Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 - Bài 9: Xây dựng gia đình văn hoá

I/ Mục tiêu:

1/ Kiến thức: Giúp học sinh:

- Hiểu được nội dung của gia đình văn hóa.

- Thấy được bổn phận, trách nhiệm của mỗi thành viên trong việc xây dựng gia đình văn hóa.

2/ Kĩ năng:

- Biết giữ gìn danh dự gia đình; tránh xa các thói hư tật xấu.

- Có trách nhiệm xây dựng gia đình văn hóa.

3/ Thái độ:

Hình thành ở học sinh tình cảm yêu thương, gắn bó, quí trọng gia đình, mong muốn tham gia xây dựng gia đìnhvăn minh, hạnh phúc.

II/ Chuẩn bị:

- Chuẩn bị của giáo viên: Nghiên cứu SGK, SGV soạn giảng; tranh ảnh về gia đình; bảng phụ.

- Chuẩn bị của học sinh: Đọc câu chuyện trong SGK và trả lời các câu hỏi ; tìm hiểu về các gia đình văn hóa ở địa phương.

 

doc4 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1449 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 - Bài 9: Xây dựng gia đình văn hoá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết Ngày soạn: Bài dạy: Bài 9 : Xây dựng gia đình văn hoá I/ Mục tiêu: 1/ Kiến thức: Giúp học sinh: - Hiểu được nội dung của gia đình văn hóa. - Thấy được bổn phận, trách nhiệm của mỗi thành viên trong việc xây dựng gia đình văn hóa. 2/ Kĩ năng: - Biết giữ gìn danh dự gia đình; tránh xa các thói hư tật xấu. - Có trách nhiệm xây dựng gia đình văn hóa. 3/ Thái độ: Hình thành ở học sinh tình cảm yêu thương, gắn bó, quí trọng gia đình, mong muốn tham gia xây dựng gia đìnhvăn minh, hạnh phúc. II/ Chuẩn bị: - Chuẩn bị của giáo viên: Nghiên cứu SGK, SGV soạn giảng; tranh ảnh về gia đình; bảng phụ. - Chuẩn bị của học sinh: Đọc câu chuyện trong SGK và trả lời các câu hỏi ; tìm hiểu về các gia đình văn hóa ở địa phương. III/ Hoạt động dạy học: 1/ ổn định tình hình lớp: (1’) 2/ Kiểm tra bài cũ: (5’) Câu hỏi: - Thế nào là khoan dung? - Khoan dung sẽ có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống ? - Em hãy liên hệ bản thân đã làm những gì để thể hiện lòng khoan dung? Dự kiến phương án trả lời: - Khoan dung có nghĩa là rộng lượng tha thứ. Người có lòng khoan dung luôn tôn trọng và thông cảm với người khác khi họ hối hận và sửa chữa lỗi lầm. - Khoan dung là đức tính quí báu của con người. Người có lòng khoan dung được mọi người yêu mến, tin cậy và có nhiều bạn tốt..... - Học sinh liên hệ bản thân, trả lời. 3/ Giảng bài mới: - Giới thiệu bài: Xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh là mục tiêu mà cả xã hội, Đảng, Nhà nước đâng nỗ lực và phấn đấu không ngừng. Và mục tiêu này có thực hiện được hay không là phụ thuộc một phần rất lớn vào các gia đình - tế bào của xã hội. Vì vậy xây dựng gia đình văn hóa trở thành mục tiêu của mỗi một gia đình. Vậy gia đình văn hóa là gì? Bổn phận, trách nhiệm của các thành viên trong gia đình ra sáo? Để tìm hiểu chúng ta sang bài hôm nay: Xây dựng gia đình văn hóa. - Tiến trình bài dạy: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Kiến thức Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu truuyện đọc: Một gia đình văn hóa. - Gọi 2 học sinh đọc truyện “Một gia đình văn hoá” ? Em có nhận xét gì về nếp sống của gia đình cô Hoà? - Gọi học sinh nhận xét. ? Mọi thành viên trong gia đình cô Hoà đã làm gì để xây dựng gia đình mình thành gia đình văn hoá? - Gọi học sinh nhận xét, bổ sung. - Nhận xét, nhấn mạnh: Mọi người luôn chia sẻ, giúp đỡ nhau trong công việc. Không khí gia đình luôn đầm ấm vui vẻ. Cô chú luôn là tấm gương sáng cho con và rèn cho con những thói quen tốt. