I/ Mục tiêu:
1/ Kiến thức: Giúp học sinh hiểu:
- Thế nào là khoan dung và thấy đó là phẩm chất cao đẹp.
- Hiểu ý nghĩa của lòng khoan dung trong cuộc sống và cách rèn luyện để trở thành người có lòng khoan dung.
2/ Kĩ năng:
Rèn cho học sinh biết lắng nghe và hiểu người khác, biết chấp nhận và tha thứ, cư xử tế nhị với mọi người, sống cởi mở thân ái, biết nhường nhịn.
3/ Thái độ:
Học sinh quan tâm và tôn trọng mọi người, không mặc cảm, không định kiến hẹp hòi.
II/ Chuẩn bị:
- Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, tranh ảnh, ca dao, tục ngữ, danh ngôn, câu chuyện, tình huống về việc làm thể hiện lòng khoan dung hoặc thiếu khoan dung.
- Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước bài và trả lời câu hỏi SGK.
III/ Hoạt động dạy học:
1/ Ổn định tình hình lớp:(1)
2/ Kiểm tra bài cũ:(2)
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3/ Giảng bài mới:
- Giới thiệu bài:(2)
Giáo viên đưa câu tục ngữ: Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại.
Em hiểu câu tục ngữ này như thế nào?
Học sinh trả lời, giáo viên dẫn vào bài: Đó là biểu hiện của con người sống khoan dung. Vậy khoan dung là gì? Có ý nghĩa ra sao? Để tìm hiểu ta sang bài 8
4 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1277 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 - Bài 8: Khoan dung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuaàn : ___ Ngaứy soaùn :_________________
TPPCT : ___ Ngaứy daùy : ________________
_____________________________________________________________________
Bài 8 : KHOAN DUNG
I/ Mục tiêu:
1/ Kiến thức: Giúp học sinh hiểu:
- Thế nào là khoan dung và thấy đó là phẩm chất cao đẹp.
- Hiểu ý nghĩa của lòng khoan dung trong cuộc sống và cách rèn luyện để trở thành người có lòng khoan dung.
2/ Kĩ năng:
Rèn cho học sinh biết lắng nghe và hiểu người khác, biết chấp nhận và tha thứ, cư xử tế nhị với mọi người, sống cởi mở thân ái, biết nhường nhịn.
3/ Thái độ:
Học sinh quan tâm và tôn trọng mọi người, không mặc cảm, không định kiến hẹp hòi.
II/ Chuẩn bị:
- Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, tranh ảnh, ca dao, tục ngữ, danh ngôn, câu chuyện, tình huống về việc làm thể hiện lòng khoan dung hoặc thiếu khoan dung.
- Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước bài và trả lời câu hỏi SGK.
III/ Hoạt động dạy học:
1/ ổn định tình hình lớp:(1’)
2/ Kiểm tra bài cũ:(2’)
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3/ Giảng bài mới:
- Giới thiệu bài:(2’)
Giáo viên đưa câu tục ngữ: Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại.
Em hiểu câu tục ngữ này như thế nào?
Học sinh trả lời, giáo viên dẫn vào bài: Đó là biểu hiện của con người sống khoan dung. Vậy khoan dung là gì? Có ý nghĩa ra sao? Để tìm hiểu ta sang bài 8: Khoan dung.
- Tiến trình bài dạy:(38’)
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiến thức
8’
16’
14’
Hoạt động 1:
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu truyện đọc: Hãy tha lỗi cho em.
- Gọi học sinh đọc phân vai truyện: Hãy tha lỗi cho em.
? Thái độ lúc đầu của Khôi đối với cô giáo như thế nào?
- Nhận xét.
? Cô giáo Vân đã làm gì trước thái độ của Khôi?
- Gọi học sinh nhận xét, bổ sung.
- Bổ sung: Sau đó cô Vân kiên trì tập viết, tha lỗi khi Khôi nhận lỗi
? Về sau thái độ của Khôi có sự thay đổi như thế nào? Vì sao có sự thay đổi đó?
