Giáo Án Giáo Dục Công Dân Lớp 7 - Tiết 12 - Tuần 12 - Bài 9: Xây Dựng Gia Đình Văn Hóa ( Tiếp Theo)

1. Mục tiêu :

1.1. Kiến thức:

- HS biết được mối quan hệ giữa quy mô gia đình và chất lượng cuộc sống.

- Hiểu được bổn phận và trách nhiệm của bản thân trong xây dựng gia đình văn hóa.

- Biết việc tham gia bảo vệ MT ở gia đình, khu dân cư là việc làm góp phần xây dựng gia đình văn hóa.

1.2. Kĩ năng:

Hs thực hiện được: Học sinh biết giữ gìn danh dự gia đình,tránh xa thói hư tật xấu, các tệ nạn xã hội, có trách nhiệm xây dựng gia đình văn hóa.

- GDKNS: + KN trình bày suy nghĩ ý tưởng về những biểu hiện của gia đình văn hóa và ý nghĩa của việc xây dựng gia đình văn hóa; nêu và giải quyết vấn đề, vai trò của trẻ em, HS trong gia đình; quản lí thời gian, đảm nhận trách nhiệm trong việc tham gia các công việc gia đình.

Hs thực hiện thành thạo: Tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường ở gia đình, địa phương

1.3.Thái độ:

 Thói quen: Hình thành ở học sinh tình cảm yêu thương, gắn bó, quý trọng gia đình và mong muốn tham gia xây dựng gia đình văn hóa, văn minh, hạnh phúc.

Tính cách: Có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường ở gia đình và khu dân cư

 2. Các nội dung học tập

 Trách nhiệm của HS đối với việc xây dựng gia đình văn hóa

 3.Chuẩn bị:

3.1. Giáo viên: - Tranh cuộc sống gia đình hạnh phúc và vai trò của các thành viên trong gia đình

 3.2. Học sinh: - Bảng phụ, bút dạ. Tranh ảnh, ca dao, tục ngữ về gia đình.

 

