A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
-Thế nào là sống giản dị và không giản dị
-Tại sao phải sống giản dị
2. Kĩ năng
Giúp HS có khả năng tự đánh giá hành vi của bản thân và của người khác về lối sống giản dị ở mọi khía cạnh: Lời nói, cử chỉ, tác phong, cách ăn mặc và thái độ giao tiếp với mọi người, biết xây dựng kế hoạch tự rèn luyện, tự học tập những tấm gương sống giản dị của mọi người xung quanh để trở thành người sống giản dị.
3. Thái độ
Hình thành ở học sinh thái độ quý trọng sự giản dị, chân thật, xa lánh lối sống xa hoa, hình thức.
B. PHƯƠNG PHÁP
Thảo luận nhóm.
Nếu và giải quyết tình huống
Trò chơi sắm vai.
C. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
SGK, sách GV GĐC 7- Tranh ảnh, câu chuyện,) thể hiện lối sống giản dị.
Thơ, ca dao, tục ngữ nói về tính giản dị.
Giấy khổ to, bút dạ,
93 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1267 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 7, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ước CHXHCN Việt NAm điều 1, 2, 3, 4, 5, 83, 84, 119, 120, 126, 137.
bài 18
bộ máy nhà nước cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn)
(2 tiết)
a. mục tiêu và bài học
1. Kiến thức
Giúp HS hiểu được
Bộ máy nhà nước cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn) Gồm có những cơ quan nào?
Nhiệm vụ quyền hạn của các cơ quan đó.
2. Thái độ
Hình thành ở HS ý thức tự giác thực hiện chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước và quy định của địa phương.
Có ý thức tôn trọng giữ gìn an inh, trật tự công cộng và an toàn xã hội ở địa phương.
3. Kỹ năng
Xácđịnh đúng cơ quan nhà nước địa phương có chức năng giải quyết công việc vủa cá nhan và gia đình.
Tôn trọng ý kiến và việc làm chủ cán bộ địa phương.
Giúp đỡ tạo điều kiện cho cán bộ địa phương hoàn thành nhiệm vụ
b. phương pháp
Nếu có điều kiện tổ chức tham quan cơ sở kinh tế, vưn hóa địa phương.
Tổ chức nghe nói chuyện về kế hoạch phát triển KT - VH - XH địa phương.
Thảo luận
Tổ chức trò chơi
c. phương tiện dạy và học
SGK - SGV Giáo dục công dân lớp 7
Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam, năm 1992
Luật tổ chức Hội đồng Nhân dân và UBND.
Băng hình, tranh ảnh về bầu cử.
Sơ đồ bộ mayd nhà nước cấp cơ sở
d. hoạt động dạy và học
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi:Vẽ sơ đồ phân cấp bộ máy nhà nước.
3. bài mới
tiết 1
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1
giới thiệu bài
Liên quan trực tiếp và nhiều nhất đến mỗi công dân là bộ máy nhà nước cấp cơ sở (xã , phường, thị trấn). Để hiểu rõ nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy nhà nước cấp cơ sở chúng ta học bài hôm nay.
Hoạt động 2
tìm hiểu tình huống hoạt động sgk
Trước khi vào phần hỏi và giải đáp pháp luật SGK trang 60, GV kiểm tra kién thức của HS bài 17 để giúp HS hiểu bài hệ thống hơn.
GV: Sử dụng sơ đồ phân cấp bộ máy nhà nước.
GV: Bộ máy nhà nước cấp cơ sở (phường, xã , thị trấn) có những cơ quan nào?
GV: Ciải thích tình huống tr60.
GV: Chiếu trên máy nội dung tình huống và nội dung trả lời.
HS: Quan sát và nahaj xét
GV: Chiuêý trên máy nội dung tình huống khác.
Mẹ em sinh em bé. Gia đình em cần xin gấp giấy khai sinh thì đến cơ quan nào?
1, Công an xã (phường, thị trấn)
2, Trường Trung học phổ thông.
3, UBND xã (phường thị trấn)
Kết luận tìm hiểu tình huống làm rõ những việc nào cần giải quyết phải đến UBND, công việc nào đến cơ quan khác.
. Tình huống
- bộ máy nhà nước cấp cơ sở (phường, thị xã)gồm.
+ HĐNH (xã, phường, thị trấn)
+ UBND (xã, phường, thị trấn)
Trả lời: Việc cấp lại giấy khai sinh do UBND xã (phường, thị trấn) nơi đương sự cư trú, hoặc đang đăng kí hộ tịch thực hiện.
- Người xin chấp lại giấy khai sinh phải làm:
+ Đơn xin cấp lại Giấy khai sinh .
+ Sổ hộ khẩu.
+ Chứng minh thư nhân dân.
+ Các giấy tờ khác để chứng minh việc mất giấy khai sinh là có thật
- Thời gian: Qua 7 ngày kể từ ngày nhạn hồ sơ.
