I/ Mục tiêu:
1/Kiến thức: Giúp học sinh:
- Hiểu được ý nghĩa của việc giữ gìn và bảo vệ di sản văn hóa.
- Nắm được những quy định của pháp luật về sử dụng và bảo vệ di sản văn hóa.
2/Kĩ năng:
- Có hành độmg cụ thể bảo vệ di sản văn hóa.
- Tuyên truyền cho mọi người tham gia giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa.
3/Thái độ:
- Có ý thức giữ gìn, bảo vệ và tôn tạo những di sản văn hóa.
- Ngăn ngừa những hành động cố tình hay cố ý xâm phạm đến di sản văn hóa.
II/ Chuẩn bị:
- Chuẩn bị của giáo viên: SGK, bảng phụ; sưu tầm tranh ảnh, tìm hiểu về di sản văn hóa Tháp Đôi, Phố cổ Hội An.
- Chuẩn bị của học sinh: Sưu tầm, tìm hiểu, thiết trình về một di sản văn hóa của địa phương, của Việt Nam hoặc của thế giới.
5 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 3774 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 - Bài 15: Bảo vệ di sản văn hóa (Tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết :25 Ngày soạn:
Bài dạy:
Bài 15 :
Bảo vệ di sản văn hóa(tt)
I/ Mục tiêu:
1/Kiến thức: Giúp học sinh:
- Hiểu được ý nghĩa của việc giữ gìn và bảo vệ di sản văn hóa.
- Nắm được những quy định của pháp luật về sử dụng và bảo vệ di sản văn hóa.
2/Kĩ năng:
- Có hành độmg cụ thể bảo vệ di sản văn hóa.
- Tuyên truyền cho mọi người tham gia giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa.
3/Thái độ:
- Có ý thức giữ gìn, bảo vệ và tôn tạo những di sản văn hóa.
- Ngăn ngừa những hành động cố tình hay cố ý xâm phạm đến di sản văn hóa.
II/ Chuẩn bị:
- Chuẩn bị của giáo viên: SGK, bảng phụ; sưu tầm tranh ảnh, tìm hiểu về di sản văn hóa Tháp Đôi, Phố cổ Hội An.
- Chuẩn bị của học sinh: Sưu tầm, tìm hiểu, thiết trình về một di sản văn hóa của địa phương, của Việt Nam hoặc của thế giới.
III/ Hoạt động dạy học:
1/ ổn định tình hình lớp:(1’)
2/ Kiểm tra bài cũ: (15’)
Kiểm tra 15 phút:
+ Câu 1: Di sản văn hóa là gì? Cho ví dụ.
+ Câu 2: So sánh sự khác nhau giữa di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể.
+ Câu 3: Nối các câu ở cột A và cột B sao cho phù hợp.
A
B
1. Di tích lịch sử - văn hóa.
a. Vịnh Hạ Long.
2. Danh lam thắng cảnh.
b. Thánh địa Mỹ Sơn.
3. Di sản văn hóa.
c. Bến Nhà Rồng.
4. Di sản văn hóa phi vật thể
d. Điệu hòa Huế.
Đáp án:
+ Câu 1 (3,0 điểm): Di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể là sản phẩm tinh thần và vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.
Ví dụ: Phố cổ Hội An, Tháp Chàm...
+ Câu 2 (5,0 điểm):
Di sản văn hóa vật thể
Di sản văn hóa phi vật thể
- Là sản phẩm vật chất.
- Bao gồm: Di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
- Là sản phẩm tinh thần.
- Bao gồm: Tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, lối sống, lễ hội, trang phục truyền thống...
+ Câu 3 ( 2,0 điểm): Kết quả: 1+c, 2+a, 3+b, 4+d.
3/ Giảng bài mới:
- Giới thiệu bài:(1’) ở tiết trước các em đã hiểu được khai niệm di sản văn hóa và sự khác biệt giữa di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể. Trách nhiệm của chúng ta là phải bảo vệ các di sản này. Vì sao cần phải bảo vệ chúng? Pháp luật có những qui định như thế nào để bảo vệ các di sản văn hóa. Tiết học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu nội dung này qua bài 15: Bảo vệ di sản văn hóa (TT).
- Tiến trình bài dạy: (28’)
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
12’
14’
Hoạt động 1:
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tiếp nội dung mục bài học.
- Đối với các di sản văn hóa chúng ta cần có trách nhiệm bảo vệ, tu bổ, xây dựng.
? Tại sao phải bảo vệ di sản văn hóa, danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử?
Gợi ý:
+ ý nghĩa lịch sử?
+ ý nghĩa văn hóa?
+ ý nghĩa giáo dục?
? Di sản văn hóa có giá trị kinh tế xã hội như thế nào?
- Gọi học sinh nhận xét, bổ sung
- Bổ sung: Ngày nay, di sản văn hóa còn góp phần bảo vệ môi trường.
