Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 - Tiết 13 - Bài 10: Giữ gìn phát huy truyền thống tốt đẹp của dòng họ

I. Mức độ cần đạt

 1.Kiến thức:

- Giúp Hs hiểu được thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

- Kể được một số biểu hiện giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

- Hiểu được ý nghiã của việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

2.Kỹ năng:

- Biết xác định những truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

- Thực hiện tốt bổn phận của bản thân để tiếp nối và phát huy truyền thống tốt đẹp

của gia đình, dòng họ.

* KNS cơ bản:

 - Kĩ năng xác định giá trị về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

 - Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng về ý nghĩa của truyền thống tốt đẹp của gia đình.

 - Kĩ năng tư duy sáng tạo về cách giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp.

 3.Thái độ:

 - Hình thành ở Hs những tình cảm trân trọng, tự hào về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ

 

doc4 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1375 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 - Tiết 13 - Bài 10: Giữ gìn phát huy truyền thống tốt đẹp của dòng họ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 13 Ngày soạn: 06/ 11 / 2012 TIẾT 13 Ngày dạy: 13/ 11 / 2012 BÀI 10 : GIỮ GÌN PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP CỦA DÒNG HỌ I. Mức độ cần đạt 1.Kiến thức: - Giúp Hs hiểu được thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. - Kể được một số biểu hiện giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. - Hiểu được ý nghiã của việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. 2.Kỹ năng: - Biết xác định những truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. - Thực hiện tốt bổn phận của bản thân để tiếp nối và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. * KNS cơ bản: - Kĩ năng xác định giá trị về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. - Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng về ý nghĩa của truyền thống tốt đẹp của gia đình. - Kĩ năng tư duy sáng tạo về cách giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp... 3.Thái độ: - Hình thành ở Hs những tình cảm trân trọng, tự hào về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ II.Chuẩn bị 1. GV: - Tranh ảnh, tài liệu, băng hình, giấy khổ to, bút dạ, phiếu học tập. - Hình ảnh nghề truyền thống. Bảng phụ. - SGK, sách GV GDCD 7, Chuẩn KTKN 2. HS : Xem truyện đọc ở SGK và nội dung bài học. III. Phương pháp : - Nêu vấn đề, Phân tích, gợi mở, đàm thoại, thảo luận IV. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: Câu 1: Học sinh cần làm gì để xây dựng gia đình văn hóa ? Câu 2: Theo em các gia đình sau ảnh hưởng đến con cái như thế nào? a. Gia đình bị phá vỡ à ảnh hưởng đến tinh thần của con cái. Gia đình giàu có, cha mẹ lo làm ănàcon cái bất hạnh không được quan tâm, giáo dục dẫn đến dễ hư hỏng, sa vào tệ nạn xã hội Gia đình nghèoà thiếu thốn về mặt vật chất => không hạnh phúc 3. Bài mới. a. Giới thiệu bài : GV dùng 1 ví dụ nói về gia đình văn hoá, nét đẹp của gia đình văn hoá đã tồn tại trong gia đình VN và trở thành truyền thống. Vậy mỗi gia đình cần làm gì để gìn giữ và phát huy nó. Để hiểu vấn đề ta đi tìm hiểu bài hôm nay. b.Triển khai bài: Hoạt động của giáo viên -học sinh Nội dung * Hoạt động 1 Tìm