I/. Mục tiêu:
1/. Kiến thức:
- Hiểu thế nào là đoàn kết, tương trợ .
- Ý nghĩa của đoàn kết, tương trợ trong quan hệ giữa người với người .
2/. Kĩ năng:
- Rèn luyện mình trở thành người biết đoàn kết, tương trợ với mọi người .
- Biết tự đánh giá mình và mọi người về biểu hiện đoàn kết tương trợ với mọi người .
- Thân ái, tương trợ, giúp đỡ bạn bè, hàng xóm, láng giềng .
3/. Thái độ:
- HS có ý thức đoàn kết, giúp đỡ nhau trong cuộc sống thường ngày .
II/. Chuẩn bị:
1/. Giáo viên: - Bảng phụ, bút dạ.
- Sưu tầm những câu chuỵên có nội dung về đoàn kết, tương trợ.
- Sưu tầm tục ngữ, ca dao, danh ngôn nói về chủ đề đoàn kết, tương trợ .
2/. Học sinh:
- Bảng nhóm, bút dạ, nam châm.
- Sưu tầm tục ngữ, ca dao, danh ngôn nói về chủ đề đoàn kết, tương trợ .
- Đọc trước mẩu chuyện “Một buổi lao động”, soạn gợi ý a,b SGK .
2 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1279 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 - Tiết 8 - Bài dạy: Đoàn kết, tương trợ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 8 Tiết : 8
Ngày soạn : Ngày dạy :
Bài dạy: ĐOÀN KẾT, TƯƠNG TRỢ.
I/. Mục tiêu:
1/. Kiến thức:
Hiểu thế nào là đoàn kết, tương trợ .
Ý nghĩa của đoàn kết, tương trợ trong quan hệ giữa người với người .
2/. Kĩ năng:
Rèn luyện mình trở thành người biết đoàn kết, tương trợ với mọi người .
Biết tự đánh giá mình và mọi người về biểu hiện đoàn kết tương trợ với mọi người .
Thân ái, tương trợ, giúp đỡ bạn bè, hàng xóm, láng giềng .
3/. Thái độ:
HS có ý thức đoàn kết, giúp đỡ nhau trong cuộc sống thường ngày ..
II/. Chuẩn bị:
1/. Giáo viên: - Bảng phụ, bút dạ.
- Sưu tầm những câu chuỵên có nội dung về đoàn kết, tương trợ.
- Sưu tầm tục ngữ, ca dao, danh ngôn nói về chủ đề đoàn kết, tương trợ .
2/. Học sinh:
- Bảng nhóm, bút dạ, nam châm.
- Sưu tầm tục ngữ, ca dao, danh ngôn nói về chủ đề đoàn kết, tương trợ .
- Đọc trước mẩu chuyện “Một buổi lao động”, soạn gợi ý a,b SGK .
III/. Tiến trình tiết dạy:
1/. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số (1’)
2/. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- H1: Em hãy tìm những câu tục ngữ, ca dao , danh ngôn điền vào bảng .
=> Dự kiến trả lời
Biết ơn
Tôn sư trọng đạo
Ăn quả nhớ kẻ trông cây
Ân trả, nghĩa đền
Làm ơn nên thoảng như không
Chịu ơn nên tạc vào lòng chớ quên
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra .
Không thầy đố mày làm nên
Kính thầy, yêu bạn
Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy
Gươm vàng rớt xuống Hồ Tây
Công cha cũng nặng, nghĩa thầy cũng sâu .
Một chữ cũng là thây, nửa chữ cũng là thầy .
3/. Giảng bài mới:
a/. Giới thiệu chủ đề bài học:
Ca dao ta có câu : “Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
Thể hiện sức mạnh đoàn kết của tập thể. Để hiểu rõ nội dung này, chúng ta cùng tìm hiểu bài 7 .
b/. Tiến trình:
Thời lượng
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
Nội dung kiến thức
17’
Hoạt động 1: Thảo luận, phân tích truyện => Hình thành khái niệm.
GV : Yêu cầu học sinh đọc truyện .
GV : Nhận xét cách đọc
GV : Yêu cầu HS thảo luận nhóm nội dung sau :
+ Khi lao động, lớp 7A gặp khó khăn gì ?
+ Lớp 7B đã làm gì ?
+ Hãy tìm những hình ảnh, câu nói thể hiện sự giúp đỡ nhau của hai lớp .
GV : Nhận xét, bổ sung, rút ra bài học
Hỏi : Đoàn kết, tương trợ là gì ?
GV : Chốt lại => ghi bài
- HS đọc => các bạn khác chú ý theo dõi, lắng nghe .
Hs thảo luận nhóm.
Thời gian 4’
Các nhóm ghi ý kiến thống nhất trên bảng nhóm => hết thời gian gắn lên bảng.
Lớp nhận xét, bổ sung.
HS trả lời .
1/. Khái niệm:
Đoàn kết, tương trợ :
Thông cảm.
Chia sẻ. Khi gặp
Có việc làm khó khăn .
cụ thể giúp đỡ
nhau
10’
Hoạt động 2: Hoạt động cá nhân. HS nêu những câu chuyện trong lịch sử , trong cuộc sống thể hiện tình đoàn kết, tương trợ .
GV yêu cầu HS kể những mẩu chuyện thể hiện tình đoàn kết, tương trợ .
Hỏi : Qua những câu chuyện trên, em hãy cho biết : đoàn kết, tương trợ có ý nghĩa như thế nào ?
GV kết luận nội dung => ghi bài .
Hs kể :
+ Chuyện bó đũa
+ Trần Hưng Đạo với Trần Quang Khải
HS trả lời
2/. Ý nghĩa:
Đoàn kết, tương trợ :
+ Tạo nên sức mạnh tổng hợp vượt qua khó khăn .
+ Giúp ta dễ dàng hòa nhập, hợp tác với nhau .
+ Là truyền thống quí báu của dân tộc .
12’
Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố .
GV treo bảng phụ ghi sẵn bài tập a, b, c SGK .
Trang là bạn học cùng tổ, lại ở gần nhà Thủy. Trang bị ốm, phải nghỉ học nhiều ngày. Nếu em là Thủy, em sẽ giúp Trang việc gì ?
SGK.
Giờ kiểm tra toán, có một bài khó, hai bạn ngồi cạnh nhau đã “góp sức” để cùng làm .
Em có suy nghĩ gì về việc làm của hai bạn đó ?
Gv nhận xét => kết luận => ghi điểm cho những bạn có phần bài làm tốt để khuyến khích tinh thần học tập .
Hs đọc đề bài .
Hs nêu mục đích, yêu cầu bài học .
Hs xung phong lên giải
+ Nếu em là Thủy, em sẽ giúp Trang ghi bài, thăm hỏi, động viên bạn .
+ Hai bạn “góp sức” cùng làm bài trong giờ kiểm tra là không được, vì giờ kiểm tra phải tự làm bài, làm như vậy là vi phạm nội qui .
4/. Dặn dò: (1’)
+ Về nhà làm bài tập 1 SGK .
+ Ôn lại các dạng bài tập đã học .
+ Ôn lại toàn bộ kiến thức các bài đã học từ bài 1 – bài 7 .
+ Tiết 9 kiểm tra 1 tiết .
IV/. Rút kinh nghiệm - Bổ sung:
File đính kèm:
- tiet 8.doc