Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 - Tiết 3 đến tiết 12

A.Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:

 -Hiểu thế nào là tự trọng và không tự trọng; vì sao cần phải có lòng tự trọng.

 -Hình thành nhu cầu và ý thức RL tính tự trọng ở bất cứ ĐK,h.c nào trong CS.

 -Biết tự đánh giá hành vi của bản thân và của người khác về những biểu hiện của tính tự trọng, học tập những tấm gương về lòng tự trọng.

B.Tài liệu- phương tiện:

 -Truyện , tranh ảnh, tình huống.

 -Một số câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về tính tự trọng.

C.Các hoạt động dạy-học

 1.Tổ chức:

 2.Kiểm tra: Thế nào là trung thực? Trung thực có ý nghĩa gì trong cuộc sống?

 3.Bài mới: *Giới thiệu bài: Trong cuộc sống, để đảm bảo mối quan hệ tốt đẹp giữa con người, chúng ta luôn phải biết tôn trọng lẫn nhau. Tôn trọng người khác cũng có nghĩa là tôn trọng chính mình. Vậy thế nào là tự trọng? Vì sao mỗi con người phải có lòng tự trọng? Bài học này giúp chúng ta hiểu điều đó.

 

docx19 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1040 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 - Tiết 3 đến tiết 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. -Tranh ảnh, câu chuyện, tình huống thực tế thể hiện lòng khoan dung. C.Các hoạt động dạy-học chủ yếu: 1.Tổ chức: 2.Kiểm tra: 3.Bài mới: *Giới thiệu bài: Trong CS hằng ngày, nhiều khi chỉ vì một chút hiểu lầm nho nhỏ mà dẫn đến những đổ vỡ đáng tiếc làm mất đi mối thiện cảm trong quan hệ tốt đẹp giữa con người. Do đâu mà xảy ra điều đó? Làm thế nào để tránh được? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta giải đáp. -Học sinh đọc truyện. -Thái độ của của Khôi đối với cô giáo như thế nào? -Cử chỉ của cô giáo thể hiện điều gì? ?.Qua truyện em rút ra được điều gì? -Tìm hiểu kỹ trước khi nhận xét, đánh giá về người khác -HS thảo luận, phát biểu ý kiến. -GV kết luận. -Thế nào là khoan dung? HS trả lời theo SGK. -HS chia nhóm thảo luận. -Tại sao phải biết lắng và biết chấp nhận ý kiến của người khác? -Khi bạn có khuyết điểm, ta nên xử sự thế nào? -Lòng khoan dung có ý nghĩa ntn ? -Muốn có lòng khoan dung, bản thân em rèn luyện như thế nào? -Học sinh đọc bài tập, trả lời câu hỏi? -Học sinh suy nghĩ, chọn hành vi. -Nhận xét hành vi của Lan? I-Đặt vấn đề: * Tìm hiểu truyện đọc: -Vội vàng nhận xét: “Thưa cô, chữ cô viết khó đọc quá!” -Về sau: cúi đầu, rơm rớm nước mắt, giọng nghèn nghẹn, xin lỗi cô giáo. -Ân hận, xin lỗi cô vì đã hiểu ra lí do vì sao cô viết xấu. ->Cô giáo là người khoan dung, độ lượng. *KL: -Không nên vội vàng, định kiến khi nhận xét đánh giá người khác. -Cần biết chấp nhận và tha thứ cho người khác. II-Nội dung bài học: 1. Thế nào là khoan dung? Khoan dung là rộng lòng tha thứ. Người có lòng khoan dung luôn tôn trọng và thông cảm với người