A.MỤC TIÊU:
- Giúp hs hiểu: Thế nào là sống giản dị và ko giản dị. Tại sao cần phải sống giản dị.
- Hình thành ở hs thái độ quí trọng sự giản dị, chân thật, xa lánh lối sống xa hoa hình thức.
- Giúp hs biết tự đánh giá hành vi của bản thân và của người khác về lối sống ở mọi khía cạnh : lời nói , cử chỉ, tác phong , cách ăn mặc và thái độ giao tiếp với mọi người; biết xây dựng kế hoạch tự rèn luyện để tự rèn luyện , học tập những tấm gương sống giản dị của mọi người xung quanh để trở thành người sống giản dị .
B.CHUẨN BỊ.
- G: Soạn bài, sưu tầm những mẩu chuyện, tranh ảnh nói về giản dị.
- H: Đọc trước bài ở nhà .
80 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1954 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 - Tiết 1 đến tiết 35, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ài tập
1.Bài tập 1:
+ A1,A4, A5, A6, A9- B2
+ A2, A3:-- B1
+ A8 – B3
+ A7—B4
2. Bài tập 2:
4.Củng cố: (4’)
? Nêu các VD về vi phạm hoạt động của bộ máy chính quyền cơ sở ở địa phương em,.các tấm gương cán bộ làm tốt nhiệm vụ.
5.Hướng dẫn về nhà:(2’)
Học thuộc bài,xem kĩ nội dung bài học.
Làm bài tập sgk
Tìm hiểu lịch sử truyền thống quê hương.
Ôn tập toàn bộ kiến thức hk2.
Ngày soạn: ....................
Ngày dạy: ......................
Tiết 33
Thực hành, ngoại khoá
Các vấn đề của địa phương và các nội dung đã học
Tìm hiểu
lịch sử đảng bộ xã Nhân Phúc
A. Mục tiêu: Giúp HS
- Hiểu về lịch sử Đảng bộ và nhân dân địa phương xã
- Rèn kĩ năng tìm hiểu, phân tích vấn đề, bồi dưỡng ý thức học bộ môn
B. Chuẩn bị :
*Băng hình, tài liệu về lịch sử Đảng bộ xã
C. Tiến trình dạy học :
1. Tổ chức (1 p)
2. Kiểm tra bài cũ (5p):
? Nêu nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND và UBND xã ( phường, thị trấn)
? Nêu trách nhiệm của công dân với HĐND và UBND cấp xã( phường, thị trấn).
3. Bài mới (35 p):
- Gv: Giới thiệu bài
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cần đạt
- Gv: Cho HS xem băng “ Đất và người Hải Dương” giới thiệu về xã
? Sau khi xem xong băng, hình em rút ra nhân xét gì về đất và người
- Hs: Nêu ý kiến
- Gv: Dùng tài liệu lịch sử Đảng bộ xã và nhân dân xã giới thiệu cho học sinh nghe về lịch sử và truyền thống của Đảng bộ và nhân dân xã
- Hs: Nghe, ghi chép những ý chính
- Gv: Tổng kết toàn bài
* Giới thiệu lịch sử Đảng Bộ xã Quang Minh
- Quang Minh là 1 xã tiêu biểu, là 1 tấm gương tiên tiến, dẫn đầu trong toàn huyện về các mặt: Kinh tế, chính trị, văn hoá,giáo dục....
* Tài liệu.....
1. Chương I: Quá trình vận động giành chính quyền trong cách mạng tháng 8-1945
2. Chương II: Củng cố và bảo vệ chính quyền cách mạng, chuẩn bị lực lượng và tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược ( 1945-1954)
3. Chương III: Hàn gắn vết thương chiến tanh, hoàn thành cải cách ruộng đất, cải tạo và phát triển kinh tế - xã hội ( 1955-1965)
4. Chương I V: Đảng bộ xã.....( 1965-1975)
4. Củng cố 3 p):
- Yêu cầu: Hãy nêu nhân xét của bản thân em về tình hình phát triển hiện nay của xã về các mặt: Kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội....
- Hs: Phát biểu ý kiến
5. Hướng dẫn về nhà ( 2p):
- Tự ôn lại các bài đã học và áp dụng vào thực tế của địa phương
- Tiếp tục tìm hiểu tình hình của xã
- Chuẩn bị nội dung ôn tập chương trình HK II
Ngày soạn: ....................
Ngày dạy: ......................
Tiết 34
ôn tập học kì II
C.mục tiêu:
- Giúp hs hệ thống hoá các kiến thức cơ bản về lí thuyết, bài tập đã học từ học kì 2 để chuẩn bị kiếm tra cuối năm .
- Rèn kĩ năng tổng hợp,khái quát vấn đề, kĩ năng vận dụng lí thuyết để xủ lí các tình huống
- Bồi dưỡng hs ý thức sống và làm việc theo các chuẩn mực đạo đức, pháp luật.
B . chuẩn bị:
Câu hỏi ôn tập.
Bài tập tình huống.
C. tiến trình dạy học:
1.ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ:
? Nêu trách nhiệm của công dân để đảm bảo cho bộ máy chính quyền cơ sở hoạt động có hiệu quả.