Trả lời: Phương án 3 đúng
Hoạt động 3
tìm hiểu nhiệm vụ và quyền hạn của các cấp cơ sở
GV: Để giúp HS tiếp thu phần này trước hết cho HS tái hiện kiến thức bài 17. GV chiếu tên máy ội dung Điều 119 và Điều 10 Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nm. năm 1992
HĐND: Là cơ qua quyền lực của nhà nước ở địa phương, do nhân dân bầu ra và được nhân dân địa phương giao hiệm vụ:
+ Bảo đảm thi hành nghiêm chỉnh hién pháp và pháp luật tại địa phương.
+ Quyết định về kế hoạch phát triển kinh tế văn hóa, giáo dục an ninh ở địa phương.
GV hỏi:
1. HĐND xã (phường thị trấn) do ai bầu ra?
2. HĐND có nhiệm vụ và quyền hạn gi?
HS: Trao đổi ý kiến
GV: Nhận xét rút ra kết luận.
GV: Chiếu trên máy nội dung Điều 12 hiến pháp Việt Nam 1992.
UBND là cơ quan chấp hành của HĐND do HĐND nhà nước địa phương, chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND
GV Đạt câuhỏi:
1. UBND xã (phường, thị trấn) do ai bầu ra?
2. UBND có nhiệm vụ quyền hạn nhiệm vụ gì?
HS: Tự do trình bày ý kiến.
GV: Nhận xét tóm tắt nội dung, nhận xét, bổ sung.
HS: Đọc lại nội dung: Nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND và UBND xã (phường, thị trấn).
GV: Chốt lại phần này, cho HS làm bài tập sau:
Bài tập: Xác định nhiệm vụ, quyền hạn nào sau đây thuộc về HĐND và UBND xã (phương, thị trấn)?
+ Quyết định chủ trương biện pháp xây dựng và phát triển sđịa phương.
+ Giám sát thực hiện nghị định của HĐND.
+ Thực hiện chính sách dân tộc tôn giáo địa hương.
+ Quản lý hành chính địa phương.
+ Tuyên truyền giáo dục pháp luật.
+ Thực hiện nghĩa vụ quân sự.
+ Bảo vệ tự do bình đẳng.
+ thi hành pháp luật.
+ Phòng chống tệ nạn xã hội ở địa phương.
HS: Tự bộc lộc suy nghĩa.
GV: Nhạn xét, kết luận. Cho điểm
HS có ý kiến đúng
GV kết thúc tiết 1
Dặn dò xem lại nội dung bài học SGK
1. Nhiệm vụ và quyền hạn của HĐND xa (phường, thị trấn)
HĐND xã (phường thị trấn) do nhan dân xã (phường thị trấn) trực tiếp bầu ra.
- Nhiệm vụ và quyền lợi:
Quyết định những chủ trương và biện pháp qun trọng ở địa phương như xây dựng kinh tế - xã hội,củng cố quốc phòng an ninh, không ngừng cải thiện đời sống vật chất,tinh thần của nhân dân địa phương, làm tròn nghĩa vụ của địa phương với cả nước.
+ Giám sát hoạt động của thường trực HĐND, UBND xã (phường, thị trấn) giám sát việc thực hiện nghị quyết của HĐND xã (phường, thị trấn) và các lĩnh vực kinh tế văn hóa, xã hội, đời sống.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của UBND xã (phường , thị trán):
- UBND xã (phường, thị trán) do HĐND xã (ơhngf, thị trấn) bầu ra.
- Nhiệm vụ và quyền hạn:
+Quản lý hà nước ở địa phương các lĩnh vực.
+ Tuyên truyền và giáo dục pháp luật.
+ Đảm bảo an ninh trật tự an toàn xã hội.
+ Phòng chống thiên tai bảo vệ tài sản.
+ Chống tham nhũng và tệ nạn XH
tiết 2
Hoạt động 4
hệ thống hóa nội dung chính của bài học
Kết hợ với kiến thức bài 17 và phần đã học ở tiết 1 bài 18, GV hướng dẫn HS thỏa luận để rút ra nội dung bài học.
Câu hỏi:
1, HĐND và UBND xã (phường, thị trấn) là cơ quan chính quyền thuộc cấp nàp?
2, HĐND xã (phường, thị trấn) do ai bầu ra và có nhiệm vụ gi?
3, UBND xa (phường, thị trấn) do ai bầu ra và có nhiệm vụ gì?
4, Trách nhiệm của công dân đối với bộ máy nhà nước cấp cơ sở xã (phường, thị trấn) như thế nào?
GV: Phan công :
Nhóm 1: Câu 1
Nhóm 2: Câu 2
Nhóm 3: Câu 3
Nhóm 4: Cau 4
Vì các câu hỏi đã chuẩn bị kĩ và đã được học nên GV cho thời gia thảo luận ngắn. Phân công hóm theo bàn và ngồi tại chỗ.
HS: Trả lời câu hỏi
GV: Nhận xết va bổ sug ý kiến
HS: Ghi vào vở.
Để liên hệ nội dung bài học, GV cho HS làm bài tập trắc nghiệm sau.
Nội dung: Những hành vi nào sau đây góp phần xây dựng nơi em ở?
