A. Mục tiêu bài học
1.Kiến thức
Giúp học hiểu:
-Thế nào là sống giản dị và không giản dị
- Tại sao phải sống giản dị
2.Thái độ:
-Hình thành ở học sinh thái độ quí trọng sự giản dị, chân thật, xa lánh lối sống xa hoa hoa hình thức
3. Kĩ năng
- Giúp học sinh có khả năng tự đánh giá hành vi của bản thân và của người khác về lối sống giản dị ở mọi khía cạnh : lời nói, cử chỉ, tác phong thái độ giao tiếp với mọi người ,biết tự rèn luyện để trở thành người sống giản dị
B. Phương pháp
-Thảo luận nhóm
- Nêu và giải quyết tình huống
- Tổ chức trò chơi
C.Tài liệu phương tiện
- SGK, sách GV GDCD 7.
- Tranh ảnh, câu chuyện, băng hình(nếu có) thể hiện lối sống giản dị.
- Thơ, ca dao, tục ngữ nói về tính giản dị.
- Giấy khổ to, bút dạ,
D. Các hoạt động dạy học
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra :sách vở của học sinh
3. Bài mới
27 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1289 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 - kỳ I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
4. Để có tính tự tin, con người cần có
những điều kiện và phẩm chất nào?
- HS các nhóm thảo luận trả lời
- GV nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 5 Luyện tập củng cố
- GV yêu cầu HS giải các bài tập a, b,d
-HS chuẩn bị và trình bày
1. Truyện đọc :
Trịnh Hải Hà và chuyến du học Xin-ga-po
Nhóm 1: Bạn Hà học tiếng Anh trong điều kiện: Góc
học tập là gác xép nhỏ ở ban công, giá sách khiêm tốn
máy cát-xét cũ kĩ, không đi học thêm chỉ học ở SGK,
sách nâng cao và qua ti vi
Nhóm 2: Bạn được đi du học là vì: Bạn là HS giỏi
toàn diện, thạo tiếng Anh, đã vượt qua kì thi của chính
người Xin-ga-po. Bạn là người chủ động học tập và
có tính tự tin.
Nhóm 3: Biểu hiện của tính tự tin ở bạn Hà là:
- Biết tin tưởng vào khả năng của chính mình.
- Chủ động , sáng tạo trong học tập.
- Ham học, luôn biết tự học là chính
2. Nội dung bài học
( Xem SGK)
*Tự tin khác tự cao, tự đại, rụt rè, ba phải:
+ Tự tin: là tin tưởng vào khả năng của chính mình,
cương quyết, dám nghĩ, dám làm.
+ Tự cao, tự đại, rụt rè ba phải là nhửng biểu hiện lệch
lạc, tiêu cực, cần phê phán và khắc phục.
- Người tự tin cũng cần sự hợp tác giúp đỡ. Điều đó
càng giúp con người có thêm kinh nghiệm và sức mạnh.
- Trong những hoàn cảnh khó khăn trở ngại, cpn người
lại càng cần phải vững tin ở bản thân mình, dám nghĩ,
dám làm .
- Để có tính tự tin, con người cần phải kiên trì, tích cực,
chủ động học tập, không ngừng vươn lên, nâng cao
nhận thức và năng lực để có khả năng hành động một
cách chắc chắn, qua đó lòng tự tin được củng cố và nâng cao
3. Bài tập
Bài a: HS tự kể về bản thân.
Bài b: HS thảo luận và trả lời
Em đồng ý với các ý kiến 1, 3, 4, 5, 6, 8.
Bài d: Nhận xét về hành vi của Hân trong tình huống
trên ( SGK ) - Hân là người thiếu tính tự tin
4. Củng cố - dặn dò
- HS đọc lại nội dung bài học
- GV nêu kết luận toàn bài.
- HS về nhà giải các bài tập còn lại.
________________________________________________________________________________
Tuần 15 Ngày soạn
Tiết 15 Ngày dạy:
Thực hành – ngoại khóa
TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG
A.Mục tiêu bài học:
- Giúp HS nắm được một số quy định về trật tự an toàn giao thông đường bộ, góp phần giáo
dục ý thức tôn trọng luật lệ giao thông nhằm đảm bảo an toàn cho mình và người khác khi tham
gia giao thông.
B. Lên lớp:
1. Ổn định tổ chức.
2. Bài mới:
giới thiệu bài: GV nêu tình hình chấp hành TTATGT và tình hình tai nạn giao thông hiện nay
để dẫn dắt vào bài mới.
Hoạt động 1
Tìm hiểu thông tin tình huống
GV đọc các thông tin ( Xem tài liệu )
- GV nêu câu hỏi:
a. Nguyên nhân tai nạn của H và những người cùng đi là gì?
b. H có những vi phạm gì về TTATGT?
c. Theo em khi muốn vượt xe thì phải làm gì?
