Giáo án Giáo dục công dân 8 - Nguyễn Thị Thanh Nga - Trường THCS Lộc Ninh

A/. Mục tiêu bài học:

1.Về kiến thức:HS hiểu thế nào là tôn trọng lẽ phải. Những biểu hiện của tôn trọng lẽ phải. HS nhận thức được vì sao trong cuộc sống mọi người đều cần phải tôn trọng lẽ phải.

2. Về kĩ năng: HS có thói quen và biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân trở thành người biết tôn trọng lẽ phải.

3. Về thái độ: HS biết phân biệt các hành vi thể hiện sự tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống hàng ngày. Học tập gương của những người biết tôn trọng lẽ phải phê phán những hành vi thiếu tôn trọng lẽ phải.

B/. Nội dung:

- Cần cho HS hiểu tôn trọng lẽ phải là điều kiện, là biện pháp giao tiếp ứng xử cần thiết của mỗi cá nhân trên cơ sở tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với yêu cầu của cộng đồng xã hội.

- Cần nhấn mạnh nội dung, cốt lõi của tôn trọng lẽ phải là sống trung thực giám bảo vệ những điều đúng đắn, không chấp nhận và không làm những điều sai trái.

- Tôn trọng lẽ phải được biểu hiện ở mọi nơi mọi lúc qua thái độ lời nói hành động.

C/. Tài liệu - Phương tiện:SGK, SGV GDCD 8

 Sưu tầm thêm một số câu chuyện, thơ, câu nói của các danh nhân hay ca dao tục ngữ về tôn trọng lẽ phải.

D/. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

I/. Ổn định tổ chức: 81: 82: 83: 84:

II/. Kiểm tra bài cũ:Giáo viên giới thiệu nội dung chương trình môn GDCD 8, một số quy định trong học tập đối với bộ môn.

III/. Bài mới:

Mỗi con người sống trong xã hội phải luôn luôn tuân thủ, lắng nghe ý kiến và đồng thời phải biết cách xử sự đúng mức, phải luôn nghe và làm đúng với đạo lí làm người, thẳng thắn đấu tranh chống mọi việc làm gian dối. Muốn vậy chúng ta phải biết phân biệt được việc làm nào đúng việc làm nào sai. Nếu làm được điều đó chúng ta đã biết tôn trọng lẽ phải. Vậy thế nào là tôn trọng lẽ phải? Nội dung của nó ra sao và cần biểu hiện ntn? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu rõ điều đó.

 

