Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 - Trường THCS Thị Trấn

 1. Mục tiêu bài học:

a. Kiến thức:

Giúp học sinh:

 - Hiểu thế nào là sống giản dị và không giản dị.

- Nêu biểu hiện của sống giản dị.

- Phân biệt được sống giản dị với xa hoa, cầu kì, phô trương hình thức với luộm thuộm cẩu thả

- Hiểu được ý nghĩa của sống giản dị.

b. Kĩ năng:

- Biết thực hiện giản dị trong cuộc sống.

- Học sinh tự đánh giá hành vi của bản thân và của người khác về lối sống giản dị ở mọi khía cạnh: Lời nói, cử chỉ, tác phong, cách ăn mặc và thái độ giao tiếp với mọi người.

- Biết xây dựng kế hoạch tự rèn luyện, tự học tập những tấm gương sống giản dị của mọi người xung quanh để trở thành người sống giản dị.

 

doc126 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 989 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 - Trường THCS Thị Trấn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rọng tâm: Uỷ ban nhân dân 3. Chuẩn bị: 3.1. Giáo viên: - Tranh ảnh về một số hoạt động của bộ máy nhà nước ở địa phương, sơ đồ BMNN cấp cơ sở. Bảng phụ. 3.2. Học sinh: - Bảng phụ, bút dạ. Tranh ảnh, câu chuyện, tài liệu về hoạt động của cơ quan nhà nước ở địa phương. 4. Tiến trình: 4.1 Ổn định tổ chức: - Kiểm diện học sinh 4.2 Kiểm tra miệng: Nêu nhiệm vụ của hội đồng nhân dân cấp cơ sở (8đ) HĐND xã do nhân dân trong xã trực tiếp bầu ra. - Nhiệm vụ: + Phát triển kinh tế- xã hội. + Ổn định và nâng cao đời sống nhân dân. + Củng cố an ninh quốc phòng. +Giám sát hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân Kiểm tra sự chuẩn bị nội dung bài mới của Hs (2đ) GV: Nhận xét, cho điểm 4.3 Bài mới: Họat động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học Họat động 1: Giới thiệu bài GV: Cho HS quan sát tranh ảnh về hoạt động của các cơ quan nhà nước ở địa phương. HS: Quan sát tranh và nêu suy nghĩ cá nhân. GV: Nhận xét, dẫn vào bài. Nhận xét HS trả bài để vào bài mới. GV: Bài học hôm nay gồm những nội dung chính nào? HS: Trả lời 3 phần chính của bài GV: Chuyển ý. - Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học GV: Chia nhóm thảo luận (6 nhóm) HS: Thảo luận (3phút), đại diện nhóm trả lời. HS nhóm khác nhận xét. HS: Đọc điều 119,120 và điều 123 Hiến pháp 1992. GV: Treo bảng phụ ghi câu hỏi lên bảng UBND xã do ai bầu ra, có nhiệm vụ và quyền hạn gì? HS: Trả lời. HS nhóm khác nhận xét. GV: Nhấn mạnh ý chính, hướng dẫn HS rút ra nội dung bài học. GV: cho học sinh liên hệ thực tế Chuyển ý. GV: Nhận xét, kết luận bài học. GV: Hướng dẫn HS làm bài tập. HS: Đọc và làm bài tập (SGK/62) I. Tình huống: II.Nội dung bài học: 1.Bộ máy nhà nước cấp cơ sở: - a. Hội đồng nhân dân: b. Uỷ ban nhân dân: - UBND xã do HĐND xã bầu ra. Là cơ quan chấp hành nghị quyết của HĐND , là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. - Nhiệm vụ: + Quản lí nhà nước ở địa phương mình trong các lĩnh vực + Tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiểm tra việc chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của HĐND xã. + Đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, quản lí hộ khấu, hộ tịch ở địa phương + Phòng chống thiên tai, bảo vệ tài sản nhà nước, bảo vệ quyền lợi của nhân dân III. Bài tập: 4.4/ Câu hỏi, bài tập cũng cố. GV: Treo bài tập lên bảng. * Xác định nhiệm vụ nào sau đây thuộc về HĐND và UBND xã (phường, thị trấn): 1. Quyết định chủ trương, biện pháp xây dựng địa phương. 2. Giám sát thực hiện nghị quyết của HĐND xã. 3. Quản lí hành chính ở địa phương. 