Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 - Tiết 1 đến tiết 9 - Trần Thị Thu Nguyên

I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 1. Kiến thức:

 Giúp HS hiểu:

- Thế nào là sống giản dị và không giản dị.

- Kể được một số biểu hiện của lối sống giản dị.

- Phân biệt được giản dị với xa hoa cầu kì, phô trương hình thức, với luộm thuộm, cẩu thả.

2. Thái độ:

- Quý trọng lối sống giản dị, chân thật, xa lánh lối sống xa hoa, phô trương hình thức.

3. Kĩ năng:

 Giúp HS tự đánh giá hành vi của bản thân và người khác về lối sống giản dị ở mọi khía cạnh: Lời nói, cử chỉ, tác phong, cách ăn mặc và thái độ giao tiếp với mọi người. Biết thực hiện giản dị trong cuộc sống.

 

doc34 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1014 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 - Tiết 1 đến tiết 9 - Trần Thị Thu Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy. Làm ơn nên thoảng như không Chịu ơn nên tạc vào lòng chớ quên. Lưu ý: GV nên khắc sâu kiến thức để HS thấy tôn sư trọng đạo là biểu hiện lòng biết ơn là đạo lí cuả con người việt nam đối với thầy cô giáo. 3. Bài mới: TUẦN 8, TIẾT 8 Hoạt động 1: GIỚI THIỆU BÀI Hoạt động cuả GV và HS Nội dung cần đạt GV: Cho HS giải thích câu ca dao: Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại thành hòn núi cao. HS: Cả lớp suy nghĩ, tự do trình bày ý kiến. GV: Chốt lại và chuyển ý vào bài. Đề cao sức mạnh tập thể đoàn kết Hoạt động 2: TÌM HIỂU TRUYỆN ĐỌC: ĐOÀN KẾT, TƯƠNG TRỢ Hoạt động cuả GV và HS Nội dung cần đạt GV: hướng dẫn HS đọc truyện bằng cách phân vai. 1 HS đọc lời dẫn 1 HS đọc lời thoại cuả lớp trưởng 7 A ( bạn hỏi: Bình) HS: Đọc diễn cảm truyện. GV: Hướng dẫn HS trả lời các câu 1) Khi lao động san sân bóng, lớp 7A đã gặp phải khó khăn gì? 2) Lớp 7B đã làm gì? 3) Hãy tìm những hình ảnh , câu nói thể hiện sự giúp đỡ nhau của hai lớp. 4) Những việc làm ấy thể hiện được tính gì cuả các bạn lớp 7B? GV: Nhận xét, bổ sung, rút ra bài học. GV: Cho HS liên hệ thêm những câu chuyện trong lịch sử , trong cuộc sống để chứng minh sự đoàn kết, tương trợ là sức mạnh giúp chúng ta thành công. HS: Tự do trao đổi. HS: Trả lời theo suy nghĩ . GV: Nhận xét, bổ sung và chuyển ý. I. Truyện đọc Trả lời: Lớp 7A chưa hoàn thành công việc. Khu đất có nhiều mô hình đất cao, nhiều rễ cây chằng chịt, lớp có nhiều nữ. Các bạn lớp 7B đã sang làm giúp các bạn lớp 7 A. Các cậu nghỉ một lúc sang bọn mình ăn mía, ăn cam rồi cùng làm.! Cùng ăn mía, ăn cam vui vẻ, Bìng và Hòa khoác tay nhau cùng bàn kế hoạch, tiếp tục công việc cả hai lớp người cuốc, người đào, người xúc đất đổ đi. Cảm ơn các cậu đã giúp đỡ bọn mình. Tinh thần đoàn kết tương trợ. Nông dân đoàn kết, tương trợ, chống hạn hán, lũ lụt. Nhân dân đoàn kết chống giặc ngoại xâm. Đoàn kết tương trợ giúp đỡ nhau cùng tiến bộ trong học tập. Hoạt động 3: TÌM HIỂU NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động cuả GV và HS Nội dung cần đạt GV:Trên cơ sở khai thác, tìm hiểu truyện đọc và liên hệ thực tế, GV giúp HS Tự rút ra khái niệm và ý nghĩa cuả đoàn kết, tương trợ. GV: Đặt câu hỏi 1.