khác, biết tha thứ khi họ hối hận và sửa chữa lỗi lầm. b.Biểu hiện: -Bằng việc làm và thái độ: biết lắng nghe để hiểu người khác và hiểu chính mình. -Trước khuyết điểm của người khác, tuỳ mức độ, có thể tha thứ (với những lỗi nhỏ, không cố ý) hoặc nhắc nhở, khuyên nhủ, thuyết phục 2-Ý nghĩa: -Là đức tính quý báu của con người. -Người có lòng khoan dung được mọi người yêu quý, tin cậy và có nhiều bạn tốt. -Làm cho cuộc sống và quan hệ giữa mọi người trở nên lành mạnh, thân ái, dễ chịu. 3-Rèn luyện bản thân: -Sống cởi mở, gần gũi hoà đồng với mọi người -Chân thành, rộng lượng, tôn trọng cá tính và sở thích của người khác. -Học tập những tấm gương khoan dung trong cuộc sống. III-Luyện tập: 1-Bài tập (a): -Học sinh tự liên hệ và kể lại. 2-Bài tập (b): -HS tự xác định. 3-Bài tập (c): -Thái độ và hành vi của Lan là ích kỷ, hẹp hòi, chấp nhặt, trả đũa (mặc dù bạn không cố ý) ->Không có lòng khoan dung. 4.Củng cố: -Hệ thống lại ND bài học. -Nhấn mạnh nội dung, đọc ca dao, tục ngữ. 5.Dặn dò: -Học bài - tìm hiểu câu chuyện thực tế xung quanh. -Làm bài tập còn lại. -Đọc trước bài 9: Xây dựng gia đình văn hoá. N.S:18/11/2011 N.G: 19/11/2011 Tiết 11. Bài 9: XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HOÁ A.Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: -Nội dung, ý nghĩa của việc xây dựng gia đình văn hoá. -MQH giữa qui mô gia đình và đời sống gia đình. Hiểu bổn phận và trách nhiệm của bản thân trong xây dựng gia đình văn hoá. -Hình thành tình cảm yêu thương, gắn bó, quý trọng gia đình, mong muốn tham gia xây dựng gia đình văn minh, hạnh phúc. -Giữ gìn giáo dục gia đình, tránh thói xấu có hại. B.Tài liệu- phương tiện: -SGK, SGV GDCD7. -Tranh ảnh, câu chuyện thực tế phục vụ giảng dạy. C.Các hoạt động dạy-học chủ yếu: 1.Tổ chức: 2.Kiểm tra: Kiểm tra 15p * Mục đích yêu cầu: - Hiểu thế nào là khoan dung và thấy đó là 1 phẩm chất đạo đức cao đẹp. - Liên hệ bản thân *Câu hỏi: Thế nào là khoan dung? Vì sao phải khoan dung? Liên hệ bản thân? 3.Bài mới: *Giới thiệu bài: Gia đình là tế bào của XH, là tổ ấm của mỗi con người. Muốn có một XH văn minh thì trước tiên phải XD gia đình VH. Vậy gia đình văn hoá là một GĐ như thế nào? Các thành viên trong GĐ cần phải làm gì? Chúng ta sẽ hiểu điều đó qua việc nghiên cứu bài học hôm nay. Gọi học sinh đọc truyện SSGK. ? Em có nhận xét gì về nếp sống của gia đình cô Hoà? GV giảng. Cô Hoà: Là một phụ nữ đảm đang- vừa làm tốt việc ở cơ quan, vừa quán xuyến việc nhà, chăm sóc nuôi dạy con cái chu đáo. ?Các thành viên trong gia đình làm gì để xây dựng gia đình văn hoá? -Theo em thế nào là gia đình văn hoá? -Liên hệ trong GĐ em, bà con trong khu dân cư em sống? -Nêu những tiêu chuẩn của GĐ văn hoá? HS trả lời. 3)Đoàn kết xóm giềng. -Sống thiện chí, chan hoà với mọi người trong cộng đồng dân cư; góp phần