Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 từ tiết 19 đến tiết 26

 1. Kiến thức:

 - Hiểu được các quyền cơ bản của trẻ em theo công ước Liên hợp quốc

 - Hiểu được ý nghĩa câc quyền đó đối với sự phát triển của trẻ em

 2. Thái độ:

 - HS tự hào là tương lai của dân tộc và nhân loại.

 - Biết ơn những người chăm sóc, dạy dỗ, đem lại cuộc sống hạnh phúc cho mình.

 3. Kĩ năng:

 - Phân biết được những việc làm vi phạm và những việc làm tôn trọng quyền trẻ em.

 - HS biết trực hiện tốt quyền và bổn phận của mình, tham gia phát hiện. ngăn ngừa những hành vi vi . .phạm quyền trẻ em

 B. Phương pháp

 - Xử lí tình huống.

 - Tổ chức trò chơi.

 - Thảo luận nhóm.

 C. Tài liệu phương tiện

 - SGK, SGV GDCD6

 - Công ước LHQ về quyền trẻ em.

 - Tranh ảnh về sự chăm sóc, dạy dỗ trẻ em.

 - Phiếu học tập.

 D. Các hoạt động dạy học

 1. Ổn định tổ chức.

 2. KIểm tra bài cũ: Mục đích học tập của em là gì? Em cần làm gì để thức hiện mục đích đó ?

 3. Bài mới

 Giới thiệu bài: GV yêu cầu HS giải thích câu khẳng định của UNESCO “ Trẻ em hôm nay, thế giới

 ngày mai ” để dẫn dắt vào bài.

 

