Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 - Tiết 5 - Bài dạy: Yêu thương con người

I/. Mục tiêu:

1/. Kiến thức:

- Thế nào là yêu thương con người?

- Biểu hiện của yêuthương con người.

2/. Kĩ năng:

- Biết sống có tình thương, biết xây dựng tình đoàn kết, yêu thương mọi người từ trong gia đình đến những người xung quanh.

3/. Thái độ:

- Quan tâm đến mọi người xung quanh, lên án hành vi độc ác, thờ ơ, lạnh nhạt với con người.

II/. Chuẩn bị:

1/. Giáo viên: - Bảng phụ, bút dạ.

 - Tranh ảnh về lòng yêu thương con người.

2/. Học sinh:

 - Bảng nhóm, bút dạ, nam châm.

 - Đọc trước truyện đọc, soạn phần gợi ý SGK.

 - Sưu tầm tục ngữ, ca dao nói về chủ đề.

 

doc3 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1286 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 - Tiết 5 - Bài dạy: Yêu thương con người, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 5 Tiết : 5 Ngày soạn : Ngày dạy : Bài dạy: YÊU THƯƠNG CON NGƯỜI. I/. Mục tiêu: 1/. Kiến thức: Thế nào là yêu thương con người? Biểu hiện của yêuthương con người. 2/. Kĩ năng: Biết sống có tình thương, biết xây dựng tình đoàn kết, yêu thương mọi người từ trong gia đình đến những người xung quanh. 3/. Thái độ: Quan tâm đến mọi người xung quanh, lên án hành vi độc ác, thờ ơ, lạnh nhạt với con người. II/. Chuẩn bị: 1/. Giáo viên: - Bảng phụ, bút dạ. - Tranh ảnh về lòng yêu thương con người. 2/. Học sinh: - Bảng nhóm, bút dạ, nam châm. - Đọc trước truyện đọc, soạn phần gợi ý SGK. - Sưu tầm tục ngữ, ca dao nói về chủ đề. III/. Tiến trình tiết dạy: 1/. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số (1’) 2/. Kiểm tra bài cũ: (5’) - H1: Đạo đức là gì? Kỷ luật là như thế nào? Trình bày mối quan hệ giữa đạo đức và kỷ luật. - H2: Làm bài tập d, SGK trang 14. => Dự kiến trả lời * 1/. - Đạo đức là những quy định, những chuẩn mực ứng xử của con người với con người mang tính tự giác. - Chuẩn mực là những qui định chung của một cộng đồng hoặc một tổ chức xã hội. Nhằm thống nhất hành động mang tính bắt buộc trong cộng đồng hoặc tổ chức đó. - Mối quan hệ giữa đạo đức và kỷ luật chặt chẽ với nhau, người thực hiện kỷ luật tốt thìngười đó sẽ có đạo đức tốt và ngược lại. 3/. Giảng bài mới: a/. Đặt vấn đề: Một truyền thống nhân văn nổi bậc của dân tộc ta là: “Thương người như thể thương thân” Thật vậy, người thầy thuốc hết lòng cứu chữa bệnh nhân, thầy cô giáo suốt đời tận tụy vì đàn em thân yêu, thấy người tàn tật là động viên giúp đỡ Truyền thống đạo lý đó thể hiện lòng yêu thương con người. Đó cũng là chủ đề của tiết học hôm nay. b/. Tiến trình: Thời lượng Hoạt động của GV Hoạt động của học sinh Nội dung kiến thức 15’ Hoạt động 1: Theo nhóm, thảo luận. Phân tích truyện => Hình thành khái niệm. GV mời hsinh đọc truyện “Bác Hồ đến thăm người nghèo”. GV nhận xét cách đọc. GV gắn nội dung thảo luận nhóm lên bảng: “Những chi tiết nào trong truyện thể hiện sự quan tâm, thông cảm và giúp đỡ của Bác Hồ đối với gia đình chị Chín? GV kết luận: * Quan tâm: Tối 30 tết Bác Hồ đến thăm gia đình chị Chín => gia đình có hoàn cảnh khó khăn; không có cha, nghèo khổ. Trao quà tết cho gia đình chị, âu yếm, xoa đầu các cháu. Hỏi thăm công việc làm và cuộc sống gia đình chị Chín. Hỏi thăm việc học hành của các cháu. * Thông cảm: “Ân cần dặn dò việc làm ăn và học hành của các cháu”. * Giúp đỡ: Sau tết, Bác chỉ thị cho ủy ban hành chính thành phố Hà Nội phải chú ý công ăn việc làm cho những gua đình gặp nhiều khó khăn như gia đình chị Chín. Qua những việc làm trên em thấy Bác Hồ có những việc làm gì đáng quý? Em hiểu thế nào là yêu thương con người? GV kết luận => ghi bài. Hs đọc, những hs còn lại chú ý lắng nghe, theo dõi. Hs thảo luận nhóm. Thời gian 4’ Các nhóm ghi ý kiến thống nhất trên bảng nhóm => hết thời gian gắn lên bảng. Lớp nhận xét, bổ sung. Hs trả lời: “Bác Hồ thể hiện rất rõ lòng yêu thương con người”. Hs trả lời. Hs cả lớp bổ sung. 1/. Khái niệm: Yêuthương con người là quan tâm, giúp đỡ, làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những người gặp khó khăn hoạn nạn. 12’ Hoạt động 2: Liên hệ thực tế. Gv gợi ý Hsinh tìm hiểu những mẫu chuyện của bản thân hoặc của những người xung quanh đã thể hiện lòng yêu thương con người. GV yêu cầu hs nêu những gương sáng về lòng yêu thương con người. Hs nêu những việc làm của bản thân thể hiện lòng yêu thương con người: Mua tăm nhân đạo. Ủng hộ quỹ giúp bạn nghèo vượt khó. Quyên góp sách vở ủng hộ các bạn vùng bão lụt. Hs kể một số tấm gương sáng theo chủ đề. 10’ Hoạt động 3: Củng cố, luyện tập. GV tổ chức cho hs chơi trò chơi “thi tiếp sức”. GV chia lớp thành 2 đội (A, B). GV nêu thể lệ cuộc thi: Đầu tiên một bạn đại diện cho đội chơi của mình ghi nhanh những biểu hiện lòng yêu thương con người, các bạn còn lại của đội ở bên dưới chuẩn bị sẵn những biểu hiện mà bạn trên bảng chưa ghi để tiếp sức, nếu bạn trên bảng hết nội dung thì nhanh châm chạy xuống để các bạn bên dưới tiếp sức lên. Khi hết thời gian, cả hai đội phải dừng lại. Đội nào có biểu hiện chính xác nhiều hơn thì đội đó thắng cuộc. Hết tgian, GV cùng hs cả lớp kiểm tra, xác định những biểu hiện đúng => tổng kết đội thắng cuộc. Gv tuyên dương đội thắng cuộc. Gv cho hs nêu những câu tục ngữ, ca dao thể hiện lòng yêu thương con người. Hs nắm luật chơi, thời gian chơi 4’. Hs đại diện các đội nhanh chân lên bảng ghi các biểu hiện về lòng yêu thương con người. Hs đếm các biểu hiện đúng.. Hs cả lớp vỗ tay chúc mừng. Hs làm việc cá nhân. Hs nêu tục ngữ, ca dao. Đáp án: A, B, C, D, G. 4/. Dặn dò: (1’) + Về nhà ôn lại toàn bộ nội dung bài học; Làm bài tập a, c, d SGK. + Sưu tầm những tấm gương về lòng yêu thương con người. IV/. Rút kinh nghiệm - Bổ sung:

File đính kèm:

  • doctiet 5.doc