4. Tuyên truyền giáo dục pháp luật. 5. Thi hành pháp luật. 6. Phòng chống tệ nạn xã hội ở địa phương. HS: - Nhiệm vụ của HĐND xã: 1,2. - Nhiệm vụ của UBND xã: 3,4,5,6. GV: Nhận xét, bổ sung, cho điểm. GV: Kết luận toàn bài 4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học : * Đối với tiết học này: + Học bài, làm bài tập kết hợp sách giáo khoa trang 60-62. * Đối với tiết học tiếp theo: - Chuẩn bị bài 18: “Bộ máy nhà nước cấp cơ sở” (TT). + Tìm hình ảnh, câu chuyện, việc làm của nhân dân đối với BMNN ở địa phương + Xem trước nội dung bài học và bài tập còn lại SGK trang 61-62. + Ôn lại các bài đã học để tiết sau ôn tập 5/ Rút kinh nghiệm: Noäi dung : Phöông phaùp : ........................................................................................................................... Sử dụng đồ dùng , thiết bị dạy học: Ngày .tháng ..năm 2012 Duyệt của tổ CM Huỳnh Thị Tuyết Tiết 33 Tuần 34 Ngày dạy: ÔN TẬP HỌC KÌ II 1. Mục tiêu : 1.1. Kiến thức: - Củng cố lại, khắc sâu những kiến thức đã học. - Nhận định đúng các vấn đề đã học và vận dụng chúng vào thực tế . 1.2. Kĩ năng: - Rèn luyện những kỹ năng liên hệ thực tế cho học sinh. Biết giải quyết những vấn đề của bản thân một cách hợp lý. - Biết hợp tác với bạn bè trong hoạt động, biết suy luận, sáng tạo trong học tập. 1.3.Thái độ: - Có ý chí nghị lực, tự giác trong học tập, rèn luyện đạo đức. - Tôn trọng việc làm đúng, phê phán việc làm sai trái. 2. Trọng tâm: Bài 12 đến bài 17 3.Chuẩn bị: 3.1. Giáo viên: - Bảng phụ. 3.2. Học sinh: - Bảng nhóm, bút dạ. Đồ dùng sắm vai. - Ca dao, tục ngữ, tấm gương theo nội dung ôn tập. 4. Tiến trình: 4.1 Ổn định tổ chức: - Kiểm diện học sinh 4.2 Kiểm tra miệng: Lòng ghép trong ôn tập 4.3 Bài mới: Hoạt động thầy -trò Nội dung Câu 1:Em hãy định nghĩa như thế nào sống và làm việc có kế hoạch? Câu 2:Vì sao chúng ta sống phải làm việc có kế hoạch? Câu 3:Trẻ em có bổn phận gì? Trách nhiệm của gia đình, Nhà nước và xã hội đối với trẻ em ? Câu 4: Môi trường là gì?Vì sao phải bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên ? lấy ví dụ Câu 5:Thế nào là di sản văn hóa? Em hãy kể tên một số di sản văn hóa ở nước ta . Câu 6:Nêu ý nghĩa của việc bảo vệ di sản văn hóa Câu 7:Quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo là gì? Caâu 8.Trong trường hợp bị kẻ xấu đe dọa, lôi kéo vào con đường phạm tội (ví dụ: trộm cắp), em sẽ làm gì ? Câu 9:Trong các hành vi sau đây, hành vi nào gây ô nhiễm phá hoại môi trương? a. Khai thác thủy, hải sản bằng chất nổ b. Săn bắt động vật quý, hiếm trong rừng c. Đổ các chất thải ông nghiệp trực tiếp vào nguồn nước d. Khai thác gỗ theo chu kì, kết hợp cải tạo rừng đ. Trồng cây gây rừng phủ đồi trọc e. Phá rừng để trồng cây lương thực 1.Định Nghĩa: - Sống và làm việc có kế hoạch là xác định nhiệm vụ, sắp xếp công việc hợp lý để thực hiện đầy đủ, có hiệu quả, có chất lượng 2.Vì: - Chủ động, tiết kiệm thời gian, công sức. - Đạt kết qủa cao trong công việc. -Là yêu cầu không thể thiếu đối với người lao động trong thời đại CNH-HĐH,giúp con người thích nghi được với cuộc sống hiện đại, với yêu cầu lao động kĩ thuật cao . 