doc16 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1474 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 từ tiết 19 đến tiết 26, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ều đặc biệt hiện nay trong sự thay đổi ở Cô Tô là tất cả trẻ em trong độ tuổ đi học đều được đi học. - Có được điều thay đổi đó là do Đảng và Nhà nước quan tâm tạo điều kiện, sự ủng hộ của các ban ngành, các thầy cô giáo cùng nhân dân tạo điều kiện hết mức nên Cô Tô đẵ hoàn thành mục tiêu phổ cập xóa mù chữ. 2. Nội dung bài học a. Học tập là vô cùng quan trọng.Có học tập chúng ta mới có kiến thức, có hiểu biewets, được phát triển toàn diện trở thành người có ích cho gia đình và xã hội . b. Qui định của pháp luật - Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân. * Quyền: - Học không hạn chế. - Học bằng nhiều hình thức. * Nghĩa vụ: - Hoàn thành bậc học phổ cập giáo dục - Gia đình có nghĩa vụ tạo điều kiện cho con em mình hoàn thành nghĩa vụ học tập. 4. Củng cố - dặn dò - GV nêu kết luận nội dung tiết 1. - HS về nhà chuẩn bị phần còn lại của bài. ___________________________________________________________________________________ Tiết 2 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: - Theo em, vì sao chúng ta phải học tập ? - Pháp luật qui định về quyền và nghĩa vụ học tập của công dân như thế nào ? 3. Bài mới Giới thiệu bài: GV tóm tắt nội dung tiết 1, chuyển ý vào tiết 2 Hoạt động 1 Tìm hiểu nội dung bài học ( Tiếp theo ) - GV nêu tình huống: Ở lớp 6 A, An và khoa tranh luận với nhau về quyền và nghĩa vụ học tập như sau: - An nói: Học tập là quyền của mình nên mình học tũng được mà không cũng được, không ai có quyền bắt mình học cả. - Khoa nói: Tớ chẳng thích học ở lớp này tí nào nữa ví câc bạn toàn là con nhà nghèo, quê ơi là quê. Chúng nó đáng lẽ không được đi học mới đúng. - GV nêu câu hỏi: + Em suy nghĩ như thế nào về ý kiến của An và Khoa? + Em có ý kiến như thế nào về việc học tập ? - HS thảo luận trả lời - GV nhận xét, bổ sung và giới thiệu Điều 9 (Luật GD) Hoạt động 2 Liên hệ thực tế - GV nêu bài tập a (SGK) - HS trình bày - GV nêu bài tập b - HS trình bày - GV nêu câu hỏi: Chúng ta cần làm gì để thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ học tập ? Hoạt động 3 Hướng dẫn giải bài tập - GV nêu bài tập c - HS thảo luận và trình bày - GV nêu bài tập d - HS trình bày 2. Nội dung bài học c. Trách nhiệm của Nhà nước - Nhà nước tạo điều kiện cho các em được học hành; mở mang hệ thống trường lớp, miễm phí cho học sinh tiểu học, giúp dỡ trẻ em khó khăn. - Kể những hình thức học tập mà em biết: + Học theo trường theo lớp. + Học bổ túc. + Tự học có hướng dẫn + Học ở lớp học tình thương. + Học qua theo chương trình dạy học trên truyền hình - Nêu một số tấm gương vượt khó vươn lê trong học tập: + Trong sách báo. + Trong thực tế ở trường, lớp, ở địa phương em - Để thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ học tập chúng ta phải có sự say mê, kiên trì, tự lực, có phương pháp học tập đúng đắn. - Bài c: + Với những trẻ em khuyết tật các em có thể học ở những trường mà Nhà nước mở để giành riêng cho họ, đó là những trường trẻ khuyết tật. + Với trẻ em khó khăn thí có thể học ở các lớp học bổ túc. lớp học tình thương, học theo chương trình từ xa trên truyền hình... - Bài d: Ý dúng là ý 3 tức là phải biết cân đối nhiệm vụ học tập với các nhiệm vụ khác. 4. Củng cố - dặn dò - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi ( Vận dụng bài tập e ) - HS về nhà chuẩn bị trước Bài 16 Tuần 28 Ngày soạn: Tiết 27 Ngày dạy: KIỂM TRA ( Thời gian 45 phút) ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN GDCD LỚP 6 ( Học kì 2 – năm học 2008 – 2009) A. phần trắc nghiệm: Chọn ý trả lời đúng nhất ghi vào bài làm ( VD: Câu 1: Ý a ) Câu 1: Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em ra đời năm nào ? 1979. b. 1989. c. 1990. d. 1999. Câu 2: Việc làm nào sau đây là thực hiên tốt quyền trẻ em ? a. Bắt trẻ em làm việc nặng nhọc nhưng trả tiền công cao. b. Thấy trẻ em làm việc xấu không can ngăn. c. Cho trẻ em hút thuốc là. d.. Tổ chức việc làm cho trẻ có hoàn cảnh khó khăn Câu 3: Trường hợp nào sau đây là công dân Việt Nam ? a. Người Việt Nam định cư và đã nhập quốc tịch nước ngoài. b. Người nước ngoài đang công tác có thời hạn tại Việt Nam. c. Người Việt Nam đi công tác nước ngoài. d. Cả ý đều đúng. Câu 4 Trẻ em đủ nhiêu tuổi thì được điều khiển xe gán máy có dung tích xi lanh dưới 50 cm3 ? a. 15 tuổi b. 16 tuổi. c. 17 tuổi d. 18 tuổi. B. Phần tự luận Câu 1: Công dân là gì ? Hãy nêu một số quyền và nghĩa vụ của công dân mà em biết. Em cần làm gí để trở thành người công dân có ích cho đất nước? Câu 2: Tai nạn giao thông đã và đang gây ra những thiệt hại như thế nào cho con người ?Theo em những nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng tai nạn giao thông ? Học sinh cần làm gì để góp phần thực hiện tốt trật tự an toàn giao thông ? Câu 3: Ví sao con người cần phải học tập ? Hải là một học sinh chăm ngoan, học giỏi . Lên lớp 6 thì chẳn may bố mất, hoàn cảnh gia đình rất khó khăn. Hải có thể phải nghỉ học để lao động giúp mẹ nuôi các em ăn học. Nếu em là Hải thì em sẽ giải quyết khó khăn này như thế nào ? ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2đ) Câu 1: Ý a. Câu 2: Ý d. Câu 3: Ý c. Câu 4: Ý b. B. PHẦN TỰ LUẬN (8đ) Câu 1: (3đ) - Nêu được khái niệm công dân (0.5đ) - Công dân có một số quyền : Quyền học tập, quyền có quốc tịch, quyền tự do cư trú, tự do đi lại, quyền được hưởng chế độ bảo vệ chăm sóc sức khỏe, quyền bất khả xâm về thân thể, quyền bất khả xâm phạm về chổ ở... (1,5đ). - Để trở thành người công dân có ích cho xã hội em cần phải ra sức học tập, tu dưởng đạo đức, rèn luyện sức khỏe mai sau trở thành người công dân tố góp phần xây dựng quê hương đất nước. (1.đ) Câu 2. (3đ) - Tai nạn giao thông đã và đang gây ra những thiệt hại to lớn về người và của cho con người.Hiện nay trung bình ngày ở Việt Nam có khoảng 30 người chết, 80 người bị thương do tai nạn giao thông .Nó không loại trừ một ai và là nổi bất hạnh to lớn cho nhiều gia đình, làm ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước...(1đ) - Những nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông: + Phương tiện giao thông tăng nhanh. + Sự thiếu hiểu biết về luật giao thông của người tham gia giao thông. + Ý thức của một số người khi tham gia giao thông chưa cao. + Việc quan lí của Nhà nước về giao thông chưa tốt. (1đ) - Những việc HS cần làm để góp phần thực hiên tốt TTATGT: + Học và thực hiện tốt những qui định của luật giao thông. + Tuyên truyền, nhắc nhỡ mọi người cùng thực hiện. + Lên án , phê phán tình trạng cố tình vi phạm TTATGT. (1đ) Câu 3. (2đ) - Phải học tập vì: Có học tập thì mới có kiến thức, có hiểu biết, được phát triễn toàn diện, trở thành người có ích cho gia đình và xã hội. (1đ) - HS nêu dược cách giải quyết khó khăn của gia đình và bản thân vẫn thực hiện được quyền và nghĩa vụ học tập. (1đ) ___________________________________________________________________________________ Tuần 29 Ngày soạn: Tiết: 28 Ngày dạy: Bài 16 QUYỀN ĐƯỢC PHÁP LUẬT BẢO HỘ VỀ TÍNH MẠNG, THÂN THỂ, SỨC KHỎE, DANH DỰ VÀ NHÂN PHẨM A. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: HS hiểu: - Những qui định của pháp luật về quyền được bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. - Hiểu dó là tài sản quí nhất của con người, cần phải giữ gìn và bảo vệ. 2. Thải độ: - Có thái độ quí trọng tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của bản thân và người người khác. 3. Kĩ năng: - Biết tự bảo vệ mình khi có nguy cơ bi xâm hại thân thể, danh dự, nhân phẩm. - Không xâm hại đế người khác. B. Phương pháp - Xử lí tình huống. - Thảo luận nhóm. - Làm việc cá nhân. - Tổ chức.trò chơi C. Tài liệu phương tiện - SGK, SGV GDCD6 - Hiến pháp 1992. - Bộ luật hình sự 1999. - Tranh bài 16 ( Bộ tranh GDCD6 ). D. Các hoạt động dạy học 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: -Theo em, việc học tập quan trọng như thế nào? Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân được thể hiện như thế nào ? - Nhà nước đã có trách nhiệm như thế nào đối với việc học tập của công dân ? 3. Bài mới Tiết 1 Giới thiệu bài: Gv nêu một tình huống có nội dung liên quan để dẫn dắt vào bài. Hoạt động 1 Tìm hiểu nội dung truyện đọc - GV yêu cầu HS đọc truyện và nêu câu hỏi: 1 Vì sao Ông Hùng lại gây ra cái chêt co ông Nở ? 2. Hành vi của ông Hùng có phải là cố ý không ? 3. Việc ông Hùng bị khởi tố chứng tỏ điều gì ? - HS trả lời lần lượt từng câu hỏi. - GV giới thiệu điều 93- Bộ luật Hình sự và nêu kêt luận Hoạt động 2 Tìm hiểu nội dung bài học -Theo em, đối với con người thì cái gì là quí giá nhất ? Nêu xâm hại đến tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm thì sẽ bị xử lí như thế nào? - GV nêu tình huống :Nam và Son ngối cạnh nhau. Một hôm Sơn bi mất viết, tìm mãi không thấy, Sơn đã đỗ tội cho Nam lấy cắp. Nam cải mãi khồn được nên đã xông vào đánh Sơn chảy cả máu mũi . Cô giáo đã mời cả hai bạn len văn phòng để xử lí. - GV nêu câu hỏi: + Em hãy nhận xét cách ứng xử của hai bạn. + Nếu em là một trong hai bạn đó thì em sẽ làm gì ? + Nếu em là bạn cùng lớp của hai bạn đó thì em sẽ làm gì ? - HS nêu cách xử lí tình huống. - GV giới thiệu điều 121, 122, 104- Bộ luật Hình sự và nêu kết luận - GV hướng dẫn HS liên hệ thực tế: + Nêu một vị dụ trong thực tế về sự vi phạm luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của côn người mà em biết. + Em hiểu bảo hộ là như thế nào ? - GV giới thiệu điều 71- Hiến pháp 1992 1. Truyện đọc Một bài học 2. Nội dung bài học - Đối vơi con người thì tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm là quí giá nhất. - Mọi việc làm xâm hại đến tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác đều là phạm tội và sẽ bi trừng phạt nghiêm khắc. - Sơn sai: Vì chưa có chứng cớ mà nói bạn ăn cắp là xâm hại đến danh dự và nhân phẩm của bạn. - Nam sai: là đã đánh bạn là đã xâm hại đến thân thể, sức khỏe của bạn. - Nếu là một trong hai bạn thì phải kiềm chế không xâm hại đến bạn. - Nêu là bạn cùng lớp thì phải kịp thời can ngăn. - HS liên hệ thực tế và trình bày. 4. Củng cố - dặn dò. - GV nêu kết luận nội dung tiết học. - HS về nhà chuẩn bị phần còn lại của bài.

File đính kèm:

  • docGAGDCD6KI II.doc