XD khu dân cư văn hoá. (4)Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân. -Chấp hành nghiêm chỉnh những qui định của PL đối với công dân. -Giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần có MQH với nhau như thế nào? +Có những GĐ không giàu, nhưng mọi người yêu thương nhau, thực hiện tốt bổn phận, trách nhiệm của mình, sinh hoạt VH lành mạnh, con cái ngoan ngoãn, hiếu thảo, chăm học, chăm làm. +Có những GĐ giàu có những cha mẹ thiếu gương mẫu (trong làm ăn, trong quan hệ cư xử với nhau, với xóm giềng) con cái đua đòi, sa đoạ, hư hỏng I-Đặt vấn đề: Tìm hiểu truyện đọc: *Gia đình cô Hoà là một gia đình VH tiêu biểu. -Một gia đình hạnh phúc: Các thành viên trong GĐ hoà thuận, có công ăn việc làm (chồng là bác sĩ, cô là y tá). -GĐ luôn gọn gàng, ngăn nắp, mọi sinh hoạt đều có giờ giấc, ai cũng lo hoàn thành công việc. -Không khí gia đình luôn đầm ấm, vui vẻ. -Tú luôn là học sinh giỏi. -Tham gia hoạt động xây dựng văn hoá ở khu dân cư, luôn gương mẫu đi đầu trong phong trào vệ sinh môi trường và chống các tệ nạn XH - giúp đỡ bà con... ®Thật sự là một gia đình văn hoá. II-Nội dung bài học: 1-Gia đình văn hoá: a-Khái niệm: GĐVH là GĐ hoà thuận, hạnh phúc, tiến bộ, thực hiện tốt kế hoạch hoá gia đình, đoàn kết với xóm làng, làm tốt nghĩa vụ công dân. b-Tiêu chuẩn của một gia đình VH: (1)Thực hiện KH hoá gia đình. Sinh ít con (mỗi GĐ chỉ có từ 1->2 con) để phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống. (2)XD gia đình hoà thuận, hạnh phúc, tiến bộ, sinh hoạt VH lành mạnh. -Các thành viên trong GĐ gia đình có tình cảm gắn bó, yêu thương chăm sóc nhau. -GĐ có nền nếp gia phong, trên kính dưới nhường. -Con cái ngoan ngoãn, hiếu thảo, không khí GĐ đầm ấm thuận hoà. -Sinh hoạt văn hoá, tinh thần lành mạnh, tích cực học tập, không sa đà vào các tệ nạn XH, không sử dụng VH phẩm độc hại, thấp kém. 2-Mối quan hệ giữa vật chất và tinh thần: Đời sống vật chất và đời sống tinh thần của gia đình có MQH chặt chẽ với nhau. để có đời sống tinh thần lành mạnh, phong phú không thể không có cơ sở của nó là đời sống vật chất. Nhưng không phải cứ có đời sống VC cao là đời sống TT của GĐ cũng cao. =>Vậy, muốn XD một GĐ VH thì mọi thành viên trong GĐ phải tích cực LĐ tuỳ theo khả năng, sức lực của mình, làm ra nhiều của cải VC, nâng cao mức sống; đồng thời ra sức RL đạo đức lối sống theo những chuẩn mực chung của XH và PL. 4.Củng cố: -Khái quát lại ND bài học -Nhận xét giờ học. 5.Dặn dò: -Học bài. Tìm hiểu thực tế địa phương, gia đình VH. -Tìm hiểu tiếp câu truyện SGK. N.S: /11/2011 N.G: / / 2011 Tiết 12.Bài 9 XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HOÁ ( Tiếp ) A.Mục tiêu cần đạt: Tiếp tục giúp học sinh: -Hiểu sâu hơn về gia đình văn hoá. -Những điều cần thiết để xây dựng gia đình văn hoá. -Xác định rõ trách nhiệm của mỗi