hiểu nội dung bài học 1. Phân tích truyện đọc - tìm hiểu thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. + Hướng dẫn HS tìm hiểu truyện: "Truyện kể từ trang trại" + KN tư duy, nhận thức giá trị bản thân về giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. – KT động não, PP thảo luận - GV cho HS đọc. ? Nhân vật tôi vừa kể chuyện gì của gia đình mình? Sự lao động cần cù, quyết tâm vượt khó của cha và anh. GV: Hướng dẫn HS thảo luận lớp theo câu hỏi SGK. + Nhóm 1: Sự lao động cần cù, quyết làm, vượt khó của mọi người trong gia đình thể hiện như thế nào? Lao động cần cù quyết tâm vượt khó: - Bàn tay cha, anh dày lên, chai sạn. - Không rời trận địa dù thời tiết khắc nghiệt. - Chăn nuôi bò dê + Nhóm 2: Kết quả tốt đẹp mà gia đình đó đạt được là gì ? - Biến đồi trọc thành trang trại kiểu mẫu. - 100 ha đất màu mỡ trồng đủ loại. - Nhiều bò dê. + Nhóm 3: Nhân vật tôi có làm theo, học tập bố và anh trai không ? Tìm những việc làm chứng tỏ điều đó? - Ngày ngày mang cây bạch đàn non lên đồi. - Nuôi gà đẻ trứng bán mua sách vở. - Không bao giờ ỷ lại, trông chờ người khác. - Đi lên bằng chính sức mình. GV kết luận : Sự lao động mệt mỏi của các thành viên trong gia đình trong truyện nói riêng và của nhân dân ta nói chung là tấm gương sáng để chúng ta hiểu rằng không bao giờ được ỷ lại hay chờ vào người khác mà phải đi lên bằng sức lao động của chính mình + Nhóm 4: Qua những việc làm và cách nhìn nhận của nhân vật tôi bạn thấy nhân vật tôi là người như thế nào? Biết học tập những điều tốt đẹp của cha và anh ’giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp cuả gia đình. ? Vậy em hiểu truyền thống là gì? Truyền thống là những giá trị tốt đẹp hình thành từ lâu đời, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. - GV diễn giảng 4 nhóm truyền thống trong SGK. ? Nhân vật tôi giữ gìn và phát huy truyền thống gì của gia đình mình? ? Hãy kể lại truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ mình? ? Vậy thế nào là giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ? - Tiếp nối : Mỗi gia đình, dòng họ đều có truyền thống tốt đẹp. Các thế hệ con cháu phải tìm hiểu, tiếp thu. - Phát triển, làm rạng rỡ thêm : Làm phong phú thêm, tạo ra những giá trị mới...  ? Em hãy tìm những việc làm thể hiện việc giữ gìn và phát huy... ? - VD : Tìm hiểu về truyền thống của gia đình, dòng họ ; kiên trì học tập, làm theo truyền thống đó và phát triển ở mức cao hơn (quyết tâm học tập phát huy truyền thống học giỏi, đỗ đạt cao của dòng họ, tiếp nối nghề làm đồ gốm của cha ông, nghệ thuật hát ca trù của dòng họ...) giới thiệu truyền thống gia đình để nhiều người biết... * Chuyển ý -Tìm hiểu những biểu hiện và Ý nghĩa của giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ - Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng về biểu hiện, ý nghĩa giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ - Kĩ năng tư duy phê phán đối với hành vi giữ gìn hoặc không giữ gìn. + KT thảo luận nhóm - GV đưa ra các câu hỏi để HS thảo luận: + Nhóm 1: Truyền thống gia đình, dòng họ ảnh hưởng như thế nào đến mỗi người? Vì sao phải giữ gìn phát huy? Đối với cá nhân: Truyền thống gia đình, dòng họ là những vốn quý, những kinh nghiệm mà các thế hệ con cháu có thể học tập, có thêm sức mạnh để không ngừng vươn lên; thể hiện lòng biết ơn đối với ông bà, cha mẹ, tổ tiên, đạo lí của dân tộc VN. + Nhóm 2: Truyền