- HS thảo luận trả lời.
- GV nêu tình huống ( Xem tài liệu ) và nêu câu hỏi: Theo em, ai nói đúng, ai nói sai?
- HS thảo luận trả lời.
Hoạt động 2 Tìm hiểu nội dung bài học
- GV nêu câu hỏi:
1. Nêu những qui định chung về trật tự
an toàn giao thông.
2. Nêu một số qui định cụ thể về trật
tự an toàn giao thông.
Hoạt động 3 Hướng dẫn giải bài tập
- GV nêu các bài tập tình huống trong
tài liệu, yêu cầu HS giải.
- HS thảo luận giải các bài tập.
1. Thông tin, tình huống
- Nguyên nhân: H chở quá số người qui định, vượt xe không quan sát.
- H vi phạm: Chở 3, đi xe mô tô khi chưa đủ tuổi qui định, không có giấy phép lái xe.
- Khi muốn vượt xe phải chú ý quan sát, khi thấy đảm bảo an toàn thì mới được vượt.
- Bạn Vân nói đúng, các bạn khác nói sai.
2. Nội dung bài học
a. Những qui định chung
– Khi phát hiện công trình giao thông có nguy cơ không an toàn thì phải báo ngay cho người có trách nhiệm biết
-Các hành vi vi phạm TTATGT sẽ bị xử lí theo qui định của pháp luật không phân biệt đối tượng vi phạm.
- Khi xẩy ra tai nạn giao thông thì phải báo ngay cho chính quyền địa phương hoặc cảnh sát giao thông biết.
b. Những qui định cụ thể
Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn, các phương
tiện tham gia giao thông phải đi đúng phần đường quy định.
- Khi vượt xe phải chú ý quan sát, thấy an toàn thì
mới được vượt.
- Khi tránh xe khác thì phải tránh về phía bên phải, vươt xe khác thì phải vượt về phía bên trái.
- Khi xuống phà, xe cơ giới xuống trước, xe thô sơ và người đi bộ xuống sau. Khi lên bờ thì ngược lại.
3. Bài tập
Bài 1: Khi xẩy ra tai nạn giao thông, em tán thành cách ứng xử: a, c, đ, h, k.
Bài 2: Em không đồng ý vì: xe đạp đi sai phần đường
còn xe máy đi đúng phần đường của mình
Bài 3: Nhận xét các hành vi của những người tham gia
giao thông trong các bức tranh: Những người đó đều vi
phạm TTATGT
4. Củng cố - dặn dò
- GV yêu cầu HS đọc lại các quy định về TTATGT đã học trong tiết học.
- GV nêu các bài tập 4, 5 HS về nhà giải.
________________________________________________________________________________
Tuần 16 Ngày soạn:
Tiết 16 Ngày dạy:
Thực hành – Ngoại khóa
TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG
A. Mục tiêu bài học:
Giúp HS nắm được một số qui định đối với người ngồi trên xe mô tô, xe máy, người điều khiển xe đạp, xe thô sơ và một số qui định đối với an toàn giao thông đường sắt.
b. Lên lớp
1. Ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ: - Khi phát hiện công trình GT bị xâm phạm hoặc có nguy cơ không an toàn thi
phải làm gì?
- Khi xẩy ra tai nạn giao thông thì phải làm gì?
3. Bài mới
Giới thiệu bài: GV nêu lên tình hình chấp hành TTATGT đối với người điều khiển mô tô, xe
máy, người xe đạp, xe thô sơ trong thời gian qua để dẫn dắt vào bài.
Hoạt động 1 Ttìm hiểu thông tin tình huống
-GV nêu các thông tin tình huống 1 (xem tài liệu)
- GV nêu câu hỏi:
1. Em hãy cho biết Hùng vi phạm những lỗi nào về TTATGT?
2. Em của Hùng có vi phạm gì không?
- HS thảo luận trả lời
- GV nêu tình huống 2 va nêu câu hỏi:
1. Theo em, Tuấn nói có đúng không?
2. Việc lấy đá ở đường sắt gây nguy hiểm như thế nào?
- HS thảo luận trả lời
- GV cho HS quan sát ảnh và nhận xét
Hoạt động 2 Tìm hiểu nội dung bài học
- GV nêu câu hỏi
1. Tất cả mọi người tham gia GT phải chấp hành qui tắc chung nào?
2.Người ngồi trên mô tô, xe máy không được có những hành vi nào?
3. Người ngồi điều khiển xe đạp phải chấp
hành những qui định nào?
4. Người điều khiển xe thô sơ phải chấp
Hành những qui định nào?
Hoạt động 3 Giải bài tập
- GV nêu các bài tập yêu cầu HS giải.
