I- MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1. Về kiến thức : Giúp cho học sinh hiểu :
Nội dung, ý nghĩa của quyền tự do ngôn luận.
2. Về kĩ năng : Rèn cho học sinh :
Biết sử dụng đúng đắn quyền tự do ngôn luận theo qui định của pháp luật, phát huy quyền làm chủ của công dân.
3. Về thái độ : Hình thành ở học sinh:
Ý thức tuân theo pháp luật. Phân biệt được thế nào là tự do ngôn luận và lợi dụng tự do ngôn luận để phục vụ mục đích xấu.
II- TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN :
- Hiến pháp năm 1992, Bộ luật Hình sự, Luật báo chí.
- Một số mẫu chuyện liên quan đến việc sử dụng quyền tự do ngôn luận và lợi dụng tự do ngôn luận để phục vụ mục đích xấu.
III- LÊN LỚP :
1. Bài cũ
O: Nhận xét bài kiểm tra 1 tiết.
2. Bài mới
2 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1414 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 8 - Bài 19: Quyền Tự Do Ngôn Luận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27– Tiết 27 Ngày soạn ://2009
-------------------------------------------------µ--------------------------------------------
Bài 19. QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN
I- MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1. Về kiến thức : Giúp cho học sinh hiểu :
Nội dung, ý nghĩa của quyền tự do ngôn luận.
2. Về kĩ năng : Rèn cho học sinh :
Biết sử dụng đúng đắn quyền tự do ngôn luận theo qui định của pháp luật, phát huy quyền làm chủ của công dân.
3. Về thái độ : Hình thành ở học sinh:
Ý thức tuân theo pháp luật. Phân biệt được thế nào là tự do ngôn luận và lợi dụng tự do ngôn luận để phục vụ mục đích xấu.
II- TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN :
Hiến pháp năm 1992, Bộ luật Hình sự, Luật báo chí.
Một số mẫu chuyện liên quan đến việc sử dụng quyền tự do ngôn luận và lợi dụng tự do ngôn luận để phục vụ mục đích xấu.
III- LÊN LỚP :
1. Bài cũ
O: Nhận xét bài kiểm tra 1 tiết.
2. Bài mới
Hoạt động của giáo viên & học sinh
Nội dung kiến thức cần đạt
*Tìm hiểu nội dung phần Đặt vấn đề
O: Tổ chức cho HS thảo luận theo bàn.
: Trả lời cá nhân.
? Những việc làm nào dưới đây thể hiện quyền tự do ngôn luận của công dân ? Vì sao ?
a.HS thảo luận bàn biện pháp giữ gìn vệ sinh trường, lớp.
b.Tổ dân phố họp bàn về công tác trật tự an ninh của địa phương.
c.Gởi đơn kiện lên toà án đòi quyền thừa kế.
d.Góp ý kiến vào dự thảo pháp luật và Hiến pháp.
à Phương án a, b, d là thể hiện quyền tự do ngôn luận.
*Tìm hiểu nội dung bài học
O: Tổ chức cho học sinh đúc kết khái niệm Quyền tự do ngôn luận.
: Từ phần Đặt vấn đề, HS rút ra nội dung của quyền.
? Thế nào là quyền tự do ngôn luận ?
O: Chốt lại nội dung điểm 1 trong phần Nội dung bài học.
O: Tổ chức vấn đáp để chốt lại nội dung điểm 2, 3 phần Nội dung bài học.
: Phát biểu cá nhân, lấy ví dụ minh hoạ.
? Công dân sử dụng quyền tự do ngôn luận như thế nào ? Vì sao ?
? Trách nhiệm của Nhà nước và trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện quyền tự do ngôn luận.
1. Quyền tự do ngôn luận :
à Tham gia bàn bạc, thảo luận, đóng góp ý kiến vào những vấn đề chung của đất nước, của xã hội.
2. Công dân sử dụng quyền tự do ngôn luận
à Theo qui định của pháp luật.
à Phát huy tính tích cực, quyền làm chủ của công dân.
Nói có sách mách có chứng
3. Trách nhiệm của Nhà nước
à Nhà nước tao điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí để báo chí phát huy vai trò của mình.
4. Trách nhiệm của công dân
à Học tập nâng cao ý thức văn hoá.
à Tìm hiểu Hiến pháp, pháp luật.
à Tiếp nhận thông tin báo đài.
à Tích cực tham gia ý kiến, kiến nghị
*Vận dụng – thực hành
O: Hướng dẫn HS làm bài tập 1 vào trong vở.
: Ghi lại ý mà theo quan điểm của mình là đúng.
O: Chốt lại và yêu cầu HS giải thích.
O: Treo bảng phụ có ghi nội dung bài tập 2 và nêu yêu cầu cho học sinh thảo luận.
: HS trình bày ý kiến của nhóm.
O: Chốt lại nội dung cần chú ý.
5. Bài tập
Bt1. Tình huống thể hiện quyền tự do ngôn luận : b, d.
Bt2. Có thể :
+Trực tiếp phát biểu tại các cuộc họp lấy ý kiến đóng góp của công dân vào dự thảo luật.
+Viết thư đóng góp ý kiến gửi cơ quan soạn thảo
3. Củng cố- dặn dò
: Nhắc lại nội dung bài học.
O: Liên hệ giáo dục học sinh. Giáo viên kết luận toàn bài : Pháp luật ở nước ta là pháp luật của dân, do dân và vì dân, luôn luôn bảo vệ và tạo điều kiện cho mỗi cá nhân có tự do nói chung và tự do ngôn luận nói riêng. Là công dân tương lai của một đất nước thời kì đổi mới, các em cần nâng cao trình độ văn hoá trong đó có cả văn hoá pháp luật, để góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Hướng dẫn học sinh về nhà làm bài tập 3, SGK, tr 54.
~~~~~@~~~~~
File đính kèm:
- tiet 27GDCD 8.doc