I. Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức
+ Nêu được năng động là gì? Sáng tạo là gì? thế nào là người năng động, sáng tạo.
+ kể được một số biểu hiện của tính năng động, sáng tạo trong cuộc sống.
+ Giải thích được vì sao con người cần có tính năng động, sáng tạo.
2. Về thái độ
+ Quý trọng những biểu hiện của năng động, sáng tạo và những biểu hiện thiếu năng động, sáng tạo.
+ Ham thích thể hiện năng động sáng tạo trong mọi việc, mọi hoàn cảnh.
3, về kĩ năng
+ Phân biệt được những biểu hiện của năng động sáng tạo và những biểu hiện thiếu năng động, sáng tạo.
+ Biết tự đánh giá bản thân và đánh giá người khác về tính năng động, sáng tạo.
+ Biết thể hiện tính năng động sáng tạo trong cuộc sống hàng ngày, khắc phục bệnh lười suy nghĩ, lối học vẹt.
3 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 2555 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 - Tiết 11: Năng động, sáng tạo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11 Ngày soạn19/10/2008
Tiết 11 Ngày dạy 30/10/2008
NĂNG ĐỘNG, SÁNG TẠO
I. Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức
+ Nêu được năng động là gì? Sáng tạo là gì? thế nào là người năng động, sáng tạo.
+ kể được một số biểu hiện của tính năng động, sáng tạo trong cuộc sống.
+ Giải thích được vì sao con người cần có tính năng động, sáng tạo.
2. Về thái độ
+ Quý trọng những biểu hiện của năng động, sáng tạo và những biểu hiện thiếu năng động, sáng tạo.
+ Ham thích thể hiện năng động sáng tạo trong mọi việc, mọi hoàn cảnh.
3, về kĩ năng
+ Phân biệt được những biểu hiện của năng động sáng tạo và những biểu hiện thiếu năng động, sáng tạo.
+ Biết tự đánh giá bản thân và đánh giá người khác về tính năng động, sáng tạo.
+ Biết thể hiện tính năng động sáng tạo trong cuộc sống hàng ngày, khắc phục bệnh lười suy nghĩ, lối học vẹt.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
Giáo viên
Sgk, sgv, giấy A4 chuẩn bị cho thảo luận nhóm, ví dụ thực tế về tính năng động, sáng tạo
Học sinh
Sgk, vở ghi chép, các thông tin về các hoạt động do năng động, sáng tạo mang lại.
III, Các bước lên lớp
1.Ổn định lớp)
2.Kiểm tra bài cũ
+ em hãy nêu khái niệm năng động, sáng tạo
+ lấy ví dụ tính năng động sáng tạo, trogn học tập và lao động
3.Giới thiệu bài mới
+ Một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc VN là năng động, sáng tạo trong chiến đấu và tỏng lao động, sản xuất. Trong thực tế ta thấy, con người nếu chỉ lao động một cách cần cù thôi thì chưa đủ, mà còn phải biết sáng tạo nữa, sáng tạo là một yếu tố vô cùng quan trọng để đi đến thành công.
4 Bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng
Gv: yêu cầu hs thảo luận các vấn đề trong thực tế học tập của học sinh
Câu hỏi thảo luận: Hiện nay trong học sinh chúng ta còn óc hiện tượng học vẹt, lười suy nghĩ trogn học tập nên kết quả học tập chưa cao, theo em chúng ta cần làm gì để khắc phục tình trạng đó
Yêu cầu thảo luận theo các nội dung sau
+ xem xét hiện tượng học sinh nói chung và học sinh ở lớp nói riêng
+ tìm hiểu những nguyên nhân của các hiện tượng trên
+ tìm ra các giải pháp để khắc phục tình trạng đó
HS: thực hiện
GV: nhận xét, bổ sung thêm trong cuộc sống nên tránh các thói xấu :thiếu bền bỉ, thiếu nghị lực, dễ làm khó bỏ, bắt chước người khác mà không hiểu vì sao
Hỏi: đến nay, qua học tập gần hết cấp trugn học cơ sở, em đã có thể rút ra những cách học khác nhau đối với các môn học, theo ý em học thế nào là thiếu năng động, sáng tạo và học như thế nào là năng động sáng tạo
HS: thực hiện yêu cầu này dưới hình thức các phiếu học tập.
Gv: nhận xét
GV: yêu cầu hs xây dựng kế hoạch rèn luyện tính năng động sáng tạo
Mục tiêu: xây dựng được kế hoạch phù hợp với khả năng học của bản thân
Nội dung kế hoạch
xác định mục tiêu kế hoạch rèn luyện trên cơ sở xem xét bản thân còn thiếu năng động, sáng tạo ở hoạt động nào( ví dụ cải tiến phương pháp học tập môn tiếng anh, cỉa tiến sắp xếp cong việc gia đình để dành nhiều thời gia cho học tập)
nêu các cách để thực hiện kế hoạch đó
nêu các bước thực hiện kế hoạch
các điều kiện để thực hiện
Gv: yêu cầu mỗi học sinh tự lập kế hoạch cá nhân
Hs: thực hiện, cả lớp nhận xét, bổ sung, hoàn chỉnh
Gv: nhận xét, để cải tiến phương pháp học tập khi học học sinh cần phải
+ tập trung chú ý
+ luôn luôn suy nghĩ và đặt ra những câu hỏi, như thế nào, vì sao?
+ nêu thắc mắc với thầy cô, bạn bè, khôgn biết thì hỏi.
+ không chỉ làm theo những cách chỉ bảo của thầy cô mà trên cơ sở của những cái đã học để tìm ra các cách học khác, cách giải quyết khác.
Gv: nhận xét, chốt lại nội dung bài học
3. cách rèn luyện
- Năng động, sáng tạo là kết quả của quá trình rèn luyện siêng năng, tích cực của mỗi người trong học tập, lao động và cuộc sống.
- để trở thành người năng động, sáng tạo mỗi hs cần tìm ra cách học tốt nhất cho bản thân và tích cực vận dụng những điều đã biết vào cuộc sống
5Củng cố
Hướng dân hs làm bài tập 2/29/sgk
Hs: thực hiện
6. Hướng dẫn học bài
+ học bài, làm tất cả các bài tập còn lại
+ thực hiện kế hoạch rèn luyện tính năng động, sáng tạo đã được xây dựng
+ chuẩn bị bài học 9, đọc trước “ chuyện bác sĩ Lê Thế Trung”
7. Rút kinh nghiệm
File đính kèm:
- giao an gdcd 6 9.doc