I.Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức :
-Giúp hs hiểu được tôn giáo là gì, tín ngưỡng là gì, thế nào là mê tín và bài trừ mê tín.
-Thế nào là quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo.Thế nào là vi phạm quyền tự do tín ngưỡng và tự do tôn giáo.
2.Kỹ năng:
-Học sinh biết phân biệt đâu là tín ngưỡng, đâu là mê tín dị đoan.
-Tôn trọng tự do tín ngưỡng của người khác, đấu tranh chống các hiện tượng mê tín dị đoan, hiện tượng vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo của công dân.
-Tố cáo kịp thời với các cơ quan chức năng những kẻ lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước.
3. Thái độ:
4 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1798 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 - Bài 16: Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:
Tiết:
Ngày soạn:
Ngày dạy:
BÀI 16: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG VÀ TÔN GIÁO
I.Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức :
-Giúp hs hiểu được tôn giáo là gì, tín ngưỡng là gì, thế nào là mê tín và bài trừ mê tín.
-Thế nào là quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo.Thế nào là vi phạm quyền tự do tín ngưỡng và tự do tôn giáo.
2.Kỹ năng:
-Học sinh biết phân biệt đâu là tín ngưỡng, đâu là mê tín dị đoan.
-Tôn trọng tự do tín ngưỡng của người khác, đấu tranh chống các hiện tượng mê tín dị đoan, hiện tượng vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo của công dân.
-Tố cáo kịp thời với các cơ quan chức năng những kẻ lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước.
3. Thái độ:
-Hình thành ở hs ý thức tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và tự do tôn giáo.
-Ý thức tôn trọng những nơi thờ tự, những phong tục tập quán, lễ nghi của các tín ngưỡng tôn giáo.
-Ý thức cảnh giác đối với các hiện tượng mê tín dị đoan.
II.Những nội dung cần chú ý:
1. Các khái niệm về tôn giáo, tín ngưỡng để từ đó hình thành ở hs sự phân biệt rất rõ ràng đâu là tôn giáo tín ngưỡng và đâu là mê tín dị đoan, Đặc biệt giúp các em hiểu được tác hại của việc mê tín dị đọan.
2. Chính sách của đảng và nhà nước ta đối với tôn giáo tín ngưỡng, cũng như những quy định của hiến pháp, pháp luật đối với quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo của công dân.
3. Thái độ và trách nhiệm của mỗi công dân và hs đối với quyền tự do và tín ngưỡng tôn giáo.
III. Tài liệu và phương tiện :
1. Do giáo viên chuẩn bị:
-SGK, SGV,SBT, Các câu chuyện tình huống.
-Tranh ảnh, số liệu về tôn giáo.
-Các câu chuyện kể về mê tín dị đoan gây ảnh hưởng xấu, về xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo hay về sự tôn trọng tự do tín ngưỡng của người khác
2. Do hs chuẩn bị:
-Yêu cầu hs xem bài trước ở nhà.
-Tìm hiểu một số thông tin về tôn giáo hay đời sống của những người theo tôn giáo ở địa phương mà em biết.
IV. Hoạt động dạy và học:
1. Ổn định lớp(1’)
2. Kiểm tra bài cũ(5’)
Câu 1: Tại sao phải giữ gìn và bảo vệ những di sản văn hóa, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử?Chúng ta bảo vệ giữ gìn chúng bằng cách nào?
Câu 2: Làm bài tập 9 /SBT
3. Giảng bài mới(39’)
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới
Tổ chức cho hs sấm vai.
Bước vào lớp học Quyên ngạc nhiên nhìn Minh:
Quyên: Sao hôm nay Minh mặc áo màu đi học, lát nữa cô la cho coi !
Minh :Biết sao hôn , bà mình đi coi bói về bảo tháng này sao hạn mình không tốt, không được mặc áo trắng ra đường, xui lắm, phải chờ thầy chọn ngày lành cúng giải hạn mới hết.
Quyên :Vậy là mê tín dị đoan đó sao bạn không giải thích với bà?
Minh : Uûa ! Theo mình đây là quyền tự do tín ngưỡng của mỗi người mà?
Gv: Vậy theo em câu nói của bạn nào đúng? Các em hãy giải đáp giúp các bạn trong lớp trong tiết học hôm nay nhé.(Có lẽ đây không chỉ là thắc mắc của riêng hai bạn , mà còn là của nhiều bạn nữa phải không ?Hôm nay cô sẽ giúp các em làm sáng tỏ vấn đề này thông qua bài học 16: QUYỀN TỰ DO TÍNH NGƯỠNG VÀ TÔN GIÁO
Bài học này rất thú vị , bởi vì qua kiến thức được cung cấp chính các em sẽ tự giải đáp những thắc mắc cho riêng mình , có hay không chuyện thiên đàn địa ngục, có hay không chuyện bóng ma linh hồn vẫn thường xuất hiện trên phim, truyện tranh, và trong những câu chuyện kể với nhau, từ đó các em sẽ phân biệt được đâu là tự do tín ngưỡng , tôn giáo và đâu la mê tín dị đoan
Hoạt động 2:Tìm hiểu khái niệm tôn giáo, tín ngưỡng, mê tín dị đoan:
Phát vấn thảo luận
Gv: Cho hs đọc mẫu thông tin trong SGK/51
Gv: Em hãy nêu tình hình tôn giáo ở Việt Nam
àViệt Nam là nước có nhiều tín ngưỡng, tôn giáo(phật giáo, thiên chúa giáo, hòa hảo, tin lành, hồi giáo)
Gv: Tổ chức cho hs thảo luận:
Nhóm 1: Nhận xét những mặt tích cực và tiêu cực của tôn giáo nước ta?
