I/ Mục tiêu:
1/ Kiến thức: Giúp học sinh hiểu:
- Trách nhiệm của công dân đối với quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo.
- Quy định của pháp luật dối với quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo.
2/ Kĩ năng:
- Tôn trọng tự do tín ngưỡng của người khác.
- Tố cáo với cơ quan chức năng những kẻ lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước.
3/ Thái độ:
- Có thái độ tôn trọng tự do tín ngưỡng và tôn giáo.
- Có ý thức tôn trọng những nơi thờ tự, những phong tục, tập quán, lễ nghi của các tín ngưỡng, tôn giáo.
- Có ý thức cảnh giác với những hiện tượng mê tín dị đoan.
3 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1379 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 - Bài 16 -Tiết 28: Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo (Tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp 7A; Tiết (tkb) Ngày dạy.Sĩ số ...vắng.
Lớp 7B; Tiết (tkb) Ngày dạy.Sĩ số ...vắng.
Bài 16 -Tiết 28
Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo (tt)
I/ Mục tiêu:
1/ Kiến thức: Giúp học sinh hiểu:
- Trách nhiệm của công dân đối với quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo.
- Quy định của pháp luật dối với quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo.
2/ Kĩ năng:
- Tôn trọng tự do tín ngưỡng của người khác.
- Tố cáo với cơ quan chức năng những kẻ lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước.
3/ Thái độ:
- Có thái độ tôn trọng tự do tín ngưỡng và tôn giáo.
- Có ý thức tôn trọng những nơi thờ tự, những phong tục, tập quán, lễ nghi của các tín ngưỡng, tôn giáo.
- Có ý thức cảnh giác với những hiện tượng mê tín dị đoan.
II/ Chuẩn bị:
- Gáo viên: Tham khảo sgv, sgk; một số thông tin, câu chuyện về tự do tín ngưỡng và tôn giáo.
- Học sinh: Đọc, tìm hiểu nội dung còn lại của bài; sưu tầm những câu chuyện về tự do tín ngưỡng và tôn giáo; chuẩn bị một tình hưống thể hiện tự do tín ngưỡng hoặc mê tín dị đoan.
III/ Hoạt động dạy học:
1/ Kiểm tra bài cũ:(5’)
Câu hỏi:- Thế nào là tín ngưỡng, tôn giáo? Cho ví dụ.
Dự kiến phương án trả lời:
- Tín ngưỡng là tin vào một cái gì đó gọi là thần bí.
Tôn giáo là một hình thức tín ngưỡng có tổ chức, với những quan niệm, giáo lí thể hiện rõ sự tín ngưỡng, sùng bái thần linh và những hình thức thể hiện sự sùng bái ấy.
Ví dụ: Đạo Phật, đạo Thiên chúa.......
2/ Giảng bài mới:
- Giới thiệu bài:(1’)
Tiết trước các em đã tìm hiểu tín ngưỡng, tôn giáo, mê tín dị đoan, quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo. Vậy trách nhiệm của chúng ta, Nhà nước đối vớ quyền này như thế nào? Nội dung còn lại của bài 16: Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo sẽ giúp chúng ta tìm hiểu rõ vấn đề này.
- Tiến trình bài dạy:(35’)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiến thức
Hoạt động 1:Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tiếp nội dung bài học.
- Yêu cầu học sinh nhắc lại những thông tin về chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước ta đối với tôn giáo đã học ở tiết trước.
- Như vậy chính sách pháp luật của Đảng và nhà nước đã đề cập đến quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo.
- Nhấn mạnh thêm: Người đã theo một tín ngưỡng hay một tôn giáo nào đó thì có quyền thôi không theo nữa hoặc bỏ để theo tín ngưỡng hoặc tôn giáo khác mà không ai được cưỡng bức hoặc cản trở.
? Để tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo chúng ta phải làm như thế nào?
- Gọi HS nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét.
? Pháp luật có quy định như thế nào về vấn đề tín ngưỡng và tôn giáo?
- Kết luận nội dung bài học.
Hoạt động 2:Hướng dẫn học sinh luyện tập, củng cố.
