A. Mơc tiªu bµi hc:
1. Kin thc:
- HiĨu th nµo lµ chÝ c«ng v« t
- Nu được nh÷ng biĨu hiƯn cđa chÝ c«ng v« t
- HiĨu ®ỵc ý ngha cđa phm cht chÝ c«ng v« t
2. K n¨ng:
Bit thĨ hiƯn chÝ c«ng v« t trong cuc sng hµng ngµy.
3. Th¸i ®:
§ng t×nh đng h nh÷ng viƯc lµm chÝ c«ng v« t, phª ph¸n nh÷ng biĨu hiƯn thiu chÝ c«ng v« t.
B. Tµi liƯu v ph¬ng tiƯn:
- Sử dụng chuẩn kiến thức kĩ năng
- SGK, SGV GDCD 9
- Tranh, giy Ao, bĩt d¹, b¶ng phơ
§Ỉt vn ®Ị, t¹o t×nh hung, th¶o lun
C. C¸c hat ®ng d¹y hc
69 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1152 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 - Tiết 1 đến tiết 34, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên mọi người thực hiện nghiã vụ quân sự.
Hoạt động 2.
III.Bài tập.
Bài tập 1 .
- Hành vi thể hiện nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc a, c, d, đ, e, h, i.
Dựa vào nội dung bài học để lí giải vì sao.
Bài tập 3 Nếu em là Hòa em sẽ : Động viên an ủi mẹ , để mẹ hiểu đó vừa là nghĩa vụ vừa là quyền của công dân ,và đó chính là thực hiện tốt pháp luật của nhà nứơc.
Ngày soạn: 09 /12/ 2008
Ngày dạy: 11 /12/ 2008
Dạy lớp: 9A
Điều chỉnh kế hoạch:.
Tiết 32: Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật .
I .Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức:
Học sinh hiểu được thế nào là sống có đạo đức và tuân theo pháp luật .
- Để sống có đạo đức và tuân theo pháp luật cần phải rèn luyện, học tập nhiều mặt .
2. Kỹ năng:
- Biết giao tiếp ứng xử có văn hóa có đạo đức và luôn tuân theo pháp luật biết phân biệt phân tích đánh giá những hành vi đúng – sai về đạo đức về pháp luật của bản thân và của mọi người xung quanh.
- Biết tuyên truyền giúp đỡ những người xung quanh sống có đạo đức có văn hóa và thực hiện tốt pháp luật .
3. Thái độ:
- Phát triển tình cảm lành mạnh đối với mọi người xung quanh. Có ý chí nghị lực và hoài bão tu dưỡng để trở thành công dân tốt có ích cho xã hội .
II. Tài liệu phương tiện :
- SGK- SGV – GDCD9.
III. Phương pháp:
- Thảo luận, Thiết kế đề án.
IV. Các hoạt động dạy học:
1.ổn định tổ chức.
2.Kiểm tra bài cũ.
- Thế nào là bảo vệ Tổ quốc?
3.Giới thiệu bài mới.
4.Dạy bài mới.
Hoạt động 1.
Học sinh nhắc lại khái niệm đạo đức và pháp luật
- Học sinh Đọc phần đặt vấn đề
- Thảo luận nhóm
- Chia lớp làm 4 nhóm thảo luận 4 vấn đề.
1.Những chi tiết nào thể hiện Nguyễn Hải Thoại là người như thế nào ?
2.Những biểu hiện nào chứng tỏ Nguyễn Hải Thoại là người tuân theo pháp luật và thực hiện tốt pháp luật
3.Động cơ nào thôi thúc Nguyễn Hải Thoại .Có suy nghĩ và hành động sáng tạo để phát triển công ty.
4.Sống có đạo dức và tuân theo pháp luật như Nguyễn Hải Thoại đã đem lại lợi ích gì cho bản thân mọi người và xã hội.
-Thảo luận 5 trình bày nhận xét .
Giáo viên kết luận Nguyễn Hải Thoại là tấm gương sống có đạo đức và tuân theo pháp luật .
Hoạt động 2:
*Vậy sống có đạo đức và tuân theo pháp luật có mối quan hệ với nhau như thế nào?
Học sinh làm bài tập 2 SGK trang 68.
*Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật có mối quan hệ với nhau như thế nào?
*Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật có tác dụng như thế nào?
Học sinh làm bài tập 1.
Học sinh liên hệ thực tế ở trường, lớp.
*Nêu tác hại của người có hành vi sống không có đạo đức vi phạm pháp luật của Nhà nước và kỉ luật của tập thể.
*Vậy học sinh cần phải làm gì để trở thành người sống có đạo đức và tuân theo pháp luật .
Hoạt động 3:
I.Đặt vấn đề.
Nguyễn Hải Thoại .
- Biết chăm lo đến đời sống vật chất và tinh thần cho mọi người.
- Xây dựng cơ sở làm việc khang trang.
+Mở rộng sản xuất ra nhiều lĩnh vực.
+Tổng công ty luôn hòan thành đúng qui định về nộp thuế, đóng bảo hiểm lao động, thực hiện đúng qui trình kỹ thuật, kỹ luật lao động.