doc5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1506 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo Án Giáo Dục Công Dân Lớp 7 - Tiết 12 - Tuần 12 - Bài 9: Xây Dựng Gia Đình Văn Hóa ( Tiếp Theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 12 Tuần 12 Ngày dạy: 2/11/2012 Bài 9: XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA (TT) 1. Mục tiêu : 1.1. Kiến thức: - HS biết được mối quan hệ giữa quy mô gia đình và chất lượng cuộc sống. - Hiểu được bổn phận và trách nhiệm của bản thân trong xây dựng gia đình văn hóa. - Biết việc tham gia bảo vệ MT ở gia đình, khu dân cư là việc làm góp phần xây dựng gia đình văn hóa. 1.2. Kĩ năng: Hs thực hiện được: Học sinh biết giữ gìn danh dự gia đình,tránh xa thói hư tật xấu, các tệ nạn xã hội, có trách nhiệm xây dựng gia đình văn hóa. - GDKNS: + KN trình bày suy nghĩ ý tưởng về những biểu hiện của gia đình văn hóa và ý nghĩa của việc xây dựng gia đình văn hóa; nêu và giải quyết vấn đề, vai trò của trẻ em, HS trong gia đình; quản lí thời gian, đảm nhận trách nhiệm trong việc tham gia các công việc gia đình. Hs thực hiện thành thạo: Tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường ở gia đình, địa phương 1.3.Thái độ: Thói quen: Hình thành ở học sinh tình cảm yêu thương, gắn bó, quý trọng gia đình và mong muốn tham gia xây dựng gia đình văn hóa, văn minh, hạnh phúc. Tính cách: Có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường ở gia đình và khu dân cư 2. Các nội dung học tập Trách nhiệm của HS đối với việc xây dựng gia đình văn hóa 3.Chuẩn bị: 3.1. Giáo viên: - Tranh cuộc sống gia đình hạnh phúc và vai trò của các thành viên trong gia đình 3.2. Học sinh: - Bảng phụ, bút dạ. Tranh ảnh, ca dao, tục ngữ về gia đình. 4. Tổ chức các hoạt động học tập: 4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện : - Kiểm diện sĩ số học sinh 7A3 7A4 7A5 4.2 Kiểm tra miệng: Câu 1: Em hãy nêu tiêu chuẩn cơ bản của gia đình văn hoá ? (7 điểm) - Xây dựng kế hoạch hóa gia đình. - Xây dựng gia đình hòa thuận, tiến bộ, hạnh phúc, sinh hoạt văn hóa lành mạnh. - Đoàn kết với cộng đồng. - Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân. Câu 2: Theo em, có phải gia đình giàu có thì bao giờ cũng hạnh phúc, tiến bộ? Vì sao? (3đ). HS: Không phải và lấy ví dụ giải thích 4.3 Giảng bài mới: Giới thiệu bài GV: Cho HS trình bày những điều các em đã tìm hiểu được về tiêu chuẩn cụ thể của gia đình văn hoá tại địa phương. HS: Trình bày. GV: Nhận xét dẫn vào bài mới Họat động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học - Họat động 1: Tìm hiểu nội dung bài học.( thời gian 20’) Mục tiêu: Tìm hiểu nội dung của việc xây dựng gia đình văn hóa(tt) * GDKNS: GV: Chia nhóm thảo luận: ( 3 phút) HS:Thảo luận và trình bày kết quả. Nhóm 1: Xây dựng gia đình văn hoá có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người, đối với từng gia đình và toàn xã hội? - Gia đình là tổ ấm nuôi dưỡng, giáo dục con người. - Gia đình có bình yên thì xã hội mới ổn định. - Góp phần xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ. -Nhóm 2: Để xây dựng gia đình văn hoá, mỗi người trong gia đình cần làm gì và tránh làm điều gì? *Cho học sinh quan sát tranh vai trò của các thành viên trong gia đình. HS: Quan sát và nhận xét. GV: Nhận xét, chốt ý về vai trò của các thành viên trong gia đình. - Nhóm 3: Nêu những biểu hiện trái với gia đình văn hoá? Nguyên nhân của nó? HS:Vợ chồng bất hoà, con cái hư hỏng, không có tình cảm đạo lí, đua đòi ăn chơi - Nguyên nhân: Lối sống thực dụng, tệ nạn xã hội, cơ chế thị trường, quan niệm lạc hậu GV: Nhận xét, chốt ý. -Nhóm 4: Trong gia đình mỗi người đều có những thói quen, sở thích khác nhau. Làm thế nào để có sự hoà thuận trong gia đình? HS: Thực hiện bổn phận, trách nhiệm của mình với gia đình; - Sống giản dị, không ham những thú vui thiếu lành mạnh, khônh sa vào tệ nạn xã hội - Nhóm 5: Con cái có thể tham gia xây dựng gia đình văn hoá không? Nếu có thì tham gia như thế nào? HS: Chăm ngoan, học giỏi; - Kính trọng giúp đỡ ông bà, cha mẹ, thương yêu anh chị em, tham gia tích cực bảo vệ môi trường * GDTHMT: GV: Hãy nêu những việc làm cụ thể của bản thân về việc biết bảo vệ môi trường? HS: làm vệ sinh trồng và chăm sóc cây xanh, dọn dẹp nhà cửa gọn gàng ngăn nắp -Nhóm 6: Vì sao con cái hư hỏng là nỗi bất hạnh lớn của gia đình? Lấy ví dụ? HS: Con cái là tài sản lớn nhất của gia đình là người sẽ kế tục sự nghiệp của gia đình và đất nước. Do đó con cái hư hỏng là nổi bất hạnh lớn nhất của gia đình. Liên hệ thực tế. GV: Hãy kể những việc em hoặc các bạn em đã làm thể hiện góp phần xây dựng gia đình văn hóa? HS: Tham gia học tập, giúp đỡ ông bà cha mẹ, cư xử với ông bà cha mẹ, anh chị em đúng mực, tham gia bàn bạc giải quyết công việc của gia đình - Hoạt động 2: Làm bài tập ( thời gian 10’) Mục tiêu: Giúp hs củng cố kiến thức qua việc giải quyết các bài tập sgk. * Cho HS làm bài tập d (SGK/29). - Em đồng ý với ý kiến nào sau đây? Vì sao? GV treo bảng phụ nội dung bài tập. HS: Đọc bài, trả lời câu hỏi và giải thích. HS khác nhận xét GV: Nhận xét, cho điểm. * GDKNS: cho HS đóng vai 2 tình huống - TH1: về vai trò của các thành viên trong gia đình - TH2: về 1 biểu hiện tiêu cực không làm ảnh hưởng đến danh dự của gia đình, không góp phần xây dựng GĐVH. - HS tự đặt lời thoại và đóng vai - HS nhận xét và rút ra kết luận - GV nhận xét, chấm điểm phần tình huống I. Truyện đọc: “Một gia đình văn hóa”. II.Nội dung bài học: 1.Tiêu chuẩn gia đình văn hoá: 2.Ý nghĩa: 3. Bổn phận của các thành viên : - Thực hiện bổn phận, trách nhiệm của mình với gia đình: - Sống giản dị, không ham những thú vui thiếu lành mạnh, không sa vào tệ nạn xã hội. * Trách nhiệm của học sinh: - Chăm ngoan, học giỏi - Kính trọng giúp đỡ ông bà, cha mẹ, thương yêu anh chị em; - Không đua đòi ăn chơi, không làm điều gì tổn hại đến danh dự gia đình. - Giữ gìn nhà cửa ngăn nắp, sạch đẹp, tham gia các hoạt động ở khu dân cư III.Bài tập: * Em đồng ý với ý kiến: 3,5. - Mọi thành viên có thể chia sẻ công việc gia đình tùy vào điều kiện làm việc và sức khỏe của mỗi người. - Con cái được tham gia bàn bạc công việc vì nó liên quan tới các thành viên, ví dụ như việc đi học 4.4/Tổng kết: GV: Em hãy đọc 1 số câu ca dao tục ngữ nói về quan hệ trong gia đình. HS: Anh em như thể tay chân Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra GV: hãy hát 1 bài hát nói về tình cảm gia đình “ Cho con; lòng mẹ; ba ngọn nến lung linh” 4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học: * Bài cũ: + Học bài kết hợp sách giáo khoa trang 28. + Làm các bài tập sách giáo khoa trang 29. * Bài mới: - Chuẩn bị bài10: “ Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ” + Đọc truyện đọc, trả lời câu hỏi gợi ý SGK/30,31. + Tìm hiểu truyền thống của gia đình, dòng họ + Sưu tầm tranh ảnh về các làng nghề, các nghề truyền thống mà em biết. 5/ phụ lục:

File đính kèm:

  • docbai Xay dung gia dinh van hoa tt.doc
Giáo án liên quan