường lớp như thế nào ?
Pháp luật được mọi người dân địa phương thực hiện như thế nào ? chấp hành tốt hay chưa chấp hành nêu cụ thể ?
Nhóm 3
Em hãy vận dụng nội dung của bài 9 vào thực tế địa phương nơi em ở, mọi người dân ở đó đã có ý thức xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư chưa ? xóm em có bao nhiêu % hộ là gia đình văn hoá ? Xã Quỳnh trang có mấy xóm được công nhận là xốm văn hoá ?
4. Kết thúc tiết ngoại khoá:
- Tập trung HS lại.
- Thu bài thu hoạch theo từng nhóm.
- Kiểm tra nhận xét quá trình thực tế.
5. Dặn dò:
- Về nhà vận dụng những vấn đề đã học vào thực tế địa phương.
- Sưu tầm tìm thêm các câu tục ngữ, ca dao nói về ván đề này
- Đọc và chuẩn bị tốt bài học cho học kì 2.
42 trang |
Chia sẻ: thuongdt2498 | Lượt xem: 801 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Học kì II - Năm học 2008-2009 (bản đẹp), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
luật...
- Có như vậy sẽ phát huy được tính tích cực, quyền làm chủ của công dân, góp phần xây dựng nhà nước, quản lí xã hội
3, Trách nhiệm của nhà nước và trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện quyền tự do ngôn luận:
a, Trách nhiệm của nhà nước :
Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí phát huy vai trò của mình.
*Các chuyên mục:
- Thư bạn đọc
- ý kiến nhân dân
- Trả lời bạn nghe đài
- Hộp thư truyền hình
- Đường dây nóng
- ý kiến bạn đọc...
b, Trách nhiệm của công dân:
- Học tập nâng cao ý thức văn hoá, ý thức pháp luật.
- Công dân sử dụng quyền tự do ngôn phải tuân theo quy định của pháp luật
- Không nghe, nói, viết đưa tin không đúng sự thật.
Hoạt động 4 – phân tích làm rõ
GV cho HS điền vào các ô trống
Quyền tự do ngôn luận
Tự do ngôn luận trái pháp luật
- Đóng góp ý kiến trong các cuộc họp...
- Phản ánh trên phương tiện thông tị đại chúng những vấn đề liên quan đến lợi ích nhân dân
- Chất vấn đại biểu QH, góp ý dự thảo luật...
- Phát biểu lung tung không có cơ sở...
- Đưa tin sai sự thật...
- Viết thư nặc danh để vu cáo, xuyên tạc, nói xấu...
Hoạt động 5 – luyện tập, bài tập củng cố
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
GV đưa ra bài tập SGK HS làm;
- HS làm bài tập 1 SGK
HS trình bày ý kiến cá nhân
GV kết luận cho điểm.
III, Bài tập:
1, Đáp án: b, d
4, Củng cố:
GV kết luận toàn bài:
PL nước ta là PL phù hợp với lợi ích và nguyện vọng của nhân dân, luôn bảo vệ tạo điều kiện cho mỗi các nhân có tự do nói chung và tự do ngôn luận nói riêng. Là công dân tương lai của đât nước, các em cần nâng cao trình độ văn hoá trong đó có cả văn hoá PL để góp phần XD đất nước ngày càng giàu đẹp.
5, Dăn dò: - Về nhà học tốt bài cũ.
- làm hết bài tập còn lại SGK
- Chuẩn bị bài cho tiết học sau ( nghiên cứu tìm hiểu HP nước CHXHCN VN )
Tiết 29 Ngày soạn: 31 / 3 / 2008 Bài 20: hiến pháp nước cộng hoà
xã hội chủ nghĩa việt nam
I. Mục đích yêu cầu:
1. Về kiến thức: HS hiểu được.
- Hiến pháp là đạo luật cơ bản của nhà nước, hiểu vị trí, vai trò của hiến pháp trong hệ thống pháp luật Việt nam, năm được nội dung cơ bản của Hiến pháp năm 1992.
2. Về kỹ năng:
- HS có nếp sống và thói quen “ Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật ”
3. Về thái độ:
- Hình thành ở HS ý thức “ Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật ”
II. Nội dung, phương pháp, chuẩn bị:
1. Nội dung:
- Hiến pháp :
+ Nội dung hiến pháp
+ Về mặt pháp lí của HP.
2. Phương pháp:
- Đây là bài có nội dung khó nhưng chỉ được thực hiện trong một tiết nên chủ yếu dùng phương pháp diễn giảng, thuyết trình.
3. Chuẩn bị: - SGK, SGV, bài soạn
- Các sơ đồ về nội dung cơ bản của HP, tổ chức BMNN
- Hiến pháp 1992,
III. Tiến hành hoạt động:
1 , ổn định tổ chức; Kiểm tra sĩ số lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Hãy kể tên các chuyên mục NN tạo điều kiện cho công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận.
