Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 - Tiết 19 - Bài 12: Sống và làm việc có kế hoạch (tiết 1)

A. Mục tiêu bài học:

 1. Kiến thức: Giúp HS hiểu thế nào là sống và làm việc có kế hoạch, ý nghĩa, tác dụng của sống và làm việc có kế hoạch.

 2. Kĩ năng: HS biết tự xây dựng kế hoạch hằng ngày, hằng tuần, biết điều chỉnh, đánh giá kết quả hoạt động theo kế hoạch.

 3. Thái độ: HS có thói quen sống và làm việc theo kế hoạch, có ý chí, quyết tâm khi xây dựng và thực hiện kế hoạch.

 B. Phương pháp:

 - Kích thích tư duy

 - Giải quyết vấn đề

 - Thảo luận nhóm.

 - Đề án.

 C. Chuẩn bị của GV và HS.

 1. Giáo viên: SGK, SGV, máy chiếu.

 2. Học sinh: Xem trước nội dung bài học.

 

doc3 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1644 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 - Tiết 19 - Bài 12: Sống và làm việc có kế hoạch (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 19: BÀI 12: SỐNG VÀ LÀM VIỆC CÓ KẾ HOẠCH (T1) Ngày soạn: 23/12/08 Ngµy d¹y: 24/12/08. A. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: Giúp HS hiểu thế nào là sống và làm việc có kế hoạch, ý nghĩa, tác dụng của sống và làm việc có kế hoạch. 2. Kĩ năng: HS biết tự xây dựng kế hoạch hằng ngày, hằng tuần, biết điều chỉnh, đánh giá kết quả hoạt động theo kế hoạch. 3. Thái độ: HS có thói quen sống và làm việc theo kế hoạch, có ý chí, quyết tâm khi xây dựng và thực hiện kế hoạch. B. Phương pháp: - Kích thích tư duy - Giải quyết vấn đề - Thảo luận nhóm. - Đề án. C. Chuẩn bị của GV và HS. 1. Giáo viên: SGK, SGV, máy chiếu.... 2. Học sinh: Xem trước nội dung bài học. D. Tiến trình lên lớp: I. Ổn định: ( 2 phút). II. Kiểm tra bài cũ: (5 phút). 1. Nêu thực trạng về môi trường ở địa phương em?. 2. Thử đề xuất một số biện pháp góp phần làm cho môi trường ở địa phương ngày một tốt hơn?. III. Bài mới. 1. Đặt vấn đề (2 phút): gv đưa tình huống sau lên máy chiếu: - Cơm trưa mẹ đã dọn nhưng chưa thấy An về, mặc dù giờ tan học đã lâu. An về muộn với lí do đi mượn sách của bạn để làm bài tập. - Cả nhà đang nghĩ trưa thì An ăn xong, vội vàng nhặt mấy quyển vở để đi học thêm. - Bữa cơm tối cả nhà sốt ruột đợi An, An lại về muộn với lí do đi sinh nhật bạn, không ăn cơm, An đi ngũ và dặn mẹ: " Sáng sớm mai gọi con dậy sớm để xem đá bóng và làm bài tập". Em có nhận xét gì về những việc làm hằng ngày của An?. 2 Triển khai bài: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức *HĐ1: ( 12 phút) Thảo luận nhóm tìm hiểu thông tin ở sgk. Gv: Cho hs quan sát trên máy chiếu về lịch làm việc của Hải Bình?. Gv: Chia lớp thành 4 nhóm thảo luận theo những nội dung sau: 1. Nhận xét chung về lịch làm việc, học tập từng ngày trong tuần của bạn Bình? 2. Nêu những ưu điểm cần phát huy trong lịch làm việc của Bình? 3. Nêu những hạn chế cần khắc phục khi lên thời gian biểu?. 4. Em có nhận xét gì về tính cách của bạn Hải Bình?.( Bình đã biết sống và làm việc có kế hoạch, song cần cân đối hơn trong những việc như học tập, lao động giúp gia đình, nghĩ ngơi, vui chơi, giải trí, thời gian ăn ngũ, luyện tập thể dục...) * HĐ2:( 10 phút) Tìm hiểu nội dung bài học Gv: Theo em kế hoạch là gì?. Cho ví dụ. VD: HS có TKB, TGB GV có kế hoạch giảng dạy, ... Gv: Thế nào là sống và làm việc có kế hoạch?. Gv: Khi xây dựng kế hoạch phải đảm bảo những yêu cầu nào?. Gv: Hãy kể lại những công việc mà em đã thường làm trong một ngày?. Gv: Khi đã xây dựng kế hoạch nhưng có việc đột xuất và rất cần thiết thì em cần phải làm gì?. * HĐ3: ( 8 phút) Luyện tập. Gv: Yêu cầu HS tìm những câu TN, CD, DN nói về sống và làm việc có kế hoạch?. Gv: HD học sinh làm bài tập b, SGK/37 1. Sống và làm việc có kế hoạch: Là biết xác định nhiệm vụ, sắp xếp công việc hằng ngày, hằng tuần một cách hợp lí để mọi việc được thực hiện đầy đủ, có hiệu quả, có chất lượng. * Yêu cầu của kế hoạch: Phải cân đối các nhiệm vụ: Học tập, lao động , nghĩ ngơi, rèn luyện thân thể, giúp đỡ gia đình và các hoạt động vui chơi giải trí khác... IV. Củng cố: ( 2 phút) Thế nào là sống và làm việc có kế hoạch?. V. Dặn dò: ( 2 phút) - Học bài, làm bài tập ,đ sgk/38. - Tự lập thời gian biểu cho bản thân tuần 20. - Xem nội dung còn lại của bài.

File đính kèm:

  • docGDCD 7 Tiet 19.doc