3 Bổn phận của trẻ em: * Đối với Xh: Yêu Tổ quốc, có ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCNVN. - Tôn trọng pháp luật, tài sản của người khác. - Không tham gia tệ nạn xã hội *Đối với gia đìmh: Yêu quý, kính trọng ông bà cha mẹ,giúp đỡ gia đình làm những công việc vừa sức *Đối với nhà trường: Chăm chỉ học tập, kính trọng thầy cô giáo, đoàn kết với bạn bè . - Không đánh bạc, uống rượu, hút thuốc, dùng các chất kích thích có hại cho sức khỏe. Trách nhiệm của gia đình, Nhà nước, xã hội : - Cha mẹ chiụ trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc, nuôi dạy, tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của trẻ em. - Nhà nước và xã hội tạo mọi điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của trẻ em, có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, bồi dưỡng các em trở thành công dân có ích. 4.Môi trường: là toàn bộ những điều kiện tự nhiên, nhân tạo bao quanh con người, có tác động đến đời sống, sự tồn tại, phát triển của con người, thiên nhiên. -Môi trường và tài nguyên thiên nhiên có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống của con người + Tạo cơ sở vật chất để phát triển kinh tế, văn hóa xã hội. + Tạo cho con người phương tiện sống, phát triển trí tuệ, đạo đức + Tạo cuộc sống tinh thần: làm cho con người vui tươi, khoẻ mạnh, làm giàu đời sống tinh thần. Ví dụ: Môi trường trong lành cho chúng ta hít thở Tài nguyên khoáng sản phong phú giúp con người khai thác để sản xuất và phát triển 5.Di sản văn hóa: Bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Ví dụ: -Áo dài, lễ hội Đền Hùng, múa rối nước, Cố đô Huế, Hoàng thành Thăng Long, Vịnh Hạ Long 6.Ý nghĩa của việc bảo vệ di sản di tích lịch sử- văn hóa, danh lam thắng cảnh: - Là cảnh đẹp của đất nước, là tài sản của dân tộc, nói lên truyền thống của dân tộc, thể hiện công đức của các thế hệ cha ông trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thể hiện kinh nghiệm của dân tộc trên các lĩnh vực. - Các thế hệ sau có thể tiếp thu, kế thừa truyền thống,kinh nghiệm đó để phát triển nền văn hóa mang d6a5m bản sắc văn hóa dân tộc. -Đối với thế giới:Di sản văn hóa của VN đóng góp vào kho tàng di sản văn hóa thế giới ( cố đô Huế, di tích Mĩ Sơn, vịnh Hạ Long,Nhã nhạc cung đình Huế) 7.Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo: - Công dân có quyền theo hoặc không theo một tín ngưỡng, tôn giáo nào; Người đã theo một tín ngưỡng hay tôn giáo nào có thể thôi không theo nữa, họăc bỏ để theo tín ngưỡng, tôn giáo khác mà không ai được cưỡng bức hay cản trở. Nghiêm cấm việc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo, lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để làm điều trái pháp luật và chính sách của Nhà nước. 8 .Trường hợp bị kẻ xấu lôi kéo: - Cương quyết từ chối. - Tìm mọi cách tránh xa.. - Báo với cha mẹ, thầy cô, công an.. 9.Các hành vi sau: a,b,c,e 4.4 Câu hỏi bài tập cũng cố: Thế nào là di sản văn hóa? Em hãy kể tên một số di sản văn hóa ở nước ta ? Bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Ví dụ: -Áo dài, lễ hội Đền Hùng, múa rối nước, Cố đô Huế, Hoàng thành Thăng Long, Vịnh Hạ Long Môi trường là gì?Vì sao phải bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên ? lấy ví dụ GV nhấn mạnh nội dung trọng tâm bài 4.5 Hướng dẫn học sinh tự học: *Đối với tiết học này: -Học bài theo những câu hỏi đã ôn tập *Đối với tiết học tiếp theo: -Ôn lại các bài 12,13,14,15 để tiết sau thi học kỳ II 5.RÚT KINH NGHIỆM: Noäi dung : Phöông phaùp : ........................................................................................................................... Sử dụng đồ dùng , thiết bị dạy học: Ngày .tháng ..năm 2012 Duyệt của tổ CM Huỳnh Thị Tuyết

File đính kèm:

  • docGDCD 7HIEN.doc
Giáo án liên quan