- Gọi học sinh nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét.
? Em có nhận xét gì về việc làm của cô giáo Vân và thái độ của Khôi?
- Nhận xét.
? Từ truyện đọc, em rút ra bài học gì?
- Gọi học sinh nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét.
Hoạt động 2:
Hướng dẫn học sinh rút ra bài học, liên hệ bản thân.
- Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm: Giao cho mỗi nhóm thảo luận một câu hỏi.
+ Nhóm 1: Vì sao cần phải biết lắng nghe và chấp nhận ý kiến của người khác?
- Goi học sinh các nhóm nhận xét, bổ sung.
- Bổ sung: Ngoài ta còn giúp con người sống chân thành, cởi mở, gần gũi. Đây là bước đầu hướng đến lòng khoan dung.
+ Nhóm 2: Làm thế nào để có thể hợp tác nhiều hơn với các bạn trong việc thực hiện nhiệm vụ của trường, lớp?
- Bổ sung: Cần phải sống đoàn kết, thân ái, không định kiến, hẹp hòi.
+ Nhóm 3: Phải làm gì khi có sự hiểu lầm, bất hoà trong tập thể?
- Gọi học sinh nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét.
+ Nhóm 4: Khi bạn có khuyết điểm ta nên xử sự như thế nào?
- Nhận xét, bổ sung; Cần tránh thái độ định kiến, hẹp hòi.
? Qua những trường hợp thể hiện lòng khoan dung, em hãy cho biết đặc điểm của lòng khoan dung là gì?
? Khoan dung có ý nghĩa như thế nào?
- Mở rộng: Nội dung của phẩm chất khoan dung trong thời đại hội nhập ngày nay đã mở rộng: Hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau; chấp nhận người khác (cá tính sở thích, thói quen, mọi sự khác biệt đa dạng...) ngay cả khi họ có lỗi lầm; công bằng và vô tư với người khác, chống lại định kiến hẹp hòi gây chia rẽ giữa mọi người.
? Cách rèn luyện lòng khoan dung như thế nào?
? Em hãy kể một việc làm thể hiện lòng khoan dung của em, một việc làm thiếu khoan dung của em đối với bạn?
- Nhận xét.
- Đưa thêm câu tục ngữ:
+ Một điều nhịn, chín điều lành.
+ Những người đức hạnh thuận
hoà.
Đi đâu cũng được người ta tôn
sùng.
Hoạt động 3:
Hướng dẫn học sinh luyện tập, củng cố.
- Gọi học sinh đọc, làm bài tập b.
- Yêu cầu học sinh giải thích vì sao hành vi đó thể hiện lòng khoan dung.
- Gọi học sinh nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét.
*Củng cố: Cho học sinh các tổ xử lí, sắm vai tình huống d/ 26 SGK.
- Gọi học sinh nhận xét.
- Nhận xét.
- Kết luận toàn bài: Khoan dung là một đức tính cao đẹp và có ý nghĩa to lớn. Nó giúp con người dễ dàng sống hòa nhập, nâng cao vai trò, uy tín của cá nhân trong xã hội; giúp cá nhân, xã hội phát triển.
Hoạt động 1:
Tìm hiểu truyện đọc: Hãy tha lỗi cho em.
- Đọc phân vai truyện đọc: Hãy tha lỗi cho em.
- Coi thường cô giáo, vô lễ với cô giáo.
- Đứng lặng người, mắt chớp chớp, mặt đỏ rồi tái dần, rơi phấn.
- Nhận xét, bổ sung.
- Nghe.
- Về sau cảm thấy mình có lỗi nên xin cô tha lỗi. Vì chứng kiến cảnh cô tập viết và biết được nguyên nhân cô viết xấu là do tay cô bị đau.
- Nhận xét, bổ sung.
- Nghe.
