Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 - Bài 15: Bảo vệ di sản văn hoá - Trường THCS Đức Chính

1- Kiến thức: Giúp học sinh hiểu được khái niệm di sản văn hoá, bao gồm: Di sản văn hoá vật thể và di sản văn hoá phi vật thể, sự giống nhau và khác nhau giữa chúng; hiểu ý nghĩa của việc bảo vệ di sản văn hoá, những quy định của pháp luật về sử dụng và bảo vệ di sản văn hoá.

2- Kỹ năng: Hình thành ở học sinh các hành động cụ thể về bảo vệ, như không phá phách, không xâm hại, di chuyển, chiếm đoạt các di sản, tham gia vào việc ngăn ngừa những hành vi tàn phá di sản văn hoá, đồng thời tuyên truyền cho người khác cùng giữ gìn, bảo vệ di sản văn hoá.

3- Thái độ: Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ, tôn tạo những di sản văn hoá, ngăn ngừa những hành động vô ý hay cố ý xâm hại đến di sản văn hoá.

 

doc3 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1271 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 - Bài 15: Bảo vệ di sản văn hoá - Trường THCS Đức Chính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uTrường THCS Đức Chính Môn học: GDCD khối lớp: 7 Họ tên giáo viên: Nguyễn Thị Hiên Trình độ chuyên môn: Đại học ngoại ngữ Trình độ tin học: B Bài 15: Bảo vệ di sản văn hoá Địa chỉ , số điện thoại di đông: Số tiết của bài dạy: Tiết 24 I- Mục tiêu bài dạy 1- Kiến thức: Giúp học sinh hiểu được khái niệm di sản văn hoá, bao gồm: Di sản văn hoá vật thể và di sản văn hoá phi vật thể, sự giống nhau và khác nhau giữa chúng; hiểu ý nghĩa của việc bảo vệ di sản văn hoá, những quy định của pháp luật về sử dụng và bảo vệ di sản văn hoá. 2- Kỹ năng: Hình thành ở học sinh các hành động cụ thể về bảo vệ, như không phá phách, không xâm hại, di chuyển, chiếm đoạt các di sản, tham gia vào việc ngăn ngừa những hành vi tàn phá di sản văn hoá, đồng thời tuyên truyền cho người khác cùng giữ gìn, bảo vệ di sản văn hoá. 3- Thái độ: Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ, tôn tạo những di sản văn hoá, ngăn ngừa những hành động vô ý hay cố ý xâm hại đến di sản văn hoá. II- Yêu cầu của bài dạy 1- Về kiến thức của học sinh . a, Kiến thức về CNTT: b, Kiến thức chung về bộ môn: 2- Về trang thiết bị/ đồ dùng dạy học. a Trang thiết bị / đồ dùng dạy học liên quan đến CNTT: - Phần cứng: - Phần mềm : b, Trang thiết bị khác/ đồ dùng dạy học khác III- Chuẩn bị cho bài giảng 1- Chuẩn bị của giáo viên: - Kiến thức bài giảng, tranh ảnh về các di sản văn hoá, máy chiếu, tài liệu tham khảo. 2- Chuẩn bị của học sinh: - Giấy khổ to, bút dạ, kiến thức liên quan đến bài học. IV- Nội dung và tiến trình bài giảng 1- Tổ chức lớp:1phút. 2- Kiểm tra bài cũ: 2 phút. Câu hỏi:Theo em trong các biện pháp dưới đây biện pháp nào góp phần bảo vệ môi trương và tài nguyên thiên nhiên. a Giữ gìn vệ sinh trường học và nơi ở . b, Xây dựng các bộ luật nghiêm cấm việc chặt phá rừng. c, Khai thác nước ngầm bừa bãi. d, sử dụng phân hoá học vô tội vạ. e, Xây dựng các công trình sử lý rác thải công nghiệp và rác thải sinh hoạt. Giáo viên sử dụng CNTT đưa bài tập lên trình chiếu Học sinh đọc bài tập va phát biểu ý kiến cá nhân. Giáo viên nhận xét và cho điểm. 3- Giảng bài mới: 30 phút a, Giới thiệu, dẫn nhập. Giáo