Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 - Tiết 27 - Bài dạy: Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo

I/ Mục tiêu bài dạy:

1/ Kiến thức:

- Giúp học sinh hiểu tôn giáo là gì?tín ngưỡng là như thế nào?

- Thế nào là quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo

- Phân biệt tín ngưỡng với mê tín dị đoan, tác hại của mê tín dị đoan.

2/ Kĩ năng:

- Tôn trọng tự do tín ngưỡng của người khác.

- Đấu tranh chống hiện tượng mê tín dị đoan.

3/ Thái độ:

- Ý thức tôn trọng nơi thờ tự,những phong tục tập quán lễ nghi của tín ngưỡng tôn giáo.

- Ý thức cảnh giác với các hiện tượng mê tín dị đoan.

II/ Chuẩn bị:

* Giáo viên: -Hiến pháp 1992 điều 70

-Bộ luật hình sự 1999-điều 129

-Bài tập tình huống đạo đức.

* Học sinh:

-Sưu tầm tranh ảnh về tôn giáo.

-Đọc thông tin sự kiện-> soạn gợi ý trong SGK.

 

doc3 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1144 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 - Tiết 27 - Bài dạy: Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27 Tiết 27 Ngày soạn. Ngày dạy Bài dạy: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG VÀ TÔN GIÁO. I/ Mục tiêu bài dạy: 1/ Kiến thức: Giúp học sinh hiểu tôn giáo là gì?tín ngưỡng là như thế nào? Thế nào là quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo Phân biệt tín ngưỡng với mê tín dị đoan, tác hại của mê tín dị đoan. 2/ Kĩ năng: Tôn trọng tự do tín ngưỡng của người khác. Đấu tranh chống hiện tượng mê tín dị đoan. 3/ Thái độ: Ý thức tôn trọng nơi thờ tự,những phong tục tập quán lễ nghi của tín ngưỡng tôn giáo. Ý thức cảnh giác với các hiện tượng mê tín dị đoan. II/ Chuẩn bị: * Giáo viên: -Hiến pháp 1992 điều 70 -Bộ luật hình sự 1999-điều 129 -Bài tập tình huống đạo đức. * Học sinh: -Sưu tầm tranh ảnh về tôn giáo. -Đọc thông tin sự kiện-> soạn gợi ý trong SGK. III/ Tiến trình lên lớp: 1/ ổn định lơp: (1’) 2/ Kiểm tra bài cũ: (5’) Trả bài kiểm tra một tiết. 3/ Giảng bài mới: * Giới thiệu bài: ( 4’) GV cho hs sắm vai giới thiệu tiểu phẩm:” Những thăc mắc của Lan” Lan thắc mắc với mẹ: Mẹ ơi tại sao nhà bạn Mai không có bàn thờ thắp nhan như nhà ta hả mẹ. Mẹ Lan đang thắp nhan ,quay lại nói: Nhà bạn Mai thờ đức chúa trời Bà bạn ấy theo đạo thiên chúa giáo. Lan: Thế nhà mình theo đạo gì hả mẹ? Mẹ: Nhà mình theo đạo phật. Lan: hai đạo khác nhau như thế nào hở mẹ? Mẹ : nhắc Lan không hỏi nữa.Tiện quá cô giáo đến, Mẹ nhờ cô giải đáp nhé! Để giúp Lan hiểu rõ vấn đề,chúng ta vào bài học hôm nay. IV/ Tiến trình bài dạy: TL Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh. Kiến thức. 10’ Hoạt động 1:Tìm hiểu thông tin sự kiện: GV: gọi hs đọc phần thông tin sự kiện về tôn giáo ở Việt Nam. GV: nhận xét cách đọc. GV: yêu cầu hs thảo luận nội dung ( 3’) Nhóm 1: Nêu tình hình tôn giáo ở Việt Nam. Nhóm 2, 3: Nhận xét những mặt tích cực và tiêu cực của tôn giáo ở nước ta? Nhóm 4: Chính sách pháp luật mà Đảng và nhà nước ta đối