- Cô Vân là người kiên trì, có tấm lòng khoan dung độ lượng. Còn Khôi thì đã biết ăn năn, hối hận và biết sửa chữa khuyết điểm.
- Nghe.
- Bài học: Không nên vội vang khi đánh giá người khác; cần biết chấp nhận, tha thứ cho người khác.
- Nhận xét, bổ sung.
- Nghe.
Hoạt động 2:
Hướng dẫn học sinh rút ra bài học, liên hệ bản thân.
+ Nhóm 1: Vì có như vậy mới không hiểu lầm, không gây bất hòa.
- Nhận xét, bổ sung.
- Nghe.
+ Nhóm 2: Phải tin bạn, chân thành, cởi mở, lắng nghe ý kiến, chấp nhận ý kiến đúng, góp ý chân thành.
- Nghe.
+ Nhóm 3: Phải ngăn cản, tìm hiểu nguyên nhân, giải thích, giảng hòa.
- Nhận xét, bổ sung.
- Nghe.
+ Nhóm 4: Biết giúp đỡ bạn nhận ra khuyết điểm và tha thứ.
- Nghe.
- Khoan dung có nghĩa là rộng lòng tha thứ. Người có lòng khoan dung luôn tôn trọng và thông cảm với người khác, tha thứ cho người khác khi họ hối hận và sửa chữa lỗi lầm.
- Giúp cho cuộc sống, quan hệ giữa mọi người trở nên lành mạnh, thân ái, dễ chịu.
- Chúng ta hãy sống cởi mở, chân thành, tin tưởng, biết tôn trọng và chấp nhận người khác.
- Tự liên hệ bản thân, trả lời.
- Nghe.
Hoạt động 3:
Hướng dẫn học sinh luyện tập, củng cố.
- Đọc, làm bài tập b.
Hành vi thể hiện lòng khoan dung: 1, 3, 5, 7.
- Giải thích.
- Nhận xét, bổ sung.
- Nghe.
- Xử lí, sắm vai tình huống d/ 26 SGK.
- Nhận xét.
- Nghe.
- Nghe, củng cố bài học.
I/Tìm hiểu truyện đọc :
Hãy tha lỗi cho em.
- Khôi lúc đầu vô lễ với cô Vân , sau đó ân hận và xin lỗi cô.
- Cô Vân không giận mà kiên trì tập viết và vui vẻ tha lỗi cho Khôi
=> Cô Vân là người khoan dung, độ lượng.
II/ Nội dung bài học:
- Khoan dung có nghĩa là rộng lòng tha thứ. Người có lòng khoan dung luôn tôn trọng và thông cảm với người khác, tha thứ cho người khác khi họ hối hận và sửa chữa lỗi lầm.
- Khoan dung là một đức tính quí báu của con người Người có lòng khoan dung luôn được mọi người yêu mến, tin cậy và có nhiều bạn tốt. Nhờ có lòng khoan dung, cuộc sống và quan hệ giữa mọi người với nhau trở nên lành mạnh, thân ái, dễ chịu.
- Chúng ta hãy sống cởi mở, gần gũi với mọi người và cư xử một cách chân thành, rộng lượng, biết tôn trọng và chấp nhận cá tính, sở thích, thói quen của người khác trên cơ sở những chuẩn mực xã hội
III/ Luyện tập:
- Bài tập b:
Hành vi thể hiện lòng khoan dung: 1, 3, 5, 7.
- Bài tập d:
4/ Hướng dẫn học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo:(2’)
- Học bài, làm các bài tập còn lại vào vở.
- Sưu tầm thêm nbhững câu chuyện về lòng khoan dung.
- Chuẩn bị bài 9: Xây dựng gia đình văn hoá( Đọc, tìm hiểu truyện đọc: Một gia đình văn hóa, tìm hiểu về một số gia đình văn hóa ở địa phương).
IV/Rút kinh nghiệm, bổ sung :
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
File đính kèm:
- bai 8.doc