thống gia đình, dòng họ có ý nghĩa như thế nào đối với xã hội? Đối với xã hội: Góp phần làm phong phú truyền thống và bản sắc dân tộc. + Nhóm 3: Chúng ta cần phê phán những biểu hiện sai trái gì? Cần phê phán biểu hiện coi thường, không tiếp thu, không học truyền thống. Lối sống lạc hậu. Mê tín dị đoan. + Nhóm 4: Ý nghĩa của giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ - Thời gian thảo luận 3 phút. - Các nhóm trả lời và nhóm khác nhận xét bổ sung. - GV chốt nội dung. * Chuyển ý - Tìm hiểu trách nhiệm giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. - KN xác định giá trị ý nghĩa - KT Liên hệ và tự liên hệ GV đưa ra tình huống: Gia đình Thi là một gia đình có mẹ là công chức Nhà nước, 2 chị học giỏi nhưng Thi thì lười học chỉ ham chơi. ? Gia đình Thi là gia đình như thế nào? - Là gia đình có điều kiện, có truyền thống học giỏi. ? Em có nhận xét gì về những việc làm của Thi? -Thi không chú ý gì đến truyền thống đó thậm trí không thèm quan tâm. ? Nếu được sinh ra trong gia đình Thi em sẽ như thế nào? ? Để phát huy truyền thống tốt đẹp GĐ dòng họ mỗi chúng ta cần làm gì? - GV: Trong thực tế vẫn còn một số gia đình, dòng họ có những hủ tục: tảo hôn, cha mẹ đặt đầu con ngồi đấy, sinh nhiều con, gia trưởng, độc đoán, mê tín....cần phải loại bỏ. HS: Trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. GV: Nhận xét, chốt ý. * Hoạt động 2: Luyện tập + Kĩ năng thực hành có hướng dẫn – KT động não, xử lí tình huống - Yêu cầu học sinh làm bài tập “b” - SGK. * Em đồng ý với ý kiến nào sau đây ? 1. Gia đình, dòng họ nào cũng có những truyền thống tốt đẹp. 2. Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình là thể hiện lòng biết ơn cha mẹ, ông bà, tổ tiên. 3. Gia đình, dòng họ nghèo thì không có gì đáng tự hào. 4. Không cần giữ truyền thống gia đình vì đó là những gì lạc hậu. 5. Giữ gìn và phát huy truyền thống gia đình giúp ta có thêm sức mạnh trong cuộc sống. I. Nội dung bài học : 1. Khái niệm : Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là: Bảo vệ, tiếp nối, phát triển, làm rạng rỡ thêm truyền thống. 2. Ý nghĩa của giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. - Giúp ta thêm kinh nghiệm, sức mạnh trong cộc sống. - Góp phần làm giàu thêm truyền thống, bản sắc dân tộc Việt Nam. 3. Trách nhiệm + Tích cực tìm hiểu truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. + Trân trọng, tự hào truyền thống, sống trong sạch, lương thiện không làm tổn hại đến thanh danh dòng họ. II. Luyện tập: 1. Bài tập (c): Đồng ý câu 1, 2, 5 4. Củng cố: 1.Giải thích các câu tục ngữ sau: a, Giấy rách phải giữ lấy lề. b, Chim có tổ, người có tông. c, Cây có cội, nước có nguồn. 2. Em hãy kể về truyền thống của gia đình, dòng họ em, truyền thống trường ta ? Giáo viên tổng kết toàn bài: Mỗi gia đình, dòng họ đều có những truyền thống tốt đẹp. Truyền thống tốt đẹp là sức mạnh để thế hệ sau không ngừng vươn lên. Thế hệ trẻ chúng ta hôm nay đã và đang kế tiếp truyền thống của ông cha ta ngày trước. Lấp lánh trong mỗi trái tim chúng ta là hình ảnh “ Dân tộc Việt Nam anh hùng” . Chúng ta phải ra sức học tập, tiếp bước truyền thống của nhà tửờng, của bao thế hệ thầy cô, học sinh để xây dựng trờng chúng ta đẹp hơn. 5. Dặn dò - Học bài. Làm bài tập còn lại a, b,d - Xem trước bài: Tự tin - Học kỹ phần nội dung bài học V. Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docCONG DAN 7 TUAN 13.doc