I.MỤC TIÊU
1.Kiến thức:
Học sinh cần nắm được:
v Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của dân, do dân và vì dân được ra đời ngày 2 – 9 – 1945 với thắng lợi của Cách mạng thánh Tám, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
v Cơ cấu tổ chức của nhà nước ta hiện nay gồm những cơ quan nào? Phân chia các cấp như thế nào?
v Chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan nhà nước.
2. Kĩ năng:
Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng:
v Biết thực hiện pháp luật, quy định của địa phương, quy chế, nội quy của trường lớp.
v Giúp đỡ cán bộ nhà nước hoàn thành nhiệm vụ.
v Biết đấu tranh chống lại các hành vi chống phá, chống đối nhà nước, hành vi tự do vô kỉ luật.
6 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1599 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 - Tiết 29: Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN
TIẾT
BÀI
29
29
17
NGÀY SOẠN
NGÀY DẠY
LỚP DẠY
7A1
NHÀ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
I.MỤC TIÊU
1.Kiến thức:
Học sinh cần nắm được:
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của dân, do dân và vì dân được ra đời ngày 2 – 9 – 1945 với thắng lợi của Cách mạng thánh Tám, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
Cơ cấu tổ chức của nhà nước ta hiện nay gồm những cơ quan nào? Phân chia các cấp như thế nào?
Chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan nhà nước.
2. Kĩ năng:
Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng:
Biết thực hiện pháp luật, quy định của địa phương, quy chế, nội quy của trường lớp.
Giúp đỡ cán bộ nhà nước hoàn thành nhiệm vụ.
Biết đấu tranh chống lại các hành vi chống phá, chống đối nhà nước, hành vi tự do vô kỉ luật.
3. Thái độ:
Hình thành ở học sinh thái độ:
Ý thức tự giác thực hiện chính sách, pháp luật và tinh thần trách nhiệm bảo vệ cơ quan nhà nước.
II.TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
Sách giáo khoa,sách giáo viên GDCD 7.
Bài tập tình huống GDCD 7.
Tranh ảnh với chủ đề:
Truyện kể:
Phiếu học tập.
Bảng thảo luận nhóm.
Bút viết bảng.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1.Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi:
Đáp án:
GV: Nhận xét và cho điểm. Kiểm tra việc làm bài tập ở nhà của học sinh.
2.Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
HOẠT ĐỘNG 1:
GIỚI THIỆU BÀI:
GV: Giới thiệu Quốc huy của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Em có biết đây là hình vẽ gì? Nó ra đời từ năm nào? Ý nghĩa của hình vẽ?
HS:
GV: Kết luận vào bài mới: Năm 1946 Quốc hội khoá I họp và đã thống nhất nhiều nội dung quan trọng của đất nước, trong đó có việc quyết định Quốc huy của nước ta. Đây được coi là biểu trưng của một nhà nước độc lập. Vậy Nhà nước ta ra đời như thế nào? Hình thức tổ chức ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG 2:
TÌM HIỂU NỘI DUNG THÔNG TIN:
HS: Đọc phần thông tin.
GV: Chia nhóm thảo luận, phân công nhóm trưởng, thư ký của nhóm và phân công nhiệm vụ cho từng nhóm:
Nhóm 1+2:
Câu hỏi: Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà ra đời khi nào? Ai làm chủ tịch nước lúc đó?
Đáp án: Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà ra đời ngày 2 – 9 – 1945, do Bác Hồ làm chủ tịch.
Nhóm 3+4:
Câu hỏi: Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà ra đời từ thành quả của cuộc cách mạng nào? Cuộc cách mnạg đó do Đảng nào lãnh đạo?
Đáp án: Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà ra đời là thành quả của cuộc cách mnạg tháng Tám năm 1945. Cuộc Cách mạng đó do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
Nhóm 5+6:
Câu hỏi: Nhà nước ta đổi tên thành Nhà nước CHXHCN Việt Nam vào năm nào? Vì sao có sự đổi tên như vậy?
Đáp án: Ngày 2 – 7 – 1976, Quốc hội nước Việt Nam đã quyết định đổi tên nước ta là: Nước CHXHCN Việt Nam. Vì cả nước thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội.
HS: Tiến hành thảo luận nhóm (thời gian thảo luận nhóm là 5 phút), sau đó đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.
GV: Nhận xét kết quả thảo luận của các nhóm và kết luận: Vậy Nhà nước ta là nhà nước của ai? Do ai xây dựng và bảo vệ Tổ quốc? Nhà nước hoạt động vì lợi ích của ai?
HS: Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân.
HOẠT ĐỘNG 3:
TÌM HIỂU VỀ TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC:
GV: Thông tin đêán học sinh sơ đồ bộ máy nhà nước
GV: Bộ máy nhà nước được chi thành mấy cấp? Đó là những cấp nào?
HS: Bộ máy nàh nước được chia thành 4 cấp: TƯ, tỉnh(thành phố), Huyện (quận, thị xã), Xa õ(phường, thị trấn).
GV: Bộ máy nhà nước cấp TƯ gồm những cơ quan nào?
HS: : Quốc hôi; Chính phủ; TAND tối cao; Viện KSND tối cao.
GV: Bộ máy nhà nước cấp tỉnh, thành phố gồm những cơ quan nào?
HS: HĐND tỉnh – thành phố; UBND tỉnh – thành phố; TAND tỉnh – thành phố; Viện KSND tỉnh – thành phố.
GV: Bộ máy nhà nước cấp huyện, quận, thị xã gồm những cơ quan nào?
HS: HĐND huyện – quận; UBND huyện – quận; TAND huyện – quận; Viện KSND huyện – quận.
GV: Bộ máy nhà nước cấp xã, phường, thị trấn gồm những cơ quan nào?
HS: HĐND xã, phường, thị trấn; UBND xã, phường, thị trấn.
GV: Kết luận: Bộ máy nhà nước ta là một bộ máy thống nhất, chặt chẽ từ trên xuống dưới.
HOẠT ĐỘNG 4:
LUYỆN TẬP:
GV: Hướng dẫn học sinh làm bài tập 1 trong sách giáo khoa.
HS: Trao đổi làm bài tập tại lớp, sau đó cử 1 học sinh lên trình bày kết quả của bài tập trên bảng.
GV: Nhận xét kết quả do học sinh trình bày.
1. Nhà nước:
Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời ngày 2 – 9 – 1945.
Là thành quả của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
Ngày 2 – 7 – 1976: nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Nhà nước ta do nhân dân làm chủ.
2. Phân cấp của nhà nước:
Bộ máy nhà nước ta được phân thành 4 cấp:
Cấp trung ương:
Cấp tỉnh – thành phố:
Cấp huyện – quận:
Cấp xã, phường, thị trấn:
3.Củng cố:
Nội dung của bài học hôm nay tìm hiểu những vấn đề gì?
Em học được gì qua bài học hôm nay?
Sau khi học xong bài học này em cần phải làm những gì?
GV: Chốt lại những ý chính của bài.
Nhận xét ý thức học tập của học sinh. Biểu dương những tấm gương tích cực trong giờ học. Nhắc nhở những hạn chế, khuyết điểm của học sinh trong giờ học.
4.Hướng dẫn học tập ở nhà:
Sưu tầm tài liệu liên quan đến nội dung bài học.
Làm bài tập còn lại của bài học hôm nay.
Đọc và nghiên cứu trước nội dung của bài học sau.
Soạn câu hỏi gợi ý của bài học sau vào vở.
(Kết thúc giờ học)
File đính kèm:
- T29.doc