3. Bài mới:
Hoạt động 1 – Giới thiệu bài
GV: TKBG...
Hoạt động 2 – Tìm hiểu vấn đề
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Cho HS trình bày kiến thức đã chuẩn bị ở nhà với nội dung câu hỏi như sau:
? Bản chất nhà nước CHXHCN VN ?
? Chức năng nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước trong bộ máy nhà nước.
GV đặt câu hỏi. Cả lớp thảo luận:
? Từ khi thành lập nước đến nay, nước ta đã ban hành mấy bản HP? Vào năm nào ?
GV giới thiệu sơ lược về sự ra đời của các bản HP đó.
Nhấn mạnh:
GV cho HS tiếp tục thảo luận phần ĐVĐ:
1: ? Điều 65 HP 1992 được cụ thể hoá ở những điều nào? luật nào ?
2: ? Vì sao Điều 65 HP 1992 được cụ thể hoá như vậy ?
HS trao đổi, thảo luận phát biểu.
GV kết luận chuyển ý.
Căn cứ vào điều 46 HP 1992 đã quy định
HP nước cộng hoà XHCN VN là luật cơ bản của nhà nước, có hiệu lực pháp lí cao nhất.
Mọi văn bản PL khác phải phù hợp với HP.
Vì vậy chúng ta cần nghiên cứu nội dung này ở phần nội dung bài học.
I, Đặt vấn đề:
* Của dân, do dân, vì dân
* QH, CP, TAND, VKSND, HĐND, UBND
* Từ khi thành lập nước đến nay, nước ta đã ban hành 4 bản HP ( 1946, 1959, 1980, 1992 )
* HP Việt nam là thể chế hoá đường lối chính trị của Đảng cộng sản VN trong từng thười kì, từng giai đoạn cách mạng.
1, Điều 65 HP 1992 được cụ thể hoá ở những điều
- Điều 6,11,12,13...Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
- Điều 2...Luật hôn nhân gia đình.
2, Vì:
- Căn cứ vào điều 146 đã quy định...
- Phù hợp với nguyên vọng và lợi ích của công dân nhất là đối với trẻ em.
Hoạt động 3 – Tìm hiểu nội dung bài học
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
1? Từ những nội dung trên các em hãy cho biết Hiến pháp là gì ?
2 ? Nội dung của Hiến pháp quy định những vấn đề gì ?
- HS nhắc lại bản chất NN?
3 ? Cơ quan nào có quyền ban hành và sửa đổi HP ?
- Hiện nay HP 1992 đang được sửa đổi, bổ sung 1 số nội dung.
4: Công dân có trách nhiệm như thế nào trong việc thực hiện HP và PL
* HS trao đổi, thảo luận theo nhóm, cử đại diện trình bày, thành viên trong nhóm, khác nhóm bổ sung. GV kết luận chuyển ý - HS tự do trả lời
II, Nội dung bài học:
1, Hiến pháp:
- Hiến pháp là luật cơ bản của nhà nước, có hiệu lực pháp lí cao nhất trong hệ thống PL Việt nam.
- Mọi văn bản PL khác đều được XD, ban hành trên cơ sở quy định của HP, không được trái với HP.
2, Nội dung Hiến pháp quy định:
- Nguyên tắc mang tính định hướng đường lối XD, phát triển đất nước.
- Bản chất nhà nước, chế đọ chính trị, kinh tế, VH – XH
- Quyền nghĩa vụ công dân, tổ chức bộ máy nhà nước.
3, Hiến pháp được ban hành và sửa đổi:
- Quốc hội là cơ quan duy nhất được ban hành và sửa đổi hiến pháp.
- Chỉ có QH mới có quyền sửa đổi HP.
- Việc sửa đổi HP phải được ít nhất là 2/3 tổng số ĐB Quốc hội tán thành.
4, Trách nhiệm của công dân:
- Mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật.
- Sống và làm việc theo hiế pháp và pháp luật.
Hoạt động 4 – luyện tập, bài tập củng cố
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
GV cho HS làm bài tập 2 SGK
- HS làm bài tập 2 SGK
HS trình bày ý kiến cá nhân
GV kết luận cho điểm.
III, Bài tập:
2, Đáp án:
- Hiến pháp do Quốc hội ban hành
- Điều lệ đoàn TN do Đoàn TNCS HCM
- Luật doanh nghiệp do Quốc hội ban hành
- Quy chế tuyển sinh vào ĐH, CĐ do Bộ GD ĐT ban hành.
- Luật thuế giá trị gia tăng do Quốc hội ban hành
- Luật giáo dục do Quốc hội ban hành
4, Củng cố:
GV kết luận toàn bài:
HP 1992 - Đạo luật cơ bản của nhà nước và xã hội VN – Cơ sở pháp lí cho hoạt động của bộ máy nhà nước và cho nhân dân. Trách nhiệm của công dân nói chung và HS nói riêng cần tìm hiểu một cách sâu sắc về nội dung, ý nghĩ quy định của hiến pháp và thực hiện quy định đó trong cuộc sống hàng ngày. Đó là “ Sống làm việc theo HP và Pháp luật”
5, Dăn dò: - Về nhà học tốt bài cũ.
