Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 - Tiết 31 - Bài 17: Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (tiết 2)

I.Mục tiêu bài học:

1.Kiến thức:

- Giúp HS hiểu được nà nước CHXHCN Việt Nam là nhà nước của ai, ra đời từ bao giờ, do ai (Đảng nào) lãnh đạo. Cơ cấu tổ chức nhà nước của nhà nước ta hiện nay bao gồm những loại cơ quan nào. Phân chia thành mấy cấp và tên gọi của từng cấp. Chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan nhà nước

2.Kỹ năng:

- HS phân biệt được cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước từ TW-địa phương

3.Thái độ:

- Hình thành ở HS ý thức tự giác trong việc thực hiện chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước, sống và học tập theo pháp luật, tinh thần trách nhiệm bảo vệ cơ quan nhà nước.

 

doc5 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1560 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 - Tiết 31 - Bài 17: Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 31 Tiết 31 Bài 17:Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam (Tiết 2) I.Mục tiêu bài học: 1.Kiến thức: - Giúp HS hiểu được nà nước CHXHCN Việt Nam là nhà nước của ai, ra đời từ bao giờ, do ai (Đảng nào) lãnh đạo. Cơ cấu tổ chức nhà nước của nhà nước ta hiện nay bao gồm những loại cơ quan nào. Phân chia thành mấy cấp và tên gọi của từng cấp. Chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan nhà nước 2.Kỹ năng: - HS phân biệt được cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước từ TW-địa phương 3.Thái độ: - Hình thành ở HS ý thức tự giác trong việc thực hiện chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước, sống và học tập theo pháp luật, tinh thần trách nhiệm bảo vệ cơ quan nhà nước. II. Tài liệu và phương tiện: 1.Tài liệu: Hiến pháp 1992, Điều 126,127, 137- Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước 2.Thiết bị: -SGK, SGV. -Phiếu học tập. - Tranh ảnh, đèn chiếu. -Bút dạ, giấy khổ lớn. đèn chiếu. 3.Phương pháp: -Kể chuyện. -Phân tích, nêu và giải quyết vấn đề. -Thảo luận nhóm. -Diễn giải - đàm thoại. III.Tiến trình bài dạy: 1.Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh: a.Kiểm tra hs đã chuẩn bị bài mới: - Đọc trước bài ở nhà. b.Kiểm tra hs chuẩn bị bài cũ: ? Nhà nước ta ra đời vào thời gian nào? Với tên gọi là gì? Lúc nào đựơc đổi thành nhà nước CHXHCN Việt Nam?Nhà nước ta là nhà nước của ai, do Đảng nào lãnh đạo? ? Ghép các miếng ghép để có sơ đồ phân cấp bộ máy nhà nước. ? Làm bài tập e (59). 2.Giới thiệu bài: a.Giới thiệu: b.Các hoạt động: Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức Hoạt động 1: Tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước. - GV Đưa sơ đồ phân công bộ máy nhà nước, HS quan sát. - GV nêu câu hỏi: ? Bộ máy nhà nước gồm những loại cơ quan nào? Mỗi loại cơ quan bao gồm những cơ quan cụ thể nào? - HS hoạt động nhóm: ? Cơ quan nào là cơ quan đại biểu cao nhất, cơ quan quyền lực cao nhất? Vì sao? - GV đưa Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam. Điều 83,84 HS đọc. ? Vì sao HĐND được gọi là cơ quan đại biểu của nhân dân và là cơ quan quyền lực của NN ở địa phương? Nhiệm vụ của HĐND là gì? - HS đọc Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam điều 119, 120 ? Chính phủ làm nhiệm vụ gì? Vì sao Chính phủ được gọi là cơ quan chấp hành của Quốc hội và là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất? - HS đọc điều 109 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992. - GV cho HS phân biệt: “Quyền lực” và “Chấp hành” (Quyền lực: Quyền định đoạt mọi công việc