viên đặt câu hỏi cho cả lớp. Vào dịp hè, em thường cùng gia đình đi nghỉ mát, tham quan ở những địa điểm nào sau đây: - Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh). - Bảo tàng Hồ Chí Minh (Hà Nội). - Chùa Thầy (Hà Nội) - Cố Đô Huế. Học sinh tự do trả lời. Giáo viên nhận xét chung: Những địa danh trên là di sản văn hoá của nước ta. Em hiểu thế nào là di sản văn hoá? Chúng ta cùng học bài hôm nay để biết được điều này. b, Nội dung bài mới: Giáo viên sử dụng CNTT đưa 3 bức tranh lên trên màn hình trình chiếu. Học sinh quan sát. Giáo viên giới thiệu 3 bức ảnh và đặt câu hỏi. 1. Em hãy nhận xét đặc điểm và phân loại 3 bức ảnh trên ? ảnh 1: di tích mỹ Sơn là công trình kiến trúc, phản ảnh tư tưởng xã hội (văn hoá, nghệ thuật, tôn giáo.) của nhân dân thời kỳ phong kiến ảnh 2: Vịnh Hạ Long là danh lam thắng cảnh, là cảnh đẹp tự nhiên đã được xếp hạng là thắng cảnh thế giới. ảnh 3: Bến Nhà Rồng là di tích lịch sử vì nó đánh dấu sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước. Đây là một sự kiện trọng đại 2. Giáo viên ?: Từ đặc điểm và phân loại trên em hãy nêu một số ví dụ về danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hoá ở địa phương , nước ta và trên thế giới. Học sinh thảo luận nhóm và cử đại diện trình baỳ. Các nhóm học sinh khác nghe va suy nghĩ để nhận xét bổ sung. Giáo viên sử dụng CNTT trình chiếu một số DSVH phi vật thể để học sinh phân biệt. GV đưa bài tập lên máy chiếu yêu cầu học sinh phân loại các di sản. Sau đó GV đưa lên máy chiếu khái niệm DSVH và phân biệt DSVH vật thể và DSVH phi vật thể. 3. Giáo viên hỏi: Việt nam có những di sản văn hoá nào được UNESCO xếp hạng là di sản văn hoá thế giới. Học sinh trình bày những di sản văn hoá ở Việt Nam được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới: Cố đô Húe, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, Vịnh Hạ Long. Giáo viên sử dụng CNTT Trình chiếu những di sản văn hoá được UNESCO xếp hạng là di sản văn hoá thế giới, giới thiệu cho học sinh hiểu rõ thêm. c, Mở rộng, khái quát kiến thức: 5 phút Để học sinh hiểu rõ hơn khái niệm giáo viên chiếu máy chiếu nội dung chuẩn bị. + Di tích lịch sử: GV đưa hình ảnh , học sinh quan sát và đưa ra khái niệm. GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm theo yều cầu đưa trên máy chiếu HS dựa vào yêu cầu để làm việc theo nhóm GV chốt lại bằng các hình ảnh trên máy chiếu: + Di tích lịch sử văn hoá. + Danh lam thắng cảnh 4- Liên hệ đến các môn học khác: GV giới thiệu một số DTLS trên thế giới bằng máy chiếu cho học sinh tham khảo: 3 phút 5- Củng cố kiến thức và kết thúc bài : GV đưa bài tập vận dụng để củng cố lại toàn bài vừa học trên máy chiếu: 4 phút V. Nguồn tài liệu tham khảo Luật Di sản văn hoá được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khoá X, kì họp thứ V thông qua ngày 29-06-2001. Khai thác ảnh minh hoạ trên mạng. VI. Phân tích lợi ích của việc ứng dụng CNTT cho bài dạy - CNTT giúp GV không phải sử dụng bảng phụ, tiết kiệm nhiều thời gian để giới thiệu cho HS nhiều thông tin về DSVH, khai thác được nhiều tư liệu hay cho học sinh học. Xác nhận của nhà trường Ngày tháng năm 2009 Người soạn

File đính kèm:

  • docGDCD 7(10).doc