3. Bài mới: (32’)
Hoạt động của giáo viên và hs.
Kiến thức cần đạt
- Gv: Yêu cầu hs
? trong HK II em đã đc học những nội dung chính nào của môn GDCD .
- Hs: Trả lời.
? Trong những nội dung đã học em có điều gì chưa hiểu
- Hs: nêu thắc mắc.
- Gv: giải đáp.
1.Thế nào là sống và làm việc có kế hoạch .Yêu cầu đặt ra khi thực hiện kế hoạch?
2. Nêu nội dung quyền đc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em?
3. Nêu bổn phận của trẻ em đối với tổ quốc, gia đình và xã hội?
4. Lấy một vài vd về những hành vi vi phạm quyền bảo vệ, chăm sóc giáo dục của trẻ em?
5. Môi trường là gì? Tài nguyên thiên nhiên là gì?
6. Nêu các biện pháp để bảo vệ môi trường tài nguyên thiên nhiên?
7. Di sản văn hoá là gì? Những qui định của pháp luật về bảo vệ di sản văn hoá?
8.Hãy lấy VD về một số di sản văn hoá trên thế giới , ở Việt Nam , ở Hải Dương mà em biết?
9.Tín ngưỡng là gì ? Tôn giáo là gì ? Quyền tự do tín ngưỡng
tôn giáo là gì ? Mê tin dị đoan là gì nó khác gì so với tín ngưỡng
- tôn giáo?
10. Bộ máy Nhà nước được phân chia thành mấy cấp ? Mỗi cấp lại gồm những cơ quan nào?
11. Bộ máy Nhà nước ta gồm những cơ quan nào ? Mỗi loại cơ quan gồm những cơ quan cụ thể nào kể tên những cơ quan đó?
12. Bộ máy Nhà nước cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn )gồm có những cơ quan nào? Nêu nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan đó?
- Hs: Lần lượt trả lời các câu hỏi.
- Gv: Nhận xét, bổ sung.
- Gv: hướng dẫn hs lập bảng theo mẫu:
stt
Các qui định của pháp luật
Khái niệm
- thể hiện
ý nghĩa
Trách nhiệm của công dân.
* Bước 1: Gv giải đáp thắc mắc của hs
* Bước 2: Gv đưa ra hệ thống câu hỏi ôn tập .
* Bước3 : Học sinh tự ôn tập kiến thức bằng cách lập bảng.
* Bước 4: GV và HS cùng chữa một số bài tập.
4. Củng cố(5’)
- GV: nhận xét ý thức trong giờ ôn tập của cả lớp :
Khen ngợi những em tích cực ôn tập.
Nhắc nhở những em chưa tích cực
- GV: nhấn mạnh, khắc sâu kiến thức ôn tập
5. Hướng dẫn về nhà (2’)
- Tự ôn tập ở nhà.
- Nắm chắc kiến thức ở từng bài.
- Chuẩn bị cho kiểm tra học kì.
Ngày soạn: ....................
Ngày dạy: ......................
Tiết 35
Kiểm tra học kì II
A. Mục tiêu: Giúp HS:
- Củng cố, hệ thống hoá toàn bộ kiến thức về pháp luật và đạo đức đã học ở học kì II
- Biết vận dụng và giải quyết những tình huống đó trong đời sống hàng ngày
- Rèn kĩ năng làm bài độc lập và có tư duy sáng tạo khi làm bài
B. Chuẩn bị:
- GV: Ra đề
- HS: Ôn tập
C. Tiến trình dạy học:
1. Tổ chức (1 p)
2. Kiểm tra bài cũ (miễn):
3. Bài mới ( 45p):
* Giới thiệu bài : GV nêu yêu cầu của giờ kiểm tra và phát đề
I . Phần trắc nghiệm.
Câu1 :(1đ) Hãy trả lời các câu hỏi sau bằng cách ghi lại chữ cái đầu trước đáp án đúng nhất vào bài làm.
1. Trong những hành vi sau, hành vi nào là phá hoại di sản văn hoá?
A. Giữ gìn sạch sẽ di tích, danh lam thắng cảnh. B.Tham quam tìm hiểu di tích lịch sử.
C. Giúp các nhà khoa học sưu tầm cổ vật. D. Đào cổ vật mang đi bán
2. Trong trường hợp có người lạ rủ em đi chơi xa, em sẽ làm gì?
Tìm mọi cách phản ánh ngay cho cơ quan công an hoặc báo cho cha mẹ.
Im lặng, bỏ qua.
Biết là sai nhưng vì bị đe doạ nên phải làm theo lời dụ dỗ.
Phản ứng gay gắt trước mặt kẻ xấu.
3. Trong những hành vi sau, hành vi nào không phải là mê tín?
Lên đồng B.Xem bói C. Thắp hương trên bàn thờ tổ tiên D.Yểm bùa
4. Chính phủ do:
A. Nhân dân cả nước bầu ra B. Chủ tịch nước bổ nhiệm.
C. Nhân dân một tỉnh bầu ra D. Quốc hội bầu ra
Câu 2: ( 1đ) Hãy nối các mục ở cột A sao cho phù hợp với các mục ở cột B: (Chỉ ghi lại kí hiệu. Ví dụ: 1- a).