Đoàn kết tương trợ là gì? 2.Ý nghĩa cuả đoàn kết tương trợ ? GV: Phát phiếu học tập theo bàn. HS: Cử đại diện cuả bàn mình vào phiếu ý kiến của cả bàn. GV: Yêu cầu HS đại diện trả lời. Cả lớp trả lời và bổ sung ý kiến. GV: Kết luận bổ sung và rút ra bài học thực tiễn. HS: Giải thích câu tục ngữ sau: - Ngựa có bầy, chim có bạn. - Dân ta nhớ một chữ đồng Đồng tình, đồng sức, đồng lòng , đồng minh. I. Nội dung bài học 1.Khái niệm: Đoàn kết tương trợ là sự thông cảm, chia sẻ bằng việc làm cụ thể, giúp đỡ lẫn nhau khi khó khăn. 2.Ý nghĩa : -Giúp chúng ta dễ dàng hòa nhập hợp tác với những người sung quanh và được mọi người yêu qúy giúp đỡ ta . -Tạo nên sức mạnh vượt qua khó khăn. -Đoàn kết tương trợ là truyền thống qúy báu cuả dân tọc ta. -Tinh thần tập thể đoàn kết hợp quần. -Sức mạnh, đoàn kết, nhất trí, đảm bảo mọi thắng lợi thành công .Câu thơ trên cuả Bác Hồ đã được dân gian hóa thành một câu ca dao có giá trị tư tưởng về đạo đức cách mạng. TUẦN 9, TIẾT 9 Hoạt động 4: LUYỆN TẬP VÀ GIẢI BÀI TẬP SGK Hoạt động cuả GV và HS Nội dung cần đạt GV: Hướng dẫn HS giải bài tập SGK, trang 22. HS: Cả lớp cùng làm việc, trao đổi ý kiến. GV: Đưa bài tập lên đèn chiếu( nếu có). a.Trung là bạn cùng tổ, lại gần nhà thủy, Trung bị ốm phải nghỉ học nhiều ngày. Nếu em là Thủy em sẽ giúp Trung việc gì? b.Tuấn và Hưng cùng học một lớp, Tuấn học giỏi toán còn Hưng học kém. Mỗi khi có bài tập về nhà, Tuấn làm hộ Hưng c. Em có tán thành việc làm cuả Tuấn Không ? Vì sao? d.Trong giờ kiểm tra toán, có một bài khó. Hai bạn ngồi cạnh nhau đang góp sức để cùng làm bài. Suy nghĩ cuả em về việc làm cuả hai bạn như thế nào? GV: Cho HS tự phát biểu ý kiến. HS: Tự bộc lộ suy nghĩ cuả mình. GV: Nhận xét bổ sung ý kiến cuả HS và cho điểm HS có ý kiến xuất sắc. GV: Cho HS làm bài tập SGK. Hình thức tổ chức trò chơi: “ Nhanh mắt, nhanh tay” với câu hỏi: - Những câu tục ngữ sau câu nào nói về sự đoàn kết tương trợ? 1. Bẻ đuã chẳng bẻ được cả nắm. 2. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. 3. Chung lưng đấu cật . 4. Đồng cam cộng khổ. 5. Cây ngay không sợ chết đứng . 6. Lời chào cao hơn mâm cỗ. 7. Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn. GV: Yêu cầu HS làm bài sau đó nhận xét và cho điểm một số em. II/ Bài tập Đáp án: a. Nếu em la Thủy em sẽ giúp Trung ghi lại bài, thăm hỏi, động viên bạn. b. Em không tán đồng việc làm cuả Tuấn vì như vậy là không giúp đỡ bạn mà làm hại bạn. c. Hai bạn góp sức cùng làm bài là không được.Giờ kiểm tra phải tự làm bài. Hoạt động 5 LUYỆN TẬP VÀ CỦNG CỐ TỔ CHỨC TRÒ CHƠI: KỂ CHUYỆN TIẾP SỨC Cách chơi như sau: Mỗi HS viết một câu, bạn khác viết nối tiếp câu khác . cứ như vậy sau khi kể xong , GV viết lại thành một câu chuyện hoàn chỉnh. Tên cuả câu chuyện GV chọn trước. TRUYỆN BÓ ĐUÃ Một hôm người cha gọi hai người con trai đến và đưa cho mỗi con một chiếc đuã và bảo các con hãy bẻ đôi chiếc đuã, cả hai người con đều bẻ dễ dàng . Người cha lại đưa cho mỗi người con một chiếc đũa và họ đều bẻ được . Nhưng khi người cha đưa ba chiếc thì họ đã bắt đầu thấy khó bẻ được .Đến khi người cha đưa cho mỗi người con một bó đuã thì mọi người chịu không bẻ nổi. Người cha nhìn con mà nói : Một chiếc đuã, hai chiếc đũa thì bẻ được , nhưng nhiều chiếc gộp lại thì không bẻ được . Như vậy đoàn kết, hợp lực , tạo nên sức mạnh . GV: Kết luận toàn bài: Đoàn kết là đức tính cao đẹp. Biết sống đoàn kết , tương trợ giúp ta vượt qua mọi khó khăn tạo nên sức mạnh tổng hợp để hoàn thành nhiệm vụ . Đoàn kết tương trợ là truyền thống quý báu cuả dân tộc ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc . Ngày nay Đảng và nhân dân ta vẫn nêu cao truyền thống tốt đẹp đó .Tình đoàn kết hữu nghị, hợp tác còn là nguyện tắc đối ngoại - Là nhiệm vụ quan trọng . Chúng ta cần rèn luyện mình, biết sống đoàn kết, tương trợ, phê phán sự chia rẽ . Một xã hội tốt đẹp , bình yên cần đến tinh thần đoàn kết tương trợ. 5. Dặn dò: - Bài tập về nhà b, c, d ( SGK trang 17) - Chuẩn bị ôn tập. Tuần 9 Ngày soạn: 30/ 9/ 2011 Tiết 9 ÔN TẬP I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Về kiến thức: - Học sinh hiểu được các phẩm chất đã học như: Thế nào là giản dị, trung thực, tự trọng, đạo đức và kỉ luật, yêu thương con người, tôn sư trọng đạo. - Hiểu được ý nghĩa và sự cần thiết của việc rèn luyện các phẩm chất đạo đức đó. 2. Về thái độ: - Có thái độ đúng đắn, rõ ràng trước các hiện tượng, sự kiện đạo đức, có tình cảm trong sáng, lành mạnh đối với mọi người, gia đình, nhà trường, đất nước. - Có niềm tin đúng đắn của các chuẩn mực đã học 3. Về kĩ năng: - Biết đánh giá hành vi của bản thân và mọi người xung quanh theo các chuẩn mực đã học; biết lựa chọn và thực hiện cách ứng xử phù hợp các chuẩn mực đạo đức hằng ngày. II/CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC: Kĩ năng tự nhận thức. Kĩ năng giải quyết vấn đề. Kĩ năng ứng phó với căng thẳng. III/ TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN: SGK, SGV GDCD7 Các câu ca dao, tục ngữ, mẩu chuyện về tấm gương đạo đức. IV/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: (3 /) GV: Dành thời gian để kiểm tra bài tập của học sinh từ bài 1 đến bài 6 (5 em). Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt * Phần bài tập: - GV cho một số HS lên bảng làm bài tập trang c, đ/ trang 6 SGK. - HS lên bảng làm. - Cả lớp theo dõi và nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét kết luận và cho điểm. - Câu c: - Biểu hiện của tính giản dị: + Mặc dù nhà rất khá giả nhưng lúc nào Hạnh cũng ăn mặc giản dị, gần gũi, vui vẻ, chan hòa với các bạn - Biểu hiện của tính không giản dị: + Nhi đòi mẹ tổ chức sinh nhật linh đình để mời bạn bè - Câu đ: HS rèn luyện tính giản dị: + Quần áo gọn gàng, sạch sẽ, không ăn mặc lạ so với mọi người. + Tác phong tự nhiên, đi đứng đàng hoàng, không kiểu cách, điệu bộ. + Nói năng lịch sự, có văn hóa, diễn đạt ngắn gọn 3. Bài mới: - GV: Cho HS thảo luận theo nhóm 4 câu b, d trang 8 và câu b, c trang 12 SGK - HS chia nhóm thảo luận. - Đại diện nhóm trả lời. Các nhóm bổ sung ý kiến cho nhau. - GV kết luận - GV: Mời một HS làm bài tập a trang 14 - HS trả lời - GV nhận xét. - GV: Em hãy nêu những biểu hiện thiếu tính kỉ luật của một số HS nay và tác hại của nó? - HS trả lời - GV kết luận -GV: Em hãy kể về một việc làm cụ thể của em thể hiện tình thương yêu giúp đỡ mọi người? - HS trả lời tự do - GV nhận xét và chốt lại cá ý. * Phần bài học: -GV: Trung thực là gì? Ý nghĩa của tính trung thực trong cuộc sống? - HS trả lời -GV: Tự trọng là gì? - HS trả lời - GV: Đạo đức là gì? Kỉ luật là gì? - HS trả lời - GV: Giữa đạo đức và kỉ luật có mối quan hệ như thế nào? - HS trả lời - GV: Yêu thương con người là gì? - HS trả lời - GV: Tôn sư trọng đạo là gì? - HS trả lời - Câu b tr 8: Việc làm của bác sĩ xuất phát từ lòng nhân đạo, lòng mong muốn bệnh nhân sống lạc quan để có nghị lực và hi vọng chiến thắng bệnh tật. - Câu c tr 8: -Đối với HS rèn luyện tính trung thực cần phải: + Trong học tập: ngay thẳng không gian dối, không dấu dốt. + Đối với cha mẹ, thầy cô giáo, phải thật thà ngay thẳng - Câu b tr 12: HS kể được việc làm thể hiện tính tự trọng và không tự trọng trong cuộc sống. - Câu c tr 12: Rèn luyện tính tự trọng: + Phải biết nhận khuyết điểm khi mình có thiếu sót. + Phải nghiêm khắc với bản thân. + Phải xa lánh những thói xấu như khúm núm, sợ sệt, nịnh hót, nói xấu sau lưng - Biểu hiện thiếu tính kỉ luật: + Trốn học đi chơi. Quay cóp, sử dụng tài liệu khi kiểm tra. Ra vào lớp tùy tiện. Ăn quà vặt trong lớp - Tác hại của những biểu hiện trên chứng tỏ học sinh không có tính kỉ luật, thiếu sự tôn trọng thầy cô giáo, coi thường quy định nhà trường, sống tùy tiện, không biết coi trọng hẩm chất đạo đức của mình - SGK trang 7 - SGK trang 1 - SGK trang 13, 14 - SGK trang 16 - SGK trang 19 4. Dặn dò: - Về nhà xem lại các bài tập - Xem lại nội dung các bài học đã ôn. Chuẩn bị tiết sau kiểm tra 1 tiết

File đính kèm:

  • docgdcd 7 T1T9 theo chuan ki nang.doc
Giáo án liên quan