- Để làm tốt vấn đề này, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành một số qui định về bảo vệ di sản văn hóa.
? Nêu một số qui định của pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa?
- Nhấn mạnh: bảo vệ, giữ gìn và sử dụng hợp lý di sản văn hóa vừa là quyền lợi vừa là trách nhiệm của mỗi người. Do đó, nếu phát hiện có hành vi phá hoại thì phải kịp thời ngăn chặn.
? Hãy liên hệ thực tế về việc bảo vệ các di sản văn hóa ở địa phương em?
- Nhận xét: Trên thực tế ở địa phương chúng ta nhìn chung là bảo vệ tốt di sản văn hóa nhưng vẫn còn một số hành vi chưa tốt như: Làm mất vệ sinh ở các khu danh lam thắng cảnh, viết, vẽ bậy lên các di sản văn hóa...
Hoạt động 2:
Hướng dẫn học sinh luyện tập, củng cố.
- Gọi học sinh đọc và làm bài tập b SGK.
- Gọi học sinh đọc và làm bài tập d SGK.
- Gọi học sinh nhận xét.
- Giới thiệu cho học sinh về phố cổ Hội An.
* Củng cố: Em sẽ làm gì để góp phần bảo vệ di sản văn hóa?
- Nhận xét, kết luận.
Hoạt động 1:
Tìm hiểu tiếp nội dung bài học.
- Di sản văn hóa, di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh là những cảnh đẹp của đất nước, là tài sản của dân tộc nói lên truyền thống của dân tộc, thể hiện công đức của các thế hệ tổ tiên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thể hiện kinh nghiệm của dân tộc trên các lĩnh vực.
- Di sản văn hóa thu hút khách du lịch, đem lại nguồn thu nhập cao cho đất nước, góp phần thiết lập mối quan hệ quốc tế.
- Nhận xét, bổ sung.
- Nghe.
- Một số qui định của pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa:
+ Nhà nước có chính sách bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
+ Nhà nhước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu di sản văn hóa. Chủ sở hữu di sản văn hóa có trách nhiệm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
+ Nhiêm cấm các hành vi: Chiếm đoạt, làm sai lệch di sản văn hóa; hủy hoại hoặc gây nguy cơ hủy hoại di sản văn hóa; đào bới trái phép địa điểm khảo cổ, xây dựng trái phép, lấn chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; mua bán, trao đổi và vận chuyển trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di sản văn hóa, danh lam thắng cảnh, đưa tráo phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài; lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa thực hiện những hành vi trái pháp luật.
- Nghe.
- Dựa vào tình hình thực tế ở địa phương trả lời: Tốt hoặc chưa tốt.
- Nghe.
Hoạt động 2:
Luyện tập, củng cố.
- Đọc và làm bài tập b: Em đồng tình với ý kiến của bạn Dung ví đó là một hành vi vô tình phá hoại di sản văn hóa.
- Đọc và làm bài tập d: học sinh giới thiệu về một di sản văn hóa đã chuẩn bị trước.
- Nhận xét.
- Nghe, ghi nhớ.
- Giữ gìn di sản văn hóa sạch đẹp, đi tham quan tìm hiểu các di sản văn hóa...
- Nghe, củng cố bài học.
II/ Nội dung bài học (tt):
- Di sản văn hóa, di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh là những cảnh đẹp của đất nước, là tài sản của dân tộc nói lên truyền thống của dân tộc, thể hiện công đức của các thế hệ tổ tiên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thể hiện kinh nghiệm của dân tộc trên các lĩnh vực.
- Một số qui định của pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa:
+ Nhà nước có chính sách bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
+ Nhà nhước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu di sản văn hóa. Chủ sở hữu di sản văn hóa có trách nhiệm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
+ Nhiêm cấm các hành vi: Chiếm đoạt, làm sai lệch di sản văn hóa; hủy hoại hoặc gây nguy cơ hủy hoại di sản văn hóa; đào bới trái phép địa điểm khảo cổ, xây dựng trái phép, lấn chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; mua bán, trao đổi và vận chuyển trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di sản văn hóa, danh lam thắng cảnh, đưa tráo phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài; lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa thực hiện những hành vi trái pháp luật.
III/ Luyện tập:
- Bài tập b:
Em đồng tình với ý kiến của bạn Dung ví đó là một hành vi vô tình phá hoại di sản văn hóa.
- Bài tập d: Giới thiệu về một di sản văn hóa.
4/ Hướng dẫn học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo:( 2’)
- Nắm kĩ nội dung bài học, học bài, làm các bài tập còn lại ở SGK.
- Chuẩn bị: Ôn tập những nội dung đã học ở HKII để hôm sau kiểm tra 1 tiết.
File đính kèm:
- TiÕt 25.doc