I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Giúp học sinh:
- Hiểu tôn giáo là gì ? Tín ngưỡng là gì ? Mê tín và tác hại của mê tín ?
- Hiểu thế nào là quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo ?
2. Tư tưởng:
- Có thái độ tôn trọng tự do tín ngưỡng và tôn giáo.
- Có ý thức tôn tọng nơi thờ tự, những phong tục tập quán, lễ nghi của các tín ngưỡng tôn giáo.
- Ý thức cảnh giác với các hiện tượng mê tín dị đoan.
3. Kĩ năng:
- Phân biệt được tín ngưỡng và mê tín dị đoan.
- Tôn trọng tự do tín ngưỡng của người khác.
- Đấu tranh chống các hiện tượng mê tín dị đoan.
- Tố cáo với cơ quan chức năng những kẻ lợi dunngj tín ngưỡng tôn giáo để làm trái pháp luật.
3 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1064 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 - Tiết 27 - Bài 16 (tiết 1): Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN: 28 NGÀY SOẠN:
TIẾT: 27 NGÀY DẠY:
BÀI 16: (tiết 1)
QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG VÀ TÔN GIÁO
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Giúp học sinh:
- Hiểu tôn giáo là gì ? Tín ngưỡng là gì ? Mê tín và tác hại của mê tín ?
- Hiểu thế nào là quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo ?
2. Tư tưởng:
- Có thái độ tôn trọng tự do tín ngưỡng và tôn giáo.
- Có ý thức tôn tọng nơi thờ tự, những phong tục tập quán, lễ nghi của các tín ngưỡng tôn giáo.
- Ý thức cảnh giác với các hiện tượng mê tín dị đoan.
3. Kĩ năng:
- Phân biệt được tín ngưỡng và mê tín dị đoan.
- Tôn trọng tự do tín ngưỡng của người khác.
- Đấu tranh chống các hiện tượng mê tín dị đoan.
- Tố cáo với cơ quan chức năng những kẻ lợi dunngj tín ngưỡng tôn giáo để làm trái pháp luật.
II. PHƯƠNG PHÁP:
Thảo luận, vấn đáp, giải thích, ..
III. TÀI LIỆU THIẾT BỊ:
GV: Tài liệu tham khảo: Hiến pháp Việt Nam năm 1992, Điều 70; Bộ Luật hình sự nước CHXHCNVN năm 1999 – Điều 129.
HS: Nội dung SGK, tài liệu sưu tầm.
IV. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Oån định lớp: (1’) Giữ trật tự, kiểm tra sỉ số
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
Sửa bài kiểm tra 01 tiết.
3. Giới thiệu bài mới: (1’)
GV nêu tình huống: Hai nhà cùng xóm, một nhà theo đạo Phật, một nhà theo đạo Thiên chúa . Sau đó dẫn vào bài mới.
4. Bài mới:
T
G
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
20’
13’
Hoạt động 1:Tìm hiểu về tình hình tôn giáo ở Việt Nam.
- GV phân nhóm HS (4 nhóm) nêu nội dung thảo luận cho từng nhóm.
Nhóm I: Hãy kể tên một số tôn giáo mà em biết ở nước ta.
Nhóm II: Những mặt tích cực và tiêu cực của tôn giáo ở nước ta.
Nhóm III: Pháp luật của Nhà nước ta quy định như thế nào về quyền tự do tín ngưỡng.
- GV nhận xét tổng hợp.
Nhóm IV: Theo em tín ngưỡng, tôn giáo khác mê tín dị đoan như thế nào ?
- GV nhận xét tổng hợp.
Hoạt động 2: Liên hêï thực tế .
- GV cho HS thảo luận theo câu hỏi: Đạo Phật thì thờ cúng ai ? Đạo Thiên chúa thì thờ cúng ai ?
- GV nhấn mạnh: Bất cứ một tôn giáo nào cũng đều hướng con người đến cái chân thiện mĩ; khuyên con người làm việc tốt, sống tốt, yêu kính ông bà, cha mẹ, làm việc thiện, .
- GV yêu cầu HS liên hệ thực tế ở gia đình: Gia đình em có theo tôn giáo nào không ? Có thờ cúng tổ tiên hay không ? Có đi chùa, nhà thờ không ?
- HS đọc thông tin SGK.
- HS thực hiện yêu cầu của GV.
- Phân nhóm thảo luận.
- Nhận xét chéo.
- Phân nhóm thảo luận, trình bày.
- Làm việc theo nhóm, trình bày.
- Nhận xét chéo.
- Lắng nghe, ghi nhận.
- Làm việc theo nhóm, trình bày.
- Nhận xét chéo.
- Lắng nghe, ghi nhận.
- HS làm việc theo bàn.
- Trình bày kết quả.
- Nhận xét.
- Lắng nghe, ghi nhận.
- HS thực hiện yêu cầu.
- Liên hệ thực tế về gia đình.
I. THÔNG TIN, SỰ KIỆN:
Một số tôn giáo: Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Hòa Hảo, Tin Lành, Cao Đài.
Mặt tích cực và tiêu cực của tôn giáo nước ta.
TÍCH CỰC
TIÊU CỰC
- Đa số đồng bào các tôn giáo là người lao động.
- Có tinh thần yêu nước, cộng đồng.
- Góp nhiều công sức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Thực hiện tốt chính sách pháp luật Nhà nước..
- Còn mê tín và lạc hậu.
- Dể bị kích động và lợi dụng vào mục đích xấu.
- Hành nghề mê tín.
- Hoạt động trái pháp luật.
Chính sách và pháp luật của Đảng, Nhà nước ta đối với tín ngưỡng và tôn giáo:
* Văn kiện Hội nghị lần thứ V BCHTW ĐCSVN khóa 8:
- Tôn trọng tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng.
- Chính sách đại đoàn kết dân tộc.
- Tuyên truyền giáo dục chống mê tín dị đoan.
- Chống lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng làm việc xấu.
Sự khác nhau giữa tín ngưỡng, tôn giáo và mê tín dị đoan.
TN, TG
MTDĐ
Là những quan niệm, giáo lí thể hiện rõ sự tín ngưỡng sùng bái thần linh.
Là tin vào những điều mơ hồ, nhảm nhí không phù hợp với lẽ tự nhiên.
II. MỘT SỐ VÍ DỤ:
1. Đạo Phật thờ Phật tổ, thờ tổ tiên bằng cách lập bàn thờ, tụng kinh, thắp hương, .
2. Đạo Thiên chúa thờ Đức chúa, không thắp hương mà đi nghe giảng kinh đạo.
V. CỦNG CỐ, DẶN DÒ: (5’)
1. Củng cố: (4’)
* Hãy khoanh tròn chữ cái có hành vi mà em cho là tiêu cực trong vấn đề tôn giáo ở nước ta.
a. Đa số là người lao động.
b. Mê tín và lạc hậu.
c. Tuyên truyền mê tín.
d. Thực hiện “ Tốt đạo, đẹp đời”.
* Đạo Phật thờ ai ? Đạo Thiên chúa thờ ai ?
2. Dặn dò: (1’)
- Về nhà học nội dung bài học.
- Chuẩn bị trước nội dung và các bài tập ở cuối bài.
- Sưu tầm tư liệu về các tôn giáo ở Việt Nam.
Bài tập: Em hiểu gì về Đức chúa và cây Thánh Giá, về Đức Phật và cây Bồ Đề ?
DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG
Tập Ngãi, ngày tháng .. năm 2012
Trần Văn Bổn
File đính kèm:
- GDCD 7 TUAN 28 TIET 27 QTDTNTG.doc