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh rút ra bài học, liên hệ bản thân. ? Theo em, thế nào là gia đình văn hoá? - Nhấn mạnh 4 tiêu chuẩn cơ bản: 1. Thực hiện kế hoạch hoá gia đình. 2. Xây dựng gia đình hoà thuận, hạnh phúc, tiến bộ, có sinh hoạt văn hoá lành mạnh. 3. Đoàn kết xóm giềng. 4. Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân. ? Để xây dựng gia đình văn hoá mỗi người trong gia đình cần phải làm gì? - Gọi học sinh nhận xét. - Nhận xét. ? Em hãy liên hệ nêu một số gia đình để minh hoạ? (tại địa phương). - Nêu một số trường hợp: + Gia đình bất hoà, thiếu nề nếp gia phong. + Gia đình bất hạnh vì quá đông con và nghèo túng... - Hướng dẫn học sinh rút ra những biểu hiện của gia đình văn hoá: Mối quan hệ gắn bó giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần của gia đình - nhấn mạnh vai trò quan trọng của đời sống tinh thần văn hoá và vai trò của các thành viên trong gia đình. Xây dựng gia đình văn hoá phải thực hiện kế hoạch hoá gia đình (sinh ít con và biết quản lý gia đình). Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh luyện tập, củng cố: - Gọi học sinh đọc, làm bài tập b. - Gọi học sinh nhận xét, bổ sung. - Nhận xét. - Gọi học sinh đọc và làm bài tập c. - Gọi học sinh nhận xét, bổ sung. - Nhận xét. *Củng cố: Nêu những tiêu chuẩn cụ thể của gia đình văn hoá ở địa phương em? - Gọi học sinh nhận xét, bổ sung. - Nhận xét, kết luận toàn bài: Xây dựng gia đình văn hóa trở thành mục tiêu của mỗi gia đình trong thời kỳ đổi mới. Và để làm được điều này cần phải có sự nỗ lực phấn đấu của tất cả các thành viên trong gia đình. Do đó, mỗi thành viên cần phải xác định rõ bổn phận, trách nhiệm của mình đối với gia đình. Hoạt động 1: Tìm hiểu truuyện đọc: Một gia đình văn hóa. - Hai học sinh đọc truyện: “Một gia đình văn hoá”. - Gia đình có nếp sống tốt : yêu thương, giỏi việc nước, đảm việc nhà, biết chi tiêu tiết kiệm, làm việc có giờ giấc, là tấm gương sáng cho các con noi theo. - Nhận xét. - Nỗ lực phấn đấu về mọi mặt. Cô Hoà hoàn thành tốt mọi công tác ở cơ quan, vừa quán xuyến việc nhà, chăm sóc, nuôi dạy con chu đáo. Ngoài giờ làm việc cô chú lo tăng gia sản xuất, cải thiện đời sống. Đồ đạt trong nhà được xếp gọn gàng, đẹp mắt. Mọi sinh hoạt trong gia đình đều có giờ giấc nhất định. Mọi người yêu thương nhau. Không sa vào các tệ nạn xã hội. - Nhận xét, bổ sung. - Nghe. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh rút ra bài học, liên hệ bản thân. - Gia đình văn hóa là gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, thực hiện kế hoạch hóa gia đình. - Để xây dựng gia đình văn hóa, mỗi người cần thực hiện tốt bổn phận, trách nhiệm của mình với gia đình; sống giản dị, không ham những thú vui thiếu lành mạnh, không sa vào tệ nạn xã hội. - Nhận xét. - Nghe. - Gia đình không giàu nhưng mọi người yêu thương nhau, thực hiện tốt bổn phận, trách nhiệm của mình, sinh hoạt văn hoá lành mạnh, con cái ngoan ngoãn, chăm học, chăm làm. - Tiếp tục kể về một số loại gia đình: - Gia đình văn hoá: đời sống văn hoá - tinh thần. Các thành viên trong gia đình thực hiện tốt bổn phận, trách nhiệm. Sống lành mạnh không sa vào các tệ nạn. Phải tích cực lao động tuỳ theo sức lực. - Qui mô gia đình nhỏ (ít con) mới có điều kiện nâng cao chất lượng. Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố: - Đọc và làm bài tập b. + Nhận xét: Gia đình đông con, đời sống vật chất và tinh thần sẽ thiếu thốn, không đầy đủ; gia đình giàu có nhưng con cái ăn chơi đua đòi thì thiếu đi đời sống tinh thần; gia đình có hai con đều ngoan ngoãn chăm học, chăm làm thì đời sống vật chất và tinh thần được đảm bảo. + Không phải bao giờ gia đình giàu có thì hạnh phúc, tiến bộ nếu các thành viên trong gia đình không biết quan tâm chia sẻ, giúp đỡ nhau và có lối sống thiếu lành mạnh. - Nhận xét, bổ sung. - Nghe. - Đọc và làm bài tập c: Trong gia đình, mỗi người đều có thói quen và sở thích khác nhau. Theo em, để gia đình có được sự hòa thuận và không khí đầm ấm, hạnh phúc thì mỗi thành viên cần phải có sự tôn trọng thói quen và sở thích của nhau, điều chỉnh thói quen và sở thích cho phù hợp với nề nếp, gia phong của gia đình. - Nhận xét, bổ sung. - Nghe. - Con cái ngoan ngoãn, chăm học, không tham gia các tệ nạn xã hội, bố mẹ phải làm tròn nghĩa vụ đối với gia đình và xã hội... - Nhận xét, bổ sung. - Nghe, củng cố bài học. I/ Tìm hiểu truyện đọc: “Một gia đình văn hoá”. - Gia đình có nếp sống tốt. - Mọi thành viên trong gia đình nổ lực phấn đấu về mọi mặt. - Không khí luôn đầm ấm. II/ Nội dung bài học: - Gia đình văn hóa là gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, thực hiện kế hoạch hóa gia đình, đoàn kết với xóm giềng và làm tốt nghĩa vụ công dân. - Để xây dựng gia đình văn hóa, mỗi người cần thực hiện tốt bổn phận, trách nhiệm của mình với gia đình; sống giản dị, không ham những thú vui thiếu lành mạnh, không sa vào tệ nạn xã hội. III/ Luyện tập: - Bài tập b: + Nhận xét: Gia đình đông con, đời sống vật chất và tinh thần sẽ thiếu thốn, không đầy đủ; gia đình giàu có nhưng con cái ăn chơi đua đòi thì thiếu đi đời sống tinh thần; gia đình có hai con đều ngoan ngoãn chăm học, chăm làm thì đời sống vật chất và tinh thần được đảm bảo. + Không phải bao giờ gia đình giàu có thì hạnh phúc, tiến bộ nếu các thành viên trong gia đình không biết quan tâm chia sẻ, giúp đỡ nhau và có lối sống thiếu lành mạnh. - Bài tập c: Trong gia đình, mỗi người đều có thói quen và sở thích khác nhau. Theo em, để gia đình có được sự hòa thuận và không khí đầm ấm, hạnh phúc thì mỗi thành viên cần phải có sự tôn trọng thói quen và sở thích của nhau, điều chỉnh thói quen và sở thích cho phù hợp với nề nếp, gia phong của gia đình. 4/ Hướng dẫn học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: - Về nhà học bài, hoàn thành các bài tập vào vở. - Chuẩn bị tiết thứ hai bài 9: “Xây dựng gia đình văn hóa” (Tìm hiểu kỹ phần nội dung bài học, bài tập của phần còn lại, mỗi tổ chuẩn bị một tình huống thể hiện gia đình văn hóa hoặc gia đình thiếu văn hóa). IV/ Rút kinh nghiệm bổ sung: ................................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docBai 9 t1.doc