doc95 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1211 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 8 - Nguyễn Thị Thanh Nga - Trường THCS Lộc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h xuất sắc nhiệm vụ được giao. Còn nếu không có nội quy đ ai muốn làm gì thì làm, làm theo ý thích thì sự lộn xộn, rối loạn sẽ xảy ra đ hiệu quả lao động thấp ? Vì sao phải có pháp luật? ? Vì sao mọi người phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật * Sở dĩ phải có pháp luật vì: Pháp luật là công cụ, là phương tiện để Nhà nước quản lý XH, nếu không có pháp luật thì Nhà nước không thể quản lý được XH và XH sẽ trở nên loạn lạc. * Mọi người phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật để pháp luật được thưùa nhận và để bảo đảm quyền tự do cho mọi người (Tự do trong khuôn khổ của pháp luật) đ nếu ai không chấp hành sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. GV: Vậy, pháp luật chỉ phát sinh, tồn tại và phát triển trong XH có giai cấp. Bản chất của pháp luật thể hiện ở tính giai cấp - phản ánh ý chí của giai cấp thống trị XH. Trong XH khong có giai cấp cũng không có pháp luật: VD : Xã hội công xã nguyên thuỷ. Tính giai cấp của pháp luật thể hiện ở chổ giai cấp thống trị điều chỉnh các quan hệ XH, hướng các quan hệ XH phát triển theo một trật tự phù hợp với ý chí vủa giai cấp mình nhằm bảo vệ, củng cố địa vị của giai cấp thống trị trong XH. đ Pháp luật chính là công cụ để thống trị giai cấp. Tuy nhiên, pháp luật do Nhà nước - đại diện cho toàn XH ban hành nên cũng mang tính XH thể hiện ý chí và lợi ích chung của các giai cấp khác nhau trong XH. ? Pháp luật có những đặc điểm cơ bản nào? ? Thế nào là tính quy phạm phổ biến; tính xác định chặt chẽ, tính bắt buộc 2, Đặc điểm của pháp luật: a) Tính quy phạm phổ biến là các quy định của pháp luật là thước đo hành vi của mọi người trong XH quy định khuôn mẫu, những quy tắc xử sự chung mang tính phổ biến GV: Có nghĩa là nó quy định phải làm gì, được phép hay không được phép làm gì, chịu trách nhiệm gì và bị xử lý như thế nào khi vi phạm, được áp dụng nhiều lần trong phạm vi rộng lớn. VD: Luật giao thông đường bộ: Khi qua ngã ba- ngã tư gặp đèn đỏ đ dừng lại. Khi sử dụng xe máy có dung tích trên 50cm3 phải có giấy phép lái xe... b) Tính xác định chặt chẽ: các điều luật được quy định rõ ràng, chính xác, chặt chẽ, thể hiện trong các văn bản pháp luật. GV: Làm như vậy, để mọi người đều hiểu và xử sự theo một khuôn mẫu thống nhất. Các nội dung của các quy tắc được thể hiện trong hình thức xác định được quy định chặt chẽ -văn bản pháp luật, c) Tính bắt buộc. (cưỡng chế): Pháp luật do Nhà nước ban hành, mang tính quyền lực Nhà nước, bắt buọc mọi người đều phải tuân theo, ai vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định. GV: Pháp luật do Nhà nước ban hành tức là mang sức mạnh của Nhà nước tác động đến tất cả mọi người, buộc mọi người phải tuân theo, không phân biệt giàu -nghèo, sang hèn, cán bọ hay nhân dân, ai vi phạm tuỳ từng mức độ cụ thể sẽ bị xử lý (Đ52 Hiến pháp 1992: Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật). 4. Cũng cố: - GV cho HS làm bài tập 1 SGK + Yêu cầu HS đọc nội dung bài tập III. Luyện tập: * Bài tập 1: Đáp án: - Hành vi vi phạm kỷ luật của Bình như đi học muộn, không làm đủ bài tập, mất trật tự trong giờ học do Ban giám hiệu Nhà trường xử lý trên cơ sở nội quy trường học. - Hành vi đánh nhau với các bạn trong trường là hành vi vi phạm pháp luật, căn cứ vào mức độ vi phạm và độ tuổi của Bình, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ áp dụng các biện pháp xử phạt thích đáng. - Còn thời gian GV đọc sách tư liệu GDCD cho HS nghe. 5. Hướng dẫn về nhà: - Học thuộc nội dung bài học - Nghiên cứu bài học 3, 4 để hôm sau học tiết 2 T: 33 Ôn tập học kỳ II S: G: I. Mục tiêu bài học: - Hệ thống hoá các bài trong chương trình học kỳ II nhằm giúp các em nắm chắc những kiến thức đã học trong chương trình. II. Nội dung: - HS nhớ và khắc sâu những nội dung đã học từ bài 13 đ 20 III. Tài liệu và phương tiện: - SGK, SGV GDCD 8 IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. ổn định: Kiểm tra sĩ số: 2. Bài cũ: Kết hợp kiểm tra trong quá trình ôn tập 3. Bài mới: ? Thế nào là tệ nạn XH? Để phòng chống tệ nạn XH pháp luật nước ta quy định như thế nào? ? Hãy nêu tính chất nguy hiểm của HIV/AIDS? ? HS cần làm gì để phòng, chống HIV/AIDS? ? Pháp luật quy định như thế nào để phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy, nổ và các chất độc hại? ? Hãy nói rõ các quyền sở hữu tài sản? Trong đó quyền nào là quan trọng nhất? Vì sao? ? Công dân có nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng như thế nào? ? Thế nào là quyền khiếu nại, thế nào là quyền tố cáo? ? Thế nào là quyền tự do ngôn luận? ? Công dân sử dụng quyền tự do ngôn luận như thế nào? Vì sao? ? Hiến pháp là gì? Hãy nói rõ nội dung cơ bản của Hiến pháp? 4. Củng cố: * Bài 13: "Phòng, chống tệ nạn xã hội" - Tệ nạn XH là mọt hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch các chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội. - Quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn