Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 - Bài 12: Sống và làm việc có kế hoạch

 I/ Mục tiêu:

 1/ Kiến thức: Giúp cho HS hiểu:

 - Nội dung sống và làm việc có kế hoạch.

 - Ý nghĩa việc sống và làm việc có kế hoạch đối với hiệu quả công việc, đối với việc thực hiện dự định, mơ ước của bản thân và đối với yêu cầu của người lao động trong giai đoạn CNH, HĐH.

 2/ Kĩ năng:

 Hình thành ở HS kĩ năng xây dựng kế hoạch làm việc hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng và kĩ năng điều chỉnh, tự dánh giá kết quả hoạt động theo kế hoạch.

 3/ Thái độ:

 Rèn cho HS có ý chí nghị lực, quyết tâm xây dựng kế hoạch sống và làm việc. Có nhu cầu, thói quen làm việc có kế hoạch đồng thời biết phê phán lối sống tuỳ tiện ở những người xung quanh.

 II/ Chuẩn bị :

 - Chuẩn bị của giáo viên: Tham khảo SGK, SGV soạn giảng; bảng phụ.

 - Chuẩn bị của học sinh: Đọc, tìm hiểu câu hỏi SGK.

 

doc3 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 4052 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 - Bài 12: Sống và làm việc có kế hoạch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuaàn : ___ Ngaứy soaùn :_________________ TPPCT : ___ Ngaứy daùy : ________________ Bài : 12 SốNG Và LàM VIệC Có Kế HOạCH I/ Mục tiêu: 1/ Kiến thức: Giúp cho HS hiểu: - Nội dung sống và làm việc có kế hoạch. - ý nghĩa việc sống và làm việc có kế hoạch đối với hiệu quả công việc, đối với việc thực hiện dự định, mơ ước của bản thân và đối với yêu cầu của người lao động trong giai đoạn CNH, HĐH. 2/ Kĩ năng: Hình thành ở HS kĩ năng xây dựng kế hoạch làm việc hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng và kĩ năng điều chỉnh, tự dánh giá kết quả hoạt động theo kế hoạch. 3/ Thái độ: Rèn cho HS có ý chí nghị lực, quyết tâm xây dựng kế hoạch sống và làm việc. Có nhu cầu, thói quen làm việc có kế hoạch đồng thời biết phê phán lối sống tuỳ tiện ở những người xung quanh. II/ Chuẩn bị : - Chuẩn bị của giáo viên: Tham khảo SGK, SGV soạn giảng; bảng phụ. - Chuẩn bị của học sinh: Đọc, tìm hiểu câu hỏi SGK. III/ Hoạt động dạy học: 1/ ổn định tình hình lớp:(1’) Kiểm tra sĩ số lớp. 2/ Kiểm tra bài cũ:(4’) Giới thiệu chương trình học kỳ II. 3/ Giảng bài mới: - Giới thiệu bài:(2’) Tình huống: Sáng nay thức dậy muộn Hà giật mình chuẩn bị mọi thứ để đến lớp Một lát mọ thứ cũng đầy đủ duy chỉ có cuốn vở bài tập Công dân tìm mãi vẫn không thấy. Hà vội vàng nhặt lấy mấy quyển vở trong đống vở lộn xộn và cuối cuùng cũng tìm được vở. Hôm đó Hà đến lớp muộn 5 phút. ? Em có nhận xét gì về Hà? Học sinh trả lời, giáo viên dẫn vào bài: Đẻ giúp chúng ta tiết kiệm thời gian, làm việc hiệu quả thì cần phải có kế hoạch. Cụ thể như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay: Sống và làm việc có kế hoạch. - Tiến trình bài dạy: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Kiến thức Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần thông tin SGK. - Gọi học sinh đọc thông tin trong SGK. ? Em có nhận xét gì về thời gian biểu từng ngày trong tuần của Hải Bình? - Gợi ý HS nhận xét các cột ngang, cột dọc và nội dung các cột để HS thấy được 1 bản kế hoạch phải đảm bảo các yêu cầu. + Thời gian tiến hành công việc (thời điểm bắt đầu và kết thúc) thực chất là xác định thời gian cần cho công việc đó. + Nếu là công việc hàng tuần, hàng ngày thì cần nêu lên các công việc nhằm cân đối các nội dung hoạt động bảo đảm toàn diện ở trường, ở nhà và hoạt động xã hội, cân đối học văn hoá với các hoạt động khác. ? Bản kế hoạch làm việc của Hải Bình có thiếu gì không, ở chỗ nào chưa hợp lý? - Sau khi HS trả lời GV kết luận: Không nhất thiết phải ghi tất cả những côg việc thực hiện hàng ngày đã cố định có nội dung lặp đi, lặp lại. ? Em có nhận xét gì về tính cách của bạn Hải Bình? ? Em hãy đoán xem với cách làm việc của bạn Hải Bình sẽ đem lại kết quả gì? - Kết luận: Có kế hoạch hợp lí sẽ giúp ta làm việc đạt được hiệu quả. - Gọi HS đọc bản kế hoạch của bạn Vân Anh. ? Em có nhận xét gì về bản kế hoạch của bạn Vân Anh? ? Em hãy so sánh kế hoạch của bạn Hải Bình và Vân Anh và rút ra nhận xét? - Nhận xét, bổ sung: Cả hai bản kế hoạch còn quá dài, khó nhớ: những công việc đã lặp đi, lặp lại vào giờ cố định hàng ngày không nhất thiết phải ghi vào bản kế hoạch. ? Vậy yêu cầu của một bản kế hoạch là gì? Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh rút ra bài học, liên hệ thực tế. Bạn Hải Bình và bạn Vân Anh là những người sống và làm việc có kế hoạch. ? Vậy sống và làm việc có kế hoạch là gì? ? Các nhiệm vụ trong bản kế hoạch phải như thế nào? - Gọi học sinh nhận xét, bổ sung. - Nhận xét. Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh luyện tập, củng cố. - Gọi học sinh đọc, làm bài tập b. * Củng cố: Bản thân em đã sống và làm việc có kế hoạch hay chưa? Cho ví dụ. - Nhận xét. Hoạt động 1: Tìm hiểu phần thông tin SGK. - Đọc thông tin SGK. - Nhận xét. + Cột dọc là thời gian trong ngày. + Cột ngang là thời gian trong tuần. + Cột dọc là công việc của cả tuần. + Cột ngang là công việc trong ngày. - Nội dung công việc nói đến nhiệm vụ học tập, tự học, hoạt động cá nhân, nghỉ ngơi, giải trí (thư viện, câu lạc bộ). - Kế hoạch chưa hợp lý và thiếu: + Thời gian hàng ngày từ 11h30ph – 14h và từ 17h – 19h. + Lao động giúp gia đình quá ít. + Thiếu ăn, ngủ, tập thể dục. + Xem vô tuyến nhiều. - Nghe. - Hải Bình rất tự giác. - Có ý thức tự chủ. - Hải Bình sẽ chủ động trong công việc, không lãng phí thời gian. Hoàn thành công việc đến nơi, đến chốn và có hiệu quả, không bỏ sót. - Nghe. - Đọc kế hoạch làm việc tuần của Vân Anh. - Nội dung công việc đầy đủ, cân đối, hợp lý, toàn diện, đầy đủ, cụ thể. - Kế họch của bạn Vân Anh đầy đủ hơn, cụ thể hơn, hợp lí hơn kế hoạch của bạn Hải Bình. - Nghe. * Yêu cầu cơ bản khi lập kế hoạch công việc: + Cột dọc là công việc các ngày trong tuần. + Cột ngang là công việc và thời gian của công việc trong ngày. Hoạt động 2: Rút ra bài học, liên hệ thực tế. - Sống và làm việc có kế hoạch là biết xác định nhiệm vụ, sắp xếp công việc hằng ngày, hằng tuàn hợp lí. - Phải cân đối, hài hòa. - Nhận xét, bổ sung. - Nghe. Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh luyện tập, củng cố. - Đọc, làm bài tập b: Bạn Vân Anh là người sống chủ động, có ý thức trách nhiệm đối với bản thâ, gia đình. Bạn Phi Hùng là người sống thụ động, không có ý thức vươn lên và thiếu tôn trọng người khác. - Liên hệ bản thân. - Nghe, củng cố bài học. I/ Thông tin: Bản kế hoạch của bạn Hải Bình. - Thời gian biểu của bạn Hải Bình chưa hợp lý và thiếu: + Lao động giúp gia đình ít. + Thiếu ăn, ngủ, tập thể dục. + Xem vô tuyến nhiều. - Hải Bình có ý thức tự giác; chủ động làm việc có kế hoạch không đợi ai nhắc nhở. - Làm việc theo kế hoạch như Hải Bình sẽ không lãng phí thời gian, hoàn thành công việc đến nơi, đến chốn. * Yêu cầu cơ bản khi lập kế hoạch công việc: + Cột dọc là công việc các ngày trong tuần. + Cột ngang là công việc và thời gian của công việc trong ngày. + Quy trình công việc từ 5 giờ đến 23 giờ. + Nội dung công việc đầy đủ, cân đối. II/ Nội dung bài học: - Sống và làm việc có kế hoạch là biết xác định nhiệm vụ, sắp xếp công việc hằng ngày, hằng tuàn hợp lí để mọi việc được thực hiện đầy đủ, có hiệu quả, chất lượng. - Kế hoạch sống và làm việc phải đảm bảo cân đối các nhiệm vụ: Rèn luyện, học tập, lao động, nghỉ ngơi, giúp gia đình III/ Luyện tập: - Bài tập b: Bạn Vân Anh là người sống chủ động, có ý thức trách nhiệm đối với bản thâ, gia đình. Bạn Phi Hùng là người sống thụ động, không có ý thức vươn lên và thiếu tôn trọng người khác. 4/ Hướng dẫn học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo - Về nhà học bài, hoàn thành bài tập vào vở. - Chuẩn bị bài 12: Sống và làm việc có kế hoạch(tt): Từ các ưu nhược điểm của hai bản kế hoạch có thể đưa ra phương án nào để tránh các nhược điểm. Về nhà tự lập bản kế hoạch. IV/Rút kinh nghiệm, bổ sung: . . . .

File đính kèm:

  • docbai 12.doc