A (Việc cần giải quyết)
B (Cơ quan giải quyết)
Đăng ký kết hôn
Xin sổ khám bệnh
Xác nhận bảng điểm học tập
Khai báo tạm trú, tạm vắng
Phòng giáo dục và đào tạo
Uỷ ban nhân dân xã
Trường học
Công an
Trạm y tế xã (bệnh viện)
Câu 3 :(1 đ) Hãy vẽ và điền tiếp những từ còn thiếu vào sơ đồ phân công bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đưới đây:
Bộ máy nhà nước
Phần II: Tự luận (6 điểm)
Câu 1: (2 đ) Thế nào là tôn giáo? Hãy kể tên một số tôn giáo mà em biết?
Em sẽ làm gì để thực hiện tốt quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân?
Câu 2: (3 đ)
- Tài nguyên thiên nhiên là gì? Tầm quan trọng của tài nguyên thiên nhiên đối với cuộc sống của con người và xã hội?
- Cho 4 ví dụ về những việc làm ảnh hưởng và cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên nhiên?
Câu 3: (2đ)
Trước đây, mỗi lần về thăm quê ngoại, Lan thường cảm thấy rất thích thú cứ muốn ở lại lâu vì ở quê có những rặng tre xanh, có hàng cau, hàng xoan soi bóng xuống ao, lạch trong xanh. Những ngày hè, đi trên con đường làng rợp bóng cây mát lịm thật thú vị!
Bây giờ về thăm quê, nhất là vào những tháng hè sao Lan thấy ngột ngạt quá vì quê không còn nhiều bóng cây xanh. Ao, lạch bị san lấp gần hết để lấy đất xây nhà tầng, rác thải có ở khắp nơi. Đường làng thì láng xi măng làm hơi nóng bốc lên hầm hập.
Nếu em là người lãnh đạo xã, em sẽ làm thế nào để vừa xây dựng nông thôn hiên đại vừa giữ được môi trường xanh mát?
Đáp án - biểu điểm
Phần I : trắc nghiệm.
Câu1:(1 điểm) Mỗi ý đúng 0,25đ
Câu
Đáp án
a
D
b
A
c
C
d
D
Câu 2:(1điểm) Mỗi ý đúng 0,25đ
a - 2 b - 5 c - 3 d- 4
Câu 3:(1điểm) Mỗi ý đúng 0,25đ
- Các cơ quan quyền lực, đại biểu cho nhân dân. - Các cơ quan hành chính nhà nước.
- Các cơ quan xét xử. - Các cơ quan kiểm sát.
Phần II: tự luận
Câu1:(2 điểm)
* Tôn giáo: Là hình thức tín ngưỡng có hệ thống, tổ chức với những quan niệm, giáo lí thể hiện rõ sự tín ngưỡng, sùng bái thần linh và những hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái ấy. Tôn giáo còn gọi là Đạo (0,5đ)
- Vd: đạo Phật, đạo Thiên Chúa, đạo Tin lành, đạo Hồi...) - 0,5đ
* Trách nhiệm của công dân :( Mỗi ý đúng 0,25đ)
- Tôn trọng nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo (đền, chùa, miếu, nhà thờ...)
- Không gây mất đoàn kết, chia rẽ những người có tôn giáo, tín ngưỡng khác nhau.
- Không lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật
- Tìm hiểu, hiểu biết pháp luật về tôn giáo để không VPPL.
Câu2:(3 điểm)
* Tài nguyên thiên nhiên là: Là những của cải có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng để phục vụ cho đời sống của con người. (1đ)
* Tầm quan trọng của tài nguyên thiên nhiên (1đ) - Mỗi đáp án đúng 0,25đ
- Có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người:
+ Tạo cơ sở vật chất để phát triển kinh tế, xã hội.
+ Tạo cho con người phương tiện sống, phát triển trí tuệ đạo đức.
+ Tạo cuộc sống tinh thần: Làm con người vui tươi, khoẻ mạnh.
- Cho 4 ví dụ (Mỗi VD đúng 0,25đ)
+ Khai thác khoáng sản bừa bãi. + Mua bán động thực vật quý hiếm.
+ Đánh bắt thuỷ sản bằng chất nổ + Chặt phá rừng bừa bãi.
Câu 3: (2 điểm) Mỗi giải pháp đúng 0,5 điểm
- Để vừa xây dựng nông thôn hiện đại vừa giữ được môi trường xanh mát cần:
+ Có kế hoạch phát triển kinh tế lâu dài vừa phát triển vừa bảo vệ môi trường
+ Trồng nhiều cây xanh, xây dựng bồn rác công cộng.
+ Giáo dục ý thức tự giác bảo về môi trườngcho người dân địa phương
+ Tổ chức lao động vệ sinh tập thể vào ngày cuối tuần...
File đính kèm:
- Giao an CD 7(3).doc