Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 - Tiết 13 - Bài 10: Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ

 I ) MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 1) Kiến thức: Giúp HS hiểu được thế nào là Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ . ý nghĩa của việc Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. Bổn phận và trách nhiệm của mỗi người trong việc Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

 2) Thái độ : Có tình cảm trân trọng, tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ, biết ơn thế hệ đi trước, mong muốn tiếp tục phát huy truyền thống đó.

3) Kỹ năng: HS biết kế thừa phát huy truyền thống tốt đẹp và xoá bỏ tập tục hủ lậu, bảo thủ. Phân biệt hành vi đúng, sai đối với truyền thống gia đình, dòng họ. Tự đánh giá và thực hiện tốt bổn phận của bản thân để Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

 

doc3 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1150 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 - Tiết 13 - Bài 10: Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày Soạn : 1//12/2007 Tuần 13 Tiết 13 Bài 10: GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP CỦA GIA ĐÌNH ,DÒNG HỌ. I ) MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1) Kiến thức: Giúp HS hiểu được thế nào là Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ . ý nghĩa của việc Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. Bổn phận và trách nhiệm của mỗi người trong việc Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. 2) Thái độ : Có tình cảm trân trọng, tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ, biết ơn thế hệ đi trước, mong muốn tiếp tục phát huy truyền thống đó. 3) Kỹ năng: HS biết kế thừa phát huy truyền thống tốt đẹp và xoá bỏ tập tục hủ lậu, bảo thủ. Phân biệt hành vi đúng, sai đối với truyền thống gia đình, dòng họ. Tự đánh giá và thực hiện tốt bổn phận của bản thân để Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. II ) CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS : GV: - SGK và SGV GDCD 7.. -Giấy khổ to, bảng phụ, bút lông, phiếu học tập, Sưu tầm ca dao, tục ngữ nói về gia đình, BT tình huống. HS : - Sách GDCD 7, vở ghi chép, vở BT, giấy khổ to III ) TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY: 1) Ổn định tổ chức:. (1’) 2) Kiểm tra bài cũ: (3’) Theo em những gia đình sau đây có ảnh hưởng đến con cái như thế nào? + Bố mẹ ly hôn + Gia đình nghèo + Gia đình có cha mẹ làm ăn bất chính, nghiện hút, số đề 3) Giảng bài mới: * Giới thiệu bài học: (3’) GV giới thiệu hình trong SGK trang 31 ? Em hãy cho biết bức ảnh trên nói lên điều gì? - HS trả lời, GVNX, bổ sung và chuyển ý giới thiệu nội dung của bài mới. *Tiến trình bài dạy: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HS KIẾN THỨC 10’ 8’ 9’ 10’ HĐ1: Phân tích truyện nhằm giúp HS bước đầu hiểu thế nào là Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ GV:- Cho HS đọc truyện: Chuyện kể từ trang trại, tổ chức HS thảo luận cả lớp theo các câu hỏi sau: 1. Sự lao động cần cù và quyết tâm vượt khó của mọi người trong gia đình thể hiện qua những tình tiết nào? 2. Kết quả tốt đẹp mà gia đình đó đạt được là gì? 3. Những việc làm nào chứng tỏ nhân vật tôi đã Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ? GV:- Chốt lại và kết luận: Sự LĐ mệt mỏi của các thành viên trong gia đình trong truyện là tấm gương sáng để chúng ta hiểu rằng không bao giờ được ỷ lại hay chờ vào người khác mà phải đi lên bằng sức LĐ của chính mình. HĐ2: HS kể về truyền thống của gia đình, dòng họ mình nhằm phát triển nhận thức và thái độ về truyền thống gia đình, dòng họ GV:- Cho HS liên hệ trả lời nhanh các câu hỏi sau: 1. Em hãy kể lại những truyền thống tốt đẹp của gia đình mình? 2. Khi nói về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ của mình em có cảm xúc gì? - HDHS rút ra kết luận: + Nhiều GĐ, dòng họ có truyền thống tốt đẹp cần được giữ gìn và phát huy. + Muốn phát huy truyền thống GĐ,DH, trước hết phải hiểu truyền thống đó. HĐ3: Thảo luận nhóm nhằm giúp HS hiểu ý nghĩa của truyền thống và cách Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ GV:- Chia HS thành 4 nhóm yêu cầu các nhóm thảo luận 1 trong các câu hỏi sau: 1. Truyền thống GĐ,DH có ảnh hưởng đến mỗi con người trong GĐ,DH như thế nào? 2. Vì sao phải Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ ? 3. Cần phải làm gì và không nên làm gì để Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ ? GV- Yêu cầu HS tự liên hệ bản thân đã làm gì để Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ mình và nêu lên những dự kiến sẽ làm gì của mình. GV:- HDHS rút ra kết kuận về ý nghĩa của việc Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ và phê phán những biểu hiện lẹch lạc như coi thường những truyền thống tốt đẹp của GĐ, dòng họ.mình hoặc không kiên trì học tập tiếp thu. HĐ4: Rút ra bài học, luyện tập, củng cố: GV:- HDHS đọc mục nội dung bài học trong SGK, tóm tắt những ý chính, ghi bảng choHS ghi nhớ. - Cho HS làm BT c trong SGK. * Tổng kết toàn bài: Nêu mục tiêu bài học. HS:- Đọc truyện SGK HS:- Thảo luận cả lớp theo câu hỏi - Trả lời cá nhân - Cả lớp quan sát, NX bổ sung HS: Trả lời các câu hỏi + Phát biểu ý kiến, tự nêu cảm xúc của mình. + Tham gia bổ sung ý kiến HS:Thảo luận - Mỗi nhóm 2 bàn quay mặt lại thảo luận . - Các nhóm lần lượt lên báo cáo. Tất cả các bạn trong lớp NX, bổ sung HS:- Tự liên hệ bản thân - Nêu ý nghĩa HS:- Đọc nội dung bài học - Ghi nhớ vào vở - Làm BT c - Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là tiếp nối, phát triển và làm rạng rỡ thêm truyền thống ấy. - Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ giúp ta có thêm kinh nghiệm và sức mạnh trong cuộc sống , góp phần làm phong phú truyền thống , bản sắc dân tộc Việt Nam. - Chúng ta phải trân trọng, tự hào phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình ,dòng họ. 4) DẶN DÒ: 1’ - Học ky õnội dung bài học, làm các BT còn lại trong SGK - Sưu tầm tục ngữ, ca dao nói về truyền thống gia đình dòng họ. Chuẩn bị trước bài 11 IV) RÚT KINH NGHIỆM BỔ SUNG.

File đính kèm:

  • docCD7 T13.doc