- làm hết bài tập còn lại SGK
- Chuẩn bị bài cho tiết học sau.
Tiết 30 Ngày soạn: 07 / 4 / 2008 Bài 21: pháp luật nước cộng hoà
xã hội chủ nghĩa việt nam
I. Mục đích yêu cầu:
1. Về kiến thức: HS hiểu được.
- Định nghĩa đơn giản về pháp luật và vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội.
2. Về kỹ năng:
- Hình thành ý thức tôn trong “ Sống và làm việc theo pháp luật ”
3. Về thái độ:
- Bồi dưỡng tình cảm, niềm tin vào pháp luật pháp luật ”
II. Nội dung, phương pháp, chuẩn bị:
1. Nội dung:
3 nội dung cơ bản được thực hiện trong 2 tiết day, tuỳ vào thời gian từng tiết GV có thể tự phân định cho hợp lí.
- Khái niệm Pháp luật
- Đặc điểm của pháp luật
- Vai trò của pháp luật
2. Phương pháp:
- Đây là bài có nội dung khó nên chủ yếu dùng phương pháp diễn giảng, thuyết trình để phân tích, kết hợp với thảo luận nhóm.
3. Chuẩn bị: - SGK, SGV, bài soạn
- sơ đồ hệ thống PL
- Hiến pháp 1992, một số bộ luật
- Câu chuyện pháp luật.
III. Tiến hành hoạt động:
1 , ổn định tổ chức; Kiểm tra sĩ số lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Nội dung của HP quy định vấn đề gì ?
3. Bài mới:
Hoạt động 1 – Giới thiệu bài
Để quản lí NN và xã hội một cách dân chủ và công bằng, NN không chỉ ban hành ra một hệ thống quy định rất chặt chẽ, buộc mọi người phải nghiêm chỉnh chấp hành theo khuôn khổ nhất định đó, hệ thống quy định rất chặt chẽ đó chính là pháp luật và nó được quy định trong hiến pháp chính là nội dung của bài học hôm nay
Hoạt động 2 – Tìm hiểu vấn đề
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
- Cho HS giải quyết các tình huống trong phần ĐVĐ:
- GV lập bảng
? Dựa vào phương án đã chọn để điền các nội dung vào bảng sau ?
Điều
Bắt buộc CD phải làm
Biện pháp xử lí
74
189
-
-
-
-
? Những nội dung trong bảng thể hiện vấn đề gì ?.
? Từ những vấn đề đó chúng ta thấy được PL có tính chất ntn ?
Vì vậy chúng ta cần nghiên cứu nội dung này ở phần nội dung bài học.
I, Đặt vấn đề:
- Mọi người phải tuân theo pháp luật
- Ai vi phạm sẽ bị nhà nước xử lí
*Tính chất:
- Quy tắc xử sự chung...
- Có tính bắt buộc
Hoạt động 3 – Tìm hiểu nội dung bài học
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
1? Từ những nội dung trên các em hãy cho biết pháp luật là gì ?
2 ? Căn cứ vào khái niệm trên chúng ta thấy PL có những đặc điểm cơ bản nào?
VD: luật GT đường bộ quy định, khi qua ngã tư, mội người, mọi phương tiện phải dừng trước đèn đỏ.
VD: Điều 138 tội trộm cắp tài sản...
HS trao đổi, thảo luận
GV kết luận chuyển ý
HS tự do trả lời
II, Nội dung bài học:
1, Pháp luật:
Pháp luật là quy tắc xử sự chung có tính bắt buộc, do nhà nước ban hành, được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.
2, Đặc điểm cơ bản của PL
Có 3 đạc điểm cơ bản
a, Tính quy phạm phổ biến:
- Các quy định của pháp luật là thước đo hành vi của mội CD trong Xhquy định khuôn mẫu, những quy tắc ứng xử chung mang tính khuôn mẫu
b, Tính xác định chặt chẽ:
- Các điều luật quy định rõ ràng chính xác thể hiện rõ trong các văn bản pháp luật
c, Tính bắt buộc:
- Mang tính quyền lực nhà nước, bắt buộc mọi người phải tuân theo, ai vi pham sẽ bị nhà nước xử lí theo quy định.
4, Củng cố:
GV kết luận tiết 1:
5, Dăn dò: - Về nhà học tốt bài cũ.
- Chuẩn bị bài cho tiết học sau, đọc và tìm hiểu bản chấ của pháp luật VM, vai trò của PL việt nam
File đính kèm:
- giao an GDCD 8 ki 2 0809.doc