với tín ngưỡng và tôn giáo? GV: nhận xét, bổ sung. HS đọc ->hs theo dõi HS thảo luận nhóm: (4’) Cách thức: thư kí nhóm ghi ý kiến thống nhất của nhóm mình lên bảng nhóm, hết thời gian đại diện nhóm gắn lên bảng. Việt Nam có 6 tôn giáo lớn: (phật,thiên chúa,cao đài,hòa hảo,hồi,tin lành) Nhóm 2,3: Ưu: Đa số người tôn giáo là người lao động có tinh thần yêu nước,cộng đồng, Nhược: Do trìn độ văn hóa thấp,nên mê tín, bị kích động và lợi dụng vào việc xấu. Nhóm 4: Tôn trọng tự do tín ngưỡng Đảm bảo cho các tôn giáo hoạt động bình thường. Thực hiện chính sách đại doàn kết các dân tộc Chống mê tín dị đoan Chăm lo giúp đồng bào tôn giáo xóa đói, giảm nghèo,nâng cao dân trí. 1/ Khái niệm: 16’ Hoạt động 2: Liên hệ thực tế kết hợp phần thông tin, sự kiện hình thành khái niệm. GV: dẫn câu ca dao: “ Dù ai đi ngược về xuôi. Nhớ ngày giỗ tổ mùng 10/3” Giỗ tổ là giỗ ai? Vì sao phải giỗ? Việc giỗ tổ thể hiện truyền thống gì của dân tộc ta? Em hãy cho biết đạo phật thờ ai? Đạo thiên chúa giáo thờ ai? Gia đình em có theo tôn giáo nào không? Tín ngưỡng là gì? Tôn giáo là như thế nào? Quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo là gì? Tín ngưỡng tôn giáo với mê tín dị đoan khác nhau như thế nào? GV: Nhận xét,chốt lại ý kiến đúng,ghi bài. GV: Kết luận: Gia đình các em cúng như bao gia đình khác trên đất nước ta có thể theo đạo hay không theo đạo nào.Dù là đạo nào cũng hướng vào mục đích chung làm điều thiện, tránh điều ác. GV: Treo bảng phụ ghi sẵn điều 70- Hiến pháp 1992. HS lắng nghe Hs trả lời: Tổ ở đây là vua Hùng, người có công dựng nước. Việc thờ cúng vua Hùng thể hiện truyền thống nhớ ơn tổ tiên. HS trả lời: Thờ phật tổ, thờ tổ tiên,có bàn thờ, thắp hương HS trả lời : Thờ đức chúa, không có thắp hương, không thờ tổ tiên mà đi nghe giảng kinh đạo.. HS liên hệ trả lời: HS trả lời; Tín ngưỡng là sự tin tưởng, ngưỡng mộ. Mê tín dị đoan là sự tin vào những điều nhảm nhí, phản khoa học không hợp với lẽ tự nhiên như xem bói, chữa bệnh bằng phương pháp phù phép. HS đọc Tín ngưỡng là sự tin tưởng, ngưỡng mộ một vị thần linh nào đó. Tôn giáo là các đạo, là sự tín ngưỡng có hệ thống có tổ chức. Quyền tự do tín ngưỡng,tôn giáo: Công dân có quyền theo hay không theo một tín ngưỡng, một tôn giáo nào đó Người đã theo một tín ngưỡng tôn giáo nào đó có quyền không theo nữa hay đi theo một tín ngưỡng, tôn giáo khác mà không ai được cưỡng bức, cản trở. 7’ Hoạt động 3: Luyện tập củng cố: GV: treo bảng phụ ghi sẵn bài tập2 trang 54 SGK. GV: nhận xét, bổ sung, kết luận đáp án đúng. HS đọc đề bài tập. Xác định yêu cầu bài HS xung phong lên giải. HS cả lớp nhận xét, góp ý bổ sung. Đáp án : 1,2,3,4,5 4/ Dặn dò: (2’) Về nhà ôn bài. Làm bài tập từ a->đ trang 53. Xem trước nội dung tiếp theo tiết sau học tiếp. Đọc thông tin sự kiện chấm hoa. Soạn chính sách pháp luật của nhà nước ta đối với tín ngưỡng,tôn giáo. IV/ RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • doctiet 27.doc