- Phát triển kinh tế đất nước, phát triển công ty xây dựng Thăng Long ngang tầm với sự nghiệp đổi mới đất nước.
+Nguyễn Hải Thọai được nhà nước tặng danh hiệu “Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới”
+Anh được mọi người yêu quí kính trọng .
+Uy tín của công ty ngày càng được nâng cao.
II-Nội dung bài học.
1.Sống có đạo đức
Tuân theo pháp luật (SGK)
- Đạo đức là động lực điều chỉnh nhận thức thái độ, hành vi của mỗi người trong đó có hành vi pháp luật .
- Người có đạo đức biết tự nguyện thực hiện những qui định của pháp luật .
gLà yếu tốgiúp mỗi người tiến bộ không ngừng làm việc có ích cho mọi người, cho xã hội và được mọi người yêu qui kính trọng.
- Làm cho giá trị truyền thống của dân tộc bị mai một.
- Nhà nước xã hội rối lọan.
- Mọi người lên án
+Trách nhiệm của học sinh:
Thường xuyên kiểm tra đánh giá hành vi của bản thân trong việc sống có đạo đức và tự giác làm theo pháp luật .
III-Bài tập.
Bài tập 4:
Hành vi đua xe trái phép là vi phạm qui định của pháp luật, vi phạm luật giao thông đường bộ “Cấm đua xe, lạng lách, đánh võng”
Bài tập 5: Nếu em là Thanh và Hà em sẽ giao nộp gói hàng đó cho các chú công an vì chỉ khi chị ta vi phạm pháp luật thì mới bị công an rượt đuổi.
Hoạt động 4: Củng cố dặn dò.
-Nhắc lại nội dung bài học.
-Làm bài tập còn lại trong SGK.
-Chuẩn bị ôn tập để kiểm tra học kỳ II.
Ngày soạn: 09 /12/ 2008
Ngày dạy: 11 /12/ 2008
Dạy lớp: 9A
Điều chỉnh kế hoạch:.
Tiết 33: Ôn tập học kỳ II
I-Mục tiêu cần đạt.
- Giúp học sinh củng cố hệ thống hóa lại kiến thức đã học ở học kỳ II.
- Vận dụng kiến thức đã học để giải một số bài tập tình huống.
- Rèn kỹ năng tổng hợp khái quát kiến thức.
II-Tài liệu phương tiện.
- SGK, SGVDGCD 9.
- Một số câu chuyện tình huống.
III-Phương pháp
Giải quyết vấn đề, bài tập trắc nghiệm.
IV-Các hoạt động dạy học .
1.ổn định tổ chức.
2.Kiểm tra bài cũ.
- Thế nào là sống có đạo đức và tuân theo pháp luật?
3.Giới thiệu.
Giáo viên treo bảng phụ.
Hoạt động 1:
Giáo viên cho học sinh làm bài tập 2 trong SGK trang 68.
gsống có đạo đức và pháp luật có mối quan hệ như thế nào?
gsống có đạo đức và tuân theo pháp luật tác dụng gì?
Hoạt động 2:
Học sinh làm bài tập trắc nghiệm, từ đó ôn tập kiến thức.
gQuyền tham gia quản lý, quản lý xã hội của công dân.
Hoạt động 3:
Học sinh làm bài tập 4 SGK trang 56 (treo bảng phụ)
gôn kiến thức về vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của công dân .
Hoạt động 4:
Làm bài tập 6 SGK trang 50 (treo bảng phụ)
gôn kiến thức về quyền và nghĩa vụ lao động của công dân .
Hoạt động 5:
Làm bài tập điền từ hòan chỉnh khái niệm (treo bảng phụ).
gHình thành ôn lại kiến thức các bài còn lại.
Hoạt động 6:
Dặn dò học sinh chuẩn bị bài tiết sau kiểm tra .
Ngày soạn: 09 /12/ 2008
Ngày dạy: 11 /12/ 2008
Dạy lớp: 9A
Điều chỉnh kế hoạch:.
Tiết 34: kiểm tra học kỳ II
I- Mục tiêu cần đạt.
- Kiểm tra đánh giá kiến thức của học sinh trong suốt quá trình học.
- Học sinh biết vận dụng kiến thức để làm bài kiểm tra .
- Rèn luyện kỹ năng làm bài độc lập nghiêm túc.
II-Cách hoạt động dạy học .
1.ổn định tổ chức.
2.Bài mới.
I- Đề bài.
A- Phần trắc nghiệm (3 điểm).
Câu 1: Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống.
a.Kinh doanh là và trao đổi hàng hóa thu lợi nhuận .
b.Hôn nhân là sự giữa một nam và một nữ trên nguyên tắc được nhà nước thừa nhận nhằm chung sống lâu dài và xây dựng một gia đình hòa thuận hạnh phúc.
c.Lẽ phải là những điều được coi là phù hợp với và lợi ích của xã hội.