- Chăm chỉ lao động giúp đỡ gia đình và làm nghề truyền thống .
- Giữ gìn môi trường
- Tham gia luật nghĩa vụ quan sự khi đủ tuổi.
- PHòng chống tệ nạn xã hội.
HS: Tự do trả lời.
GV: Nhận xét, cho điển H S, kết luận phần bài học, củng cố kiến thức cho HS.
+ HĐND và UBND xã (phường, thị trấn) là cơ quan chính quyền cấp cơ sở.
+ HĐND xã (phường, thị trấn) do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước dân về:
- ổn định kinh tế
-Nâng cao đời sống
- Củng cố quốc phòng an ninh
- UBND do HĐNDbầu ra có nhiệm vụ:
+ Chấp hành Nghị quyết cả HĐND.
+ Là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.
- HĐND và UBND là cơ quan nhà nước của dân, do dân vì dân.
Chúng ta cần:
+ Tôn trọng bảo vệ.
+ Làm tròn trách nhiệm và nghĩa vụ đối với nhà nước.
+ Chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật.
+ Quy định của chính quyền địa phương.
Hoạt động 5
luyện tập củng cố và làm bài taapj Sgk
Phần bài tập này, GV tổ chưc theo nhóm (như hoạt động 4). GV cho bài tập SGK và bài tập bổ sung.
Bài tập 1: Em hãy chọn các mục A tương ứng với mục B.
A. Việc cần giải quyết
B: Cơ quan giải quyết
1. Đăng kí hộ khẩu
2. Khai báo tạm thời
3. Khai báo tạm vắng.
4. Xin giấy khai sinh.
5. Sao giấy khai sinh.
6. Xác nhận lí lịch.
7. Xin sổ y bạ khám bệnh.
8. Xác nhận bảng điểm học tập.
9. Đăng ký kết hôn
1. Công an.
2. UBND Xã
3. Trường học
4. Trạm y tế (bệnh viên)
Câu 2: Em hãy chọn ý đúng.
Ban AN kể tên các cơ quan nhà nước cấp cơ sở như sau:
a. HĐND xã (phường, thị trấn)b. UBND xã (phường, thị trấn)
c. Công an xã (phường, thị trấn)
f. Đoàn TNCSHCM xã (phường, thị trấn )
f. Đoàn TNCSHCM xã (phường, thị trấn)
g. mặt trận tổ quốc xã (phường, thị trấn)
i. Hợp tác xã dệt thảm len
j. Hội cựu chiến binh
k. Trạm bơm
Câu 3:Em hãy chọn ý đúng.
Em An 16 tuổi đi xe máy phân khối lớn. Rủ bạn đua xe, lạng lách, đánh võn bị cảnh sát giao thông huyện bắt giữ. Gia đình em An đã nhờ ông chủ tịch xã xin bảo lãnh và đề UBND xã xử lý.
a, Việc làm của gia đình em An đúng hay sai?
b, Vi phạm của An xử lí thế nào?
Phần thảo luận này, các nhóm bắp thăm câu hỏi và chuẩn bị. Nhóm trưởng trình bày câu trả lời của nhóm.
HS: Cả lớp nhận xét
GV: Đánh giá cho điểm.
Đáp án:
+ A1, A4, A5, A6, A9 - B2
+ A2, A3 - B1
+ A8 - B3
+A7 - B4
Câu 2:
a, b, c, d, e
Câu 3:
- Việc làm của gia đình bạn An là sai.
- Vi phạm của An là do cơ quan cảnh sát giao thông xử lý theo quy định của pháp luật
Hoạt động 6
củng cố kiến thức rèn luyện kĩ năng
Hoạt động này, GV có thể tổ chức cho HS chơi trò chơi sám vai thành tiểu phẩm:
- tệ nạn xã hội xảy ra tại địa phương (số đề, bạo lực, rựợu)
- Thực hiện sinh đẻ có kế hoạch
- Giải quyết công việc cá nhân, gia đình với các cơ quan địa phương không đúng chức năng
HS: Thể hiện các vai theo phàn tự chọn
GV: Nhận xét và kết luận toàn bài.
HĐND và UBND xã (phường, thị trấn) là do cơ quan chính quyền àh nước cấp cơ sở trong hệ thống bộ máy nhà nước. Nàh nước của dân, do dân, vì dân. Với chức năng nhiệm vụ quyền hạn của mình, các cơ quan cấp cơ sở thực hiện tốt đường lối chính sách của Đảng, Pháp luật của nhà nước để mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho nhân dân. Với ý nghĩa đó, chúng ta phải chống lại những thói quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng một số quan chức địa phương để phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động. Như vậy chúng ta đã góp phần hỏ bé vào công cuộc đổi mới quê hương.
5. Dặn dò
Bài tạp sách giáo khoa
Tìm hiểu lich sử truyền thống quê hương ta.
Tìm hiểu tấm gương cán bộ xã (phường, thị trấn) làm tốt nhiệm vụ.
File đính kèm:
- bai soan giao duc cong dan 7ca nam 0910.doc