Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 - Tiết 11: Xây dựng gia đình văn hoá

I.MỤC TIÊU

1.Kiến thức:

Học sinh cần nắm được:

v Hiểu được nội dung và ý nghĩa của việc xây dựng gia đình văn hóa.

v Mối quan hệ giữa quy mô gia đình và chất lượng cuộc sống.

v Bổn phận và trách nhiệm của bản thân trong xây dựng gia đình văn hóa.

2. Kĩ năng:

Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng:

v Biết giữ gìn danh dự gia đình.

v Tránh xa các thói hư tật xấu.

v Có trách nhiệm xây dựng gia đình văn hóa.

3. Thái độ:

Hình thành ở học sinh thái độ:

v Có tình cảm yêu thương, gắn bó, quý trọng gia đình và mong muốn tham gia xây dựng gia đình văn hóa, văn minh, hạnh phúc.

II.TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN

 

doc4 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1024 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 - Tiết 11: Xây dựng gia đình văn hoá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN TIẾT BÀI 11 11 9 NGÀY SOẠN NGÀY DẠY LỚP DẠY 7A1 XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HOÁ I.MỤC TIÊU 1.Kiến thức: Học sinh cần nắm được: Hiểu được nội dung và ý nghĩa của việc xây dựng gia đình văn hóa. Mối quan hệ giữa quy mô gia đình và chất lượng cuộc sống. Bổn phận và trách nhiệm của bản thân trong xây dựng gia đình văn hóa. 2. Kĩ năng: Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng: Biết giữ gìn danh dự gia đình. Tránh xa các thói hư tật xấu. Có trách nhiệm xây dựng gia đình văn hóa. 3. Thái độ: Hình thành ở học sinh thái độ: Có tình cảm yêu thương, gắn bó, quý trọng gia đình và mong muốn tham gia xây dựng gia đình văn hóa, văn minh, hạnh phúc. II.TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN Sách giáo khoa,sách giáo viên GDCD 7. Bài tập tình huống GDCD 7. Tranh ảnh với chủ đề: Gia đình văn hóa. Phiếu học tập. Bảng thảo luận nhóm. Bút viết bảng. III.HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1.Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: Thế nào là khoan dung? Cho ví dụ về lòng khoan dung? GV: Nhận xét và cho điểm. Kiểm tra việc làm bài tập ở nhà của học sinh. 2.Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung HOẠT ĐỘNG 1: GIỚI THIỆU BÀI: GV: Giáo viên sử dụng một Giấy chứng nhận gia đình văn hóa của địa phương. Gia đình em nào được công nhận là gia đình văn hóa? Vì sao gia đình em được công nhận là gia đình văn hóa? HS: Tự liên hệ và nêu ý kiến. GV: Kết luận vào bài mới. HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU NỘI DUNG TRUYỆN ĐỌC: HS: Đọc truyện “ Một gia đình văn hóa” GV: Chia nhóm thảo luận, phân công nhóm trưởng, thư ký của nhóm và phân công nhiệm vụ cho từng nhóm: Nhóm 1+2: Câu hỏi: Hãy tìm những chi tiết để chứng minh rằng gia đình cô Hòa là một gia đình hòa thuận, hạnh phúc và tiến bộ? Đáp án: Không khí gia đình luôn đầm ấm vui vẻ. Bữa cơm chiều là lúc mọi người quây quần, chia sẻ với nhau những điều vui buồn.Mọi người biết chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau.Con cái ngoan ngoãn. Nhóm 3+4: Câu hỏi: Tìm những chi tiết để chứng tỏ gia đình cô Hòa đã thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình? Đáp án: Có kế hoạch làm kinh tế; phân công công việc trong gia đình; có giờ giấc làm việc nhất định. Sinh đẻ có kế hoạch. Nhóm 5+6: Câu hỏi: Gia đình cô Hòa có mối quan hệ như thế nào với làng xóm? Gia đình cô đã thực hiện nghĩa vụ công dân như thế nào? Đáp án: Tích cực xây dựng nếp sống văn hóa ở khu dân cư, gương mẫu đi đầu và vận động bà con thường xuyên vệ sinh môi trường, chống các tệ nạn xã hội. Giúp đỡ bà con lối xóm khi ốm đau. HS: Tiến hành thảo luận nhóm (thời gian thảo luận nhóm là 5 phút), sau đó đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. GV: Nhận xét kết quả thảo luận của các nhóm và kết luận: Em có nhận xét gì về gia đình cô Hòa? (Gia đình cô Hòa là một gia đình văn hóa) HOẠT ĐỘNG 3: LIÊN HỆ THỰC TẾ ĐỊA PHƯƠNG VÀ XÃ HỘI: GV: Để xây dựng gia đình mình trở thành gia đình văn hóa, bản thân em đã làm được những gì? HS: Tự liên hệ bản thân để trả lời. GV: Gia đình em được công nhận là gia đình văn hóa chưa? Vì sao gia đình em được công nhận là gia đình văn hóa? HS: Tự liên hệ gia đình để trả lời. GV: Địa phương em thực hiện cuộc vận động xây dựng gia đình văn hóa như thế nào? HS: Tự liên hệ địa phương để trả lời GV: Kết luận: Xây dựng gia đình văn hóa là một trong những hoạt động quan trọng của việc xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư. Gia đình có đầm ấm xã hội mới ổn định. Chính vì vậy xây dựng gia đình văn hóa là một nhiệm vụ quan trọng của mỗi gia đình. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP: GV: Hướng dẫn học sinh làm bài tập 1 trong sách giáo khoa. HS: Trao đổi làm bài tập tại lớp, sau đó cử 1 học sinh lên trình bày kết quả của bài tập trên bảng. GV: Nhận xét kết quả do học sinh trình bày. 3.Củng cố: Nội dung của bài học hôm nay tìm hiểu những vấn đề gì? Em học được gì qua bài học hôm nay? Sau khi học xong bài học này em cần phải làm những gì? GV: Chốt lại những ý chính của bài. Nhận xét ý thức học tập của học sinh. Biểu dương những tấm gương tích cực trong giờ học. Nhắc nhở những hạn chế, khuyết điểm của học sinh trong giờ học. 4.Hướng dẫn học tập ở nhà: Sưu tầm tài liệu liên quan đến nội dung bài học. Làm bài tập còn lại của bài học hôm nay. Đọc và nghiên cứu trước nội dung của bài học sau. Soạn câu hỏi gợi ý của bài học sau vào vở. (Kết thúc giờ học)

File đính kèm:

  • docT11.doc