*Tích cực :
-Có tinh thần cộng đồng yêu nước
-Học tập lao động, thực hiện chính sách pháp luật tốt
-Góp nhiều công sức bảo vệ và xây dựng tổ quốc.
*Hạn chế:
-Do trình độ văn hóa thấpàCòn mê tín và lạc hậu dẫn đến hậu quả là bị lợi dụng vào mục đích xấu, hoạt động trái pháp luật làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tài sản của công dân.
-Gây tổn hại đến lợi ích quốc gia.
Nhĩm 2: Hãy trình bày những bài báo tổ sưu tầm về những việc làm thể hiện mê tín dị đoan và cho biết hậu quả của những việc làm đĩ?
Hs ; trình bày
Gv :nhận xét và kết luận
Nhóm 3: Mê tín dị đoan là gì, tại sao phải chống mê tín dị đọan?
Mê tín dị đoan là tin vào những đều mơ hồ nhảm nhí không phù hợp với lẽ tự nhiên dẫn đến hậu quả xấu cho các nhân gia đình, cộng đồng , xã hội và sức khỏe tài sản à có thể là tính mạng của con người gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của đất nước. Vì vậy phải đấu tranh chống mê tín dị đoan
Liên hệ thực tế
-Kỵ tuổi cấm kết hôn.
-Lợi dụng tín ngưỡng hành nghề bói toán.
-Trị bệnh bằng bùa phép, uống nước thánh, đánh người bệnh để trừ tààGây hậu quả nghiêm trọng.
Gv: Mỗi nhóm lên bảng trình bày Gv Chốt ý
Gv:Thờ cúng tổ tiên là tôn giáo hay tín ngưỡng , vì sao?
Tôn giáo và tín ngưỡng khác với mê tín dị đoan ở điểm nào?
*Thờ cúng tổ tiên là tín ngưỡng thể hiện lòng nhớ ơn tổ tiên.
*Tôn giáo và tín ngưỡng hướng con người đến những cái tốt làm những việc thiện. Còn mê tín dị đoan là lợi dụng vào tôn giáo tín ngưỡng hành động trái pháp luật hành động xấu gây hại dân hại nước
Trực quan xem bảng số liệu:
Gv: đặt câu hỏi và giải thích cho hs hiểu những việc làm sai trái đó cần phải tránh xa
Gv: Đạo phật thì thờ ai? Theo cách nào? Đạo thiên chúa thì thờ ai ? Theo cách nào?
Hs: Đạo phật thờ phật tổ bằng cách lập bàn thờ , tụng kinh thấp hương, đi lễ chùa.
Đạo thiên chúa:Thờ đức chúa không thấp hương nhưng nghe giảng kinh đạo, học giáo lý, đi lễ nhà thờ.
Liên hệ thực tế về gia đình mình đang theo đạo nào.
Gv chốt ý:Gia đình các em cũng như bao gia đình khác trên đất nước ta có thể theo đạo phật , thiên chúa ,tin lành và có thể không theo đạo nào. Dù là đạo nào đi chăng nữa thì ịuc đích chung của chúng ta là hướng vào điều thiện tránh điều ác . Việc làm đó thể hiện sự sùng bái tôn kính , nhớ về cội nguồn tổ tiên tôn vinh người có công với đất nước. Đặc biệt chúng ta phải kiên quyết bài trừ mê tín dị đoan, lợi dụng sau lớp vỏ tín ngưỡng và tôn giáo gây tổn hại đến người dân xã hội và đất nước.
Hoạt động 3: Luyện tập Gv: Cho hs làm bài tập 6 /SBT /65 Cho hs nhắc lại các khái niệm đã được học.
I. Thông tin sự kiện:
Việt Nam là nước có nhiều tín ngưỡng tôn giáo(phật giáo, thiên chúa giáo, hòa hảo, tin lành, hồi giáo)
II. Nội dung bài học:
1. Tín ngưỡng: Là lịng tin vào cái gì đĩ thần bí như thần linh, thượng đế, chúa trời.
2. Tơn giáo: Là một hình thức tín ngưỡng cĩ hệ thống tổ chức với những quan niệm giáo lý thể hiện rõ sự tín ngưỡng, sùng bái thần linh và những hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái ấy.
3. Mê tín dị đoan: Là tin vào những điều mơ hồ nhảm nhí, khơng phù hợp với lẽ tự nhiên dẫn tới hậu quả xấu cho cá nhân, gia đình và cộng đồng.
à Phải đấu tranh chống mê tín dị đoan.
III . Dặn dò
-Về nhà học bài
-Làm tiếp các bài tập còn lại
-Xem trước phần còn lại của bài.
-Tìm những câu chuyện thực tế.
-Hình ảnh về tín ngưỡng và mê tín dị đoan
Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- b16.doc