thành viên trong GĐ. B.Tài liệu- phương tiện: -Giáo án, truyện thực tế . C.Các hoạt động dạy-học chủ yếu: 1.Tổ chức: 2.Kiểm tra: Thế nào là gia đình văn hoá? Những biểu hiện cụ thể? Lấy một vài VD về những tấm gương tiêu biểu cho gia đình văn hoá ở khu dân cư em đang sống? 3.Bài mới: *Giới thiệu bài: Nếu như ở tiết trước, chúng ta đã biết thế nào là một GĐ văn hoá với những biểu hiện cụ thể thì tiết học này sẽ giúp các em hiểu được những điều cần thiết để XD gia đình VH và trách nhiệm của mỗi thành viên trong GĐ. H.Theo em xây dựng gia đình văn hoá có ý nghĩa gì? -Vấn đề GĐ và XDGĐVH có ý nghĩa vô cùng quan trọng: H. Bản thân chúng ta phải làm gì để góp phần XD gia đình VH? (trong HT, rèn luyện bản thân) Liên hệ bản thân? Để XD gia đình văn hoá mỗi người trong gia đình cần làm gì? Học sinh đọc bài tập Sgk - Cho h/s tự luận theo nhóm ( đối với tổ) đại diện mỗi tổ lên trả lời. -Giáo viên nhận xét, bổ sung. -Học sinh đọc bài tập a-> b. -Nêu nhận xét của em về các loại gia đình - Giáo viên bổ sung. -Đồng ý, không đồng ý với ý kiến nào? Vì sao? -Giáo viên bổ sung. II-Nội dung bài học: (tiếp) 3.Ý nghĩa của việc XD GĐVH: - Góp phần XD xã hội văn minh hiện đại trên nền tảng đạo đức,VH dân tộc. - Nhất là trong thời đại mở cửa hiện nay, GĐ VN đang đứng trước những thử thách do ảnh hưởng tiêu cực của cơ chế thị trườnglàm tổn hại rạn nứt nền nếp gia phong, thuần phong mĩ tục sa sút, con cái hư hỏng, bạo lực GĐ gia tăngVì vậy, việc XD, củng cố lối sống có VH, đạo đức truyền thống là rất cần thiết. 4.Trách nhiệm của công dân, học sinh: -Thường xuyên rèn luyện bản thân, chăm chỉ học tập, tu dưỡng đạo đức. -Kính trọng người trên, thương yêu người thân, đoàn kết tương trợ giúp đỡ mọi người. -Ngoan ngoãn, học giỏi, biết vâng lời. -Không đua đòi, ăn chơi, không làm tổn hại danh dự bản thân cũng như gia đình. Tránh xa các tệ nạn XH. III-Luyện tập: 1-Bài tâp (a): Trình bày hiểu biết của bản thân về tiêu chuẩn gia đình văn hóa ở địa phương em? -Gia đình sống hoà thuận, hạnh phúc. -Con cái ngoan ngoãn, học giỏi. -Sinh đẻ có kế hoạch ( không nên đông con). -Đoàn kết lối phố, giúp đỡ thương yêu nhau. -Không có người mắc các tệ nạn XH 2-Bài tập (b): Nhận xét các loại gia đình: -Đông con: Nghèo -Giàu có: Con cái ăn chơi, đua đòi. ->GĐ bất hạnh. -GĐ có 2 con ngoan ngoãn, chăm học, chăm làm ->Gia đình hạnh phúc. 3-Bài tập (c): Tôn trọng sở thích cá nhân. 4-Bài tập (d): -Đồng ý: 3 -5: CV gia đình là trách nhiệm, bổn phận của mỗi thành viên, tự giác tham gia cùng bàn bạc.... - Không đồng ý: 1. 2. 4. 6. 7 4.Củng cố: -Khái quát lại toàn bộ ND bài học. -Nhận xét giờ học. 5.Dặn dò: -Học bài. Làm các BT còn lại. -Đọc trước bài: Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của GĐ, dòng họ.

File đính kèm:

  • docxGDCD 7 theo CKTKNMTD Moi.docx
Giáo án liên quan