quan trọng về chính trị và sức mạnh để đảm bảo việc thực hiện quyền ấy). ? UBND làm nhiệm vụ gì? Vì sao UBND được gọi là cơ quan chấp hành của HĐND và là cơ quan hành chính NN ở địa phương? - HS đọc điều 123 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992. ? TAND có nhiệm vụ gì? ? VKSND có nhiệm vụ gì? - HS đọc điều 126, 127, 137 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992. - HS trả lời câu hỏi - GV kết luận. ? Trách nhiệm của nhà nước và công dân đối với việc XD, BV nhà nước là gì? - HS làm BT: So sánh bản chất NN XHCN với TB. Hoạt động 2: Luyện tập - GV tổ chức cho 2 đội chơi BT d. Thi nhanh tay, nhanh mắt. - GV nhận xét, Ghi điểm. Bài tập: d. Đáp án: 2, 4, 7 1. Bộ máy nhà nước: Là hệ thống tổ chức bao gômg các cơ quan nhà nước cấp TƯ và cấp địa phương gồm 4 loại cơ quan: - Cơ quan quyền lực nhà nước, đại biểu của nhân dân, do nhân dân bầu ra, bao gồm Quốc hội và HĐND các cấp (Tỉnh, huyện, xã). - Cơ quan hành chính nhà nước, bao gồm chính phủ và UBND các cấp. - Cơ quan xét xử, bao gồm TAND tối cao, TAND tỉnh, huyện, toà án quân sự. - Cơ quan kiểm sát: Viện kiểm sát nhân dân ( Tối cao, tỉnh, huyện, VKS quân sự). - Quốc hội là cơ quan bao gồm những người có tài, có đức do nhân dân lựa chọn, bầu ra, tham gia làm những việc quan trọng nhất của nhà nước: + Làm Hiến pháp, luật để quản lý xã hội. + Quyết định các chính sách cơ bản về đối nội, đối ngoại. + Quyết định các nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của nhà nước về nghệ thuật và hoạt động của công dân. - HĐND là cơ quan bao gồm những người có tài, đức do nhân dân địa phương lựa chọn bầu ra, tham gia công việc nhà nước ở địa phương: + Ra NQ về các biện pháp thi hành nghiêm chỉnh hiến pháp và pháp luật ở địa phương. + Ra NQ về kế hoạch phát triển KT - XH, ngân sách, GD, quốc phòng, AN ở địa phương. - Chính phủ là cơ quan chấp hành của quốc hội và là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất. Vì chính phủ do quốc hội bầu rI Nhiệm vụ: + Tổ chức thi hành hiến pháp, các luật và nghị quyết quốc hội; báo cáo công tác trước quốc hội. + Tổ chức điều hành thống nhất trong toàn quốc việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, VH-XH,... - UBND do HĐND cùng cấp bầu rI Nhiệm vụ: Quản lý, điều hành những công việc nhà nước ở địa phương, các VB nhà nước cấp trên và Nghị quyết của HĐND. - Toà án nhân dân là CQ xét xử có nhiệm vụ giải quyết các tranh chấp và xét xử các vụ việc nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân đ GD con người ý thức tuân theo pháp luật, giữ gìn trật tự kĩ cương. - VKSND có nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm soát các hoạt động tư pháp. Trường hợp vi phạm pháp luật nghiêm trọng - tội phạm thì VKSND thực hiện quyền công tố NN (Khởi tố, truy tố người có hành vi phạm tội ra trước Toà án). 2. Trách nhiệm cảu Nhà nước và công dân. (SGK) Nhà nước XHCN - Của dân, do dân, vì dân. - ĐCS lãnh đạo. - Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. - Đoàn kết, hữu nghị. Nhà nước TB - 1 số người đại diện cho giai cấp TS - Nhiều Đảng chia quyền lợi. - Làm giàu giai cấp TS. - Chia rẽ, gây chiến tranh. 3.Củng cố: ? Bản chất của nhà nước tI ? Nhà nước ta do ai lãnh đạo? ? Bộ máy nhà nước ta bao gồm cơ quan nào? - HS chơi TC: Đặt các từ thích hợp vào ô cần thiết. N.Dân QH hội CP HĐND UBND GV tổng kết: Ngày 2.9.1945, tại quảng trường Ba Đình. Bác Hồ kính yêu của chúng ta đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước VNDCCH. Đó là nhà nước của dân, do dân, vì dân. Mỗi chúng ta phải ra sức học tập, thực hiện tốt các chính sách của NN, góp phần xây dựng xã hội bình yên, hạnh phúc. 4.Hướng dẫn học ở nhà: - Học bài. - Nghiên cứu trước bài 18. IV.Rút kinh nghiệm TUẦN 32 Tiết 32 Bài 18:Bộ máy nhà nước cấp cơ sở ( xã, phường, thị trấn ) (Tiết 1) I.Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được bộ máy cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn) gồm có những cơ quan nào? 2. Kỹ năng - Giúp và giáo dục HS biết xác định đúng cơ quan nhà nước ở địa phương mà mình cần đến để giải quyết những công việc của cá nhân hay gia đình như cấp, sao giấy khai sinh, đăng kí hộ khẩu. Tôn trọng và giúp đỡ cán bộ địa phương thi hành công vụ. 3. Thái độ: - Hình thành ở HS tính tự giác trong công việc thực hiện chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước và những quy định của chính quyền nhà nước ở địa phương. - Có ý thức tôn trọng giữ gìn an ninh, trật tự công cộng và an toàn xã hội ở địa phương. II. Tài liệu và phương tiện: 1.Tài liệu: Sơ đồ bộ máy nhà nứơc ở địa phương. Kế hoạch phát triển kinh tế- XH- VH địa phương năm 20052.Thiết bị: -SGK, SGV. -Phiếu học tập. - Tranh ảnh, đèn chiếu. -Bút dạ, giấy khổ lớn. đèn chiếu. 3.Phương pháp: -Kể chuyện. -Phân tích, nêu và giải quyết vấn đề. -Thảo luận nhóm. -Diễn giải - đàm thoại. III.Tiến trình bài dạy: 1.Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh: a.Kiểm tra hs đã chuẩn bị bài mới: - Đọc trước bài ở nhà. b.Kiểm tra hs chuẩn bị bài cũ: - HS1: Bộ máy nhà nước gồm có những cơ quan nào? Cơ quan nào là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất? - HS2: Em hãy nêu nhiện vụ của 4 cơ quan trong bộ máy nhà nước? 2.Giới thiệu bài: a.Giới thiệu: ? Bộ máy nhà nước cấp cơ sở gồm những cơ quan nào? Cơ quan nào là cơ quan quyền lực, cơ quan nào là cơ quan hành chính? Khi gia đình (Cá nhân) chúng ta có việc cần giải quyết: Làm (Sao) giấy khai sinh, xin xác nhậ hồ sơ lý lịch, xác nhận hồ sơ xin vay vốn ngân hàng,... thì chúng ta đến đâu làm? GV: Để hiểu rõ nhiệm vụ và quyền hạn của bộ máy nhà nước cấp cơ sở chúng ta học bài hôm nay. b.Các hoạt động: Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức Hoạt động 1: HS quan sát sơ đồ PCBMNN. Tìm hiểu tình huống SGK. 2HS đọc tình huống. ? Mẹ em sinh em bé. Gia đình em xin cấp giấy khai sinh thì đến cơ quan nào? 1. Công an thị trấn. 2. Trường THCS. 3. UBND thị trấn. ? Khi làm mất giấy khai sinh thì cần đến đâu xin lại? Thủ tục? Hoạt động 2: Luyện tập. - HS làm BTc theo nhóm. - HS trình bày bài tập. - HS nhận xét. - GV nhận xét, ghi điểm. - HS làm bài tập. I.Tình huống: * Sơ đồ phân cấp bộ máy nhà nước cấp cơ sở gồm: - HĐND xã (Phường, thị trấn). - UBND xã (Phường, thị trấn). - Khi bị mất giấy khai sinh thì đến UBND nơi mình cư trú để xin cấp lại. - Thủ tục: + Đơn xin cấp lại giấy khai sinh. + Sổ hộ khẩu. + Chứng minh thư. - Các giấy tờ khác để chứng minh việc mất giấy khai sinh là có thật. - Thời gian: Qua 7 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ. II. Luyện tập: c. Đáp án: - Công an giải quyết: Khai báo tạm trú, tạm vắng. - UBND xã giải quyết: Đăng kí hộ khẩu, xin (Sao) giấy khai sinh, xác nhận lý lịch, đăng kí kết hôn. - Trường học: Xác nhận bảng điểm học tập. - Xin sổ y bạ khám bệnh: Trạm y tế. b. Đáp án 2 đúng. 3.Củng cố: - GV nhắc lại nội dung cần nhớ. 4. Hướng dẫn học ở nhà: - Học bài: - Làm bài tập a(62) - Tài liệu và phương tiện: + Nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan trong bộ máy nhà nước cấp cơ sở. + Các ban ngành đoàn thể ở địa phương. IV.Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docGDCD 7_T31.32.doc