- GV nhận xét, bổ sung.
1. Thông tin, tin tình huống
- Hùng vi phạm: chưa đủ tuổi được điều khiển xe máy.
- Em của Hùng vi phạm: Sử dụng ô khi ngồi trên xe máy đang chạy.
- Điều Tuấn nói là sai vì làm như vậy thì đường vào trường sạch sẽ nhưng lại phá hoại công trình GT đương sắt. Việc làm đó là vi phạm pháp luật.
- Việc lấy đá ở đường săt là rất nguy hiểm vì có thể xẩy ra tai nạn khi các đoàn tàu chạy qua thì hậu quả không lường trước được.
- Tát cả những hành vi của những người trong các bức ảnh đều vi phạm TTATGT
2. Nội dung bài học
a. Những qui định chung về GT đường bộ
Người tham gia GT phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng phần đường và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.
b. Một số qui định cụ thể
- Người ngồi trên mô tô, xe máy không được mang vác vật cồng kếnh, không bám, kéo đẩy nhau, không sử dụng ô
- Người điều khiển xe đạp chỉ được chở tối đa một ngưới lớn và một trẻ em dưới 7 tuổi, không được mang vác vật cồng kềnh, không bám phương tiện khác, không kéo đẩy nhau
- Người điều khiển xe thô sơ phải cho xe đi hàng một, đúng phần đường qui định, hàng hóa xép trên xe phải đảm bảo an toàn, không gây cản trở GT.
c. Một số qui định về ATGT đường sắt
- Khi đi qua đoạn đường bộ giao cắt đường sắt phải chú ý quan sát că hai phía thấy an toàn mới vượt qua.
- Không đặt chướng ngại vật, không trồng cây, không khai thác cát sỏi ở khu vực gần đường sắt
3. Bài tập
Bài 1: Kể tên một số tuyến đường GT đường
bộ: Quốc lộ 1A, quốc lộ 26, tỉnh lộ 12 (ĐắcLăk)
Bài 2: Những nơi có đèn tín hiêu hoặc có biển báo GT lại có người điều khiển GT thì chúng ta phải chấp hành hiệu của người điều khiển GT.
4. Củng cố - dặn dò
- GV tóm tắt lại nội dung tiết học.
- HS chú ý thực hiện qui định về TTATGT đã học.
Tuần 17 Ngày soạn:
Tiết 17 Ngày dạy:
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I
A. Mục tiêu bài học
Giúp HS củng cố, hệ thống hóa các kiến thức đã học ở học kì I, chuẩn bị tốt cho việc kiểm tra
cuối học kì
B. Lên lớp
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3.. Bài mới
- GV nêu nội dung tiết học
- GV nêu hệ thống câu hỏi:
Câu 1; Thế nào là trung thực? Nêu ví dụ về hành vi, việc làm thể hiện tính trung thực trong
cuộc sống hàng ngày.
Câu 2; Trung thực có ý nghĩa như thế nào? HS cần làm gì để rèn luyện tính trung thực?
Câu 3; Đạo đức là gì? nêu ví dụ. Kĩ luật là gì? nêu ví dụ.
Câu 4; Giữa đạo đức và kĩ luật có mối quan hệ như thế nào với nhau? Nêu ví dụ.
Câu 5; Tôn sư trọng đạo là như thế nào? Tôn sư trọng đạo có ý nghĩa như thế nào?
Câu 6; Thế náo là đoàn kết tương trợ? HS chúng ta cần thực hiện việc đoàn kết tương trợ trong
học tập và lao động như thế nào?
Câu 7; Khoan dung là gì? Em cần làm gì để rèn luyện cho mình lòng khoan dung, độ lượng?
Câu 8; Thế nào là gia đình văn hóa? Xây dựng gia đình văn hóa có ý nghĩa như thế nào? Trẻ em
có thể làm gì để góp phần xây dựng gia đình văn hóa?
Câu 9; Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ là như thế nào? Em cần
làm gì để góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình , dòng họ mình?
Câu 10; Những vùng que nghèo, những dòng họ không có người đỗ đạt cao có thể có những
truyền thống tốt đẹp không? vì soa?
Câu 11; Tự tin là như thế nào? Hãy nêu một số biểu hiện thể hiện tính tự tin của một bạn HS
trong học tập và sinh hoạt.
Câu 12; Tính tự tin có nghĩa như thế nào? Em cần làm gì để rèn luyện tính tự tin?
- HS thảo luận trả lời các câu hỏi.
- GV nhận xét, bổ sung.
4. Nhận xét – dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- HS ôn tập theo nội dung đề cương trên.
________________________________________________________________________________
Tuần 18 Ngày soạn:
Tiết 18 Ngµy day
KIỂM TRA HỌC KÌ I
File đính kèm:
- GA7KI.doc