- Gọi học sinh đọc, làm bài tập c/ 53 SGK.
- Gọi học sinh nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét, lấy thêm ví dụ.
- Gọi học sinh đọc, làm bài tập e/ 54 SGK.
- Gọi học sinh nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét, liên hệ giáo dục.
* Củng cố:
- Yêu cầu học sinh nhắc lại các kiến thức đã học.
? Hiện nay trong học sinh có hiện tượng mê tín dị đoan không? Theo em làm thế nào để khắc phục hiện tượng này?
- Tổ chức cho học sinh sắm vai tình huống mê tín dị đoan.
- Nhận xét, kết luận toàn bài.
- Nhắc lại phần đã học:
“Tôn trọng tự do tín ngưỡng. . . đảm bảo các tôn giáo hoạt động bình thường. . . giáo dục, khắc phục mê tín dị đoan . . .
(văn kiện )
“Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào”(Hiến pháp nước CHXHCNVN 1992 điều 70)
- Nghe.
- Nghe.
- Tôn trọng các nơi thờ tự của các tín ngưỡng tôn giáo như đền, chùa, miếu, nhà thờ.
- Không bài xích, gây mất đoàn kết giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo với những người không có tín ngưỡng tôn giáo hoặc giữa người có tín ngưỡng tôn giáo khác nhau.
- Nhận xét, bổ sung.
- Nghe.
- Nghiêm cấm việc lợi dụng tự do tín ngưỡng và tôn giáo để làm trái pháp luật.
- Nghe, ghi nhớ.
- Đọc, làm bài tập c/ 53 SGK:
Những hành vi: Không tôn trọng những nơi thờ tự của các tôn giáo; gây mất đoàn kết giữa các tôn giáo; lợi dụng tự do tín ngưỡng, tôn giáo để kích động các tín đồ thực hiện âm mưu diễn biến hoà bình....
Ví dụ: Đập phá đền, chùa....
- Nghe, làm bài vào vở.
- Đọc, làm bài tập e/ 54 SGK:
Hành vi thể hiện sự mê tín:1, 2, 3, 4, 5.
- Nhận xét, bổ sung.
- Nghe.
- Nhắc lại nội dung đã học.
- Hiện nay vẫn còn tình trạng này. Cần phải nâng cao ý thức, cham chỉ học tập rèn luyện, chống tư tưởng trông chờ vào may rủi.....
- Sắm vai tình huống mê tín dị đoan.
- Nghe, củng cố bài học.
2/ Nội dung bài học: (tt)
- Trách nhiệm của chúng ta :
+ Tôn trọng nơi thờ tự: đền, chùa, miếu thờ, nhà thờ.
+ Không bài xích gây mất đoàn kết chia rẽ giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.
- Nghiêm cấm việc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo; lợi dụng tự do tín ngưỡng và tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước.
3/ Luyện tập:(tt)
- Bài tập c:
Những hành vi: Không tôn trọng những nơi thờ tự của các tôn giáo; gây mất đoàn kết giữa các tôn giáo; lợi dụng tự do tín ngưỡng, tôn giáo để kích động các tín đồ thực hiện âm mưu diễn biến hoà bình....
Ví dụ: Đập phá đền, chùa....
- Bài tập e:
Hành vi thể hiện sự mê tín:1, 2, 3, 4, 5
3/ Hướng dẫn học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo:( 3’)
- Nắm kĩ nội dung bài học, học bài, làm các bài tập còn lại ở SGK.
- Chuẩn bị bài 17: Nhà nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
+ Đọc mục thông tin, sự kiện và trả lời câu hỏi..
+ Tìm hiểu về bản chất của Nhà nước ta.
Nhận xét
*****************************
Lớp 7A; Tiết (tkb) Ngày dạy.Sĩ số ...vắng.
Lớp 7B; Tiết (tkb) Ngày dạy.Sĩ số ...vắng.
Bài 17- Tiết 29
Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
I/ Mục tiêu:
1/ Kiến thức: Giúp học sinh hiểu:
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của ai, ra đời từ bao giờ, do ai (Đảng nào) lãnh đạo.
File đính kèm:
- TiÕt 28.doc