I/. Mục tiêu:
1/. Kiến thức:
- Giúp học sinh hiểu: Nội dung xây dựng gia đình văn hóa.Mối quan hệ giữa quy mô gia đình và chất lượng cuộc sống.
2/. Kĩ năng:
- Học sinh biết giữ gìn danh dự gia đình.
- Tránh xa thói hư tật xấu, các tệ nạn xã hội.
3/. Thái độ:
- Hình thành cho học sinh tình cảm yêu thương, gắn bó, quý trọng gia đình, và mong muốn xây dựng gia đình văn hóa, văn minh hạnh phúc.
II/. Chuẩn bị:
1/. Giáo viên: - Bảng phụ, bút dạ,nam châm
-Bảng tự đánh giá gia đình văn hóa.
2/. Học sinh:
- Bảng nhóm, bút dạ, nam châm.
- Sưu tầm nội dung, tiêu chuẩn xây dựng gia đình văn hóa.
2 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1202 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 - Tiết 12 - Bài dạy: Xây dựng gia đình văn hóa.(tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 12 Tiết : 12
Ngày soạn : Ngày dạy :
Bài dạy: XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA.(t2)
I/. Mục tiêu:
1/. Kiến thức:
Giúp học sinh hiểu: Nội dung xây dựng gia đình văn hóa.Mối quan hệ giữa quy mô gia đình và chất lượng cuộc sống.
2/. Kĩ năng:
Học sinh biết giữ gìn danh dự gia đình.
Tránh xa thói hư tật xấu, các tệ nạn xã hội.
3/. Thái độ:
Hình thành cho học sinh tình cảm yêu thương, gắn bó, quý trọng gia đình, và mong muốn xây dựng gia đình văn hóa, văn minh hạnh phúc.
II/. Chuẩn bị:
1/. Giáo viên: - Bảng phụ, bút dạ,nam châm
-Bảng tự đánh giá gia đình văn hóa.
2/. Học sinh:
- Bảng nhóm, bút dạ, nam châm.
- Sưu tầm nội dung, tiêu chuẩn xây dựng gia đình văn hóa.
III/. Tiến trình tiết dạy:
1/. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số (1’)
2/. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc bài cũ (5’)
Em hiểu thế nào là gia đình văn hóa?Nêu một số biểu hiện?
3/. Giảng bài mới:
a/. Đặt vấn đề:
Xây dựng gia đình văn hóa có tác dụng như thế nào đối với từng gia đình và xã hội, học sinh có trách nhiệm như thế nào với việc xây dựng gia đình văn hóa? Để hiểu rõ nội dung trên chúng ta tìm hiểu tiếp bài: Xây dựng gia đình văn hóa => Bài mới. (2’)
b/. Tiến trình:
Thời lượng
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
Nội dung kiến thức
20’
Hoạt động 1: Tìm hiểu ý nghĩa gia đình văn hóa.
Gv hướng dẫn hs thảo luận nhóm về việc xây dựng gia đình văn hóa tại địa phương với nội dung:
Nhóm 1: Vì sao phải thực hiện qui mô gia đình ít con
Nhóm 2: Trong gia đình, mỗi người đều có thói quen và sở thích khác nhau. Làm thế nào để có sự hòa thuận, không khí ấm áp, hạnh phúc?
Nhóm 3: Vì sao con cái hư hỏng là nỗi bất hạnh lớn của gia đình?
Nhóm 4: Xây dựng gia đình văn hóa có ý nghĩa như thế nào?
Gv nhận xét kết luận => ghi bài.
Hs thảo luận nhóm (5’)
Cách thức: Thư kí nhóm ghi nội dung thống nhất vào bảng nhóm, hết thời gian => gắn lên bảng.
Hs cả lớp nhận xét, bổ sung:
Qui mô gia đình ít con có điều kiện nâng cao đời sống (cần xóa bỏ tư tưởng trọng nam khinh nữ, đó là một trở lực lớn)
Tôn trọng thói quen và sở thích của người khác phù hợp với gia đình và chuẩn mực xã hội.
Con cái là niềm tin, sự hy vọng của cha mẹ => Con cái hư hỏng sẽ làm cha mẹ đau lòng, xã hội phiền muộn.
Gia đình là tổ ấm để giáo dục con cái.
2/. Ý nghĩa:
Gia đình là tổ ấm để giáo dục con cái.
Gia đình bình yên => xã hội ổn định.
Gia đình văn hóa => xã hội văn minh.
=> Vì vậy, học sinh cần góp phần xây dựng gia đình văn hóa.
15’
Hoạt động 2: Luyện tập, củng cố.
Gv treo bảng phụ ghi sẵn bài tập b, d SGK.
Gv nhận xét, kết luận, ghi điểm.
Hs đọc đề bài tập, xác định yêu cầu bài tập.
Hs tự giải.
Hs đại diện lên bảng làm.
Hs cả lớp nhận xét, bổ sung.
4/. Dặn dò: (2’)
+ Về nhà ôn bài.và làm bài tập đ, e, g SGK trang 28, 29.
+ Ôn lại toàn bộ nội dung bài.
+ Xem trước bài 10; Đọc truyện kể “Từ trang trại” .
+ Soạn gợi ý a, b, c, d SGK.
+ Sưu tầm những truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ hoặc ở quê hương em.
IV/. Rút kinh nghiệm - Bổ sung:
File đính kèm:
- tiet 12.doc