Câu 2: Trong các quyền sau quyền nào là quyền lao động .
a.Quyền được thuê mướn lao động .
b.Quyền tự do kinh doanh .
c.Quyền sở hữu tài sản.
d.Quyền được thành lập công ty doanh nghiệp.
đ.Quyền sử dụng đất đai.
g.Quyền mở trường dạy học, đào tạo nghề.
Câu 3 (Tự luận):Bằng kiến thức đã học hãy làm rõ:
a.Thế nào là sống có đạo đức và tuân theo pháp luật?
b.Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật có mối quan hệ như thế nào?
c.Là học sinh em sẽ làm gì để sống có đạo đức và tuân theo pháp luật ?
II-Đáp án biểu chấm.
Trắc nghiệm 3 điểm.
Câu 1: 2 điểm.
a.Là hoạt động sản xuất dịch vụ
nhằm mục đích.
b.Liên kết đặc biệt
bình đẳng tự nguyện.
c.Đúng đắn, đạo lý.
Câu 2: 1 điểm.
Quyền lao động a, b, d, g.
Câu 3: 7 điểm.
- Học sinh nêu được khái niệm sống có đạo đức (1,5đ).
- Học sinh nêu được khái niệm tuân theo pháp luật (1,5đ)
- Nêu được mối quan hệ (2đ).
- Nêu được trách nhiệm của học sinh (2đ).
Thu bài : Nhận xét buổi học.
Chuẩn bị câu hỏi tiết sau ngoại khóa.
Ngày soạn: 09 /12/ 2008
Ngày dạy: 11 /12/ 2008
Dạy lớp: 9A
Điều chỉnh kế hoạch:.
Tiết 35: Ngoại khóa
Chủ đề : An tòan giao thông.
I- Mục tiêu cần đạt.
1.Kiến thức.
- Nêu được qui tắc chung về đảm bảo trật tự an tòan giao thông đường bộ.
- Giải thích được một số qui định cụ thể về trật ự an tòan giao thông đường bộ và đường sắt.
2.Kỹ năng.
- Biết chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ và biết xử lý đúng đắn các tình huống đi đường .
- Biết đánh giá hành vi của bản thân và của người khác.
3.Thái độ.
-Tôn trọng các qui định về trật tự an toàn giao thông .
II.Tài liệu và phương tiện .
- Hệ thống biển báo giao thông .
- Sách giáo dục trật tự an toàn giao thông .
III.Phương pháp.
Phương pháp nêu vấn đề , giải quyết tình huống .
IV.Các hoạt động dạy học.
1.ổn định tổ chức.
2.Kiểm tra bài cũ .
3.Giới thiệu bài mới .
4.Dạy bài mới .
Hoạt động 1 .
I.Một số quy định đối với người ngồi trên xe môtô, người điều khiển, người ngồi trên xe đạp, người điều khiển xe thô sơ.
Giáo viên đưa tình huống:
Ngày chủ nhật Hùng ( 15 tuổi ) lấy xe máy của mẹ đèo em đến nhà bà chơi. Thấy trời nắng, Hùng mang theo chiếc ô. Trên đường đi , Hùng bảo em ngồi đằng sau xe mở ô ra che nắng cho hai anh em. Đi được một đoạn thì hai bạn bị cảnh sát giao thông yêu cầu dừng lại. Cả hai không hiểu vì sao .
Câu hỏi a. Em hãy cho biết Hùng vi phạm những qui định nào về an toàn giao thông .
Câu hỏi b: Theo em , em của Hùng có vi phạm không? Vì sao ?
Trả lời : Hùng vi phạm :Điều khiển xe máy khi chuă đủ 18 tuổi, không có giấy phép lái xe.
Em của Hùng vi phạm qui định về an toàn giao thông vì đã sử dụng ô khi ngồi trên xe máy .
Giáo viên cho học sinh kết luận .
Hoạt động 2: Giáo viên đưa tình huống cho học sinh đóng vai.
Tuấn : Hoàng ơi, bọn mình ra đường tàu gần trường để lấy đá rải đường đi.
Hoàng: Không nên làm vậy vì đó là vi phạm pháp luật .
Tuấn:Mình lấy đá để rải đường của trường, chứ có phải lấy cho mình đâu mà lo.
*Hỏi : a. Theo em điều Tuấn nói có đúng không ? Vì sao?
gĐiều Tuấn nói là sai. Vì pháp luật qui định không được lấy đất, đá trong khu vực đường sắt để bảo đảm an toàn đường sắt .
b.Việc lấy đá ở đường tàu nguy hiểm như thế nào ?
gLàm tàu trật bánh, đổ tàu, gây tai nạn cho hành khách và người đi đường .
Giáo viên cho học sinh rút ra kết luận .
Hoạt động 3 :
Giáo viên cho học sinh liên hệ tình hình trật tự an toàn giao thông ở địa phương .
Liên hệ bản thân và mọi người đã thực hiện tốt trật tự an toàn giao thông chưa :
Hoạt động 4 : Củng cố dặn dò.
- Ra hệ thống câu hỏi học sinh ôn tập hè.
File đính kèm:
- giao angiam tai gdcd.doc