XH: + Cấm đánh bạc dưới bất kỳ hình thức nào, nghiêm cấm tổ chức đánh bạc. + Cấm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển,mua bán, sử dụng, tổ chức ửu dụng, cưỡng bức, lôi kéo sử dụng trái phép chất ma tuý. + Những người nghiện ma tuý bắt buộc phải cai nghiện. + Nghiêm cấm hành vi mại dâm, dụ dỗ hoặc dẫn dắt mại dâm. + Trẻ em không được đánh bạc, uống rượu, hút thuốc và dùng các chất kích thích có hại cho sức khoẻ. + Nghiêm cấm lôi kéo trẻ em đánh bạc, cho trẻ em uống rượu, hút thuốc và dùng các chất kích thích khác. + Nghiêm cấm dụ dỗ, dẫn dắt trẻ em mại dâm, bán hoặc cho trẻ em sử dụng những văn hoá phẩm đồi truỵ. *Bài 14:"Phòng chống nhiễm HIV/AIDS" - Tính chất nguy hiểm: + ảnh hưởng: - Sức khoẻ, tính mạng con người - Tương lai nòi giống của dân tộc + Làm cho kinh tế - XH của đất nước bị suy giảm, gia đình tan nát, vi phạm pháp luật. - Trách nhiệm của học sinh: + Hiểu biết đầy đủ về HIV/AIDS. + Chủ động phòng, chống cho mình và gia đình. + Không phân biệt đối xử với người bị nhiễm. + Tích cực tham gia các hoạt động phòng chống HIV/AIDS. * Bài 15 "Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại". - Quy định của pháp luật: + Cấm tàng trữ, vận chuyển, buôn bán, sử dụng trái phép các loại vũ khí, các chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ và độc hại. + Chỉ những cơ quan, tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao nhiệm vụ và cho phép mới được giữ chuyên chở và sử dụng vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ và độc hại. + Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo quản, chuyên chở và sử dụng vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ và độc hại phải được huấn luyện về chuyên môn, có đủ phương tiện cần thiết và luôn tuân thủ quy định về an toàn. * Bài 16: "Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác" - Các quyền sở hữu tài sản: + Quyền chiếm hữu là........ + Quyền sử dụng là................. + Quyền định đoạt là.......... - Trong các quyền đó, thì quyền định đoạt là quyền quan trọng nhất vì chỉ có quyền định đoạt người có tài sản mới có quyền bán, tặng, cho... người khác tài sản của mình. * Bài 17: "Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng". - Nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản Nhà nước của công dân: + Không được xâm phạm (lấn chiếm, phá hoại hoặc sử dụng vào mục đích cá nhân) tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng. + Khi được Nhà nước giao quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước phải bảo quản, giữ gìn, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả, không tham ô, lãng phí. * Bài 18: "Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân" - Quyền khiếu nại là quyền... - Quyền tố cáo là quyền... * Bài 19: "Quyền tự do ngôn luận. - Quyền tự do ngôn luận là quyền của công dân được tham gia bàn bạc, thảo luận, đóng góp ý kiến vào những vấn đề chung của đất nước và xã hội. - Công dân sử dụng quyền tự do ngôn luận phải tuân theo quy định của pháp luật vì như vậy sẽ phát huy tính tích cực, quyền làm chủ công dân, góp phần xây dựng Nhà nước, quản lý xã hội. * Bài 20: "Hiến pháp nước cộng hà xã hội chủ nghĩa Việt Nam". - Hiến pháp là đạo luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Mọi văn bản pháp luật khác đều được xây dựng, ban hành trên cơ sở các quy định của Hiến pháp, không được trái với Hiến pháp. - Nội dung cơ bản cỉa Hiến pháp: + Quy định những vấn đề nền tảng, những nguyên tắc mang tính định hướng của đường lối xây dựng, phát triển đất nước: bản chất Nhà nước, chế độ chính trị, kinh tế, chính sách văn hoá-XH, quyền- nghĩa vụ cơ bản của công dân, tổ chức bộ máy Nhà nước... III. Luyện tập: - Cho HS nhắc lại toàn bộ nội dung chính của các bài. - Làm một số bài tập có liên quan. 5. Hướng dẫn về nhà: - Học thuộc nội dung bài học - Làm bài tập 6. Rút kinh nghiệm: Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 34 Kiểm tra chất lượng học kỳ II. I. Mục tiêu bài học: - Giúp HS nắm và vận dụng những kiến thức đã học vào làm bài, thực hiện đúng yêu cầu chương trình của môn học. II. Tài liệu và phương tiện: - HS học thuộc nội dung các bài học đã giới hạn. - Giấy kiểm tra - GV: Ra đề kiểm tra + đáp án. - SGK, SGV GDCD 8 và một số tài liệu có liên quan. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu. 1. ổn định: Kiểm tra sĩ số: 8A: B: C: D: E: 2. bài cũ: Thay bằng nhắc nhở, ý thức thái độ làm bài trong giờ kiểm tra. 3. Bài mới: - GV phát đề cho HS làm bài theo đề chẵn lẽ. - Đọc đề cho HS dò đềtheo số thứ tự từ đề 1 đến đề 4 (đề đã được in sẵn trên giấy) - GV theo dõi, quan sát ý thức, thái độ làm bài của HS (nhắc nhở, xử lý đối với những HS vi phạm giờ kiểm tra) - Hết thời gian làm bài: GV thu và kiểm tra số lượng bài của HS. 4. Củng cố: - Nhận xét ý thức, thái độ làm bài của HS - Đánh giá - cho điểm tiết học. 5. Hướng dẫn về nhà: - Xem lại nội dung bài kiểm tra - Nghiên cứu, tìm hiểu ma tuý trong nhà trường và học đường để hôm sau ngoại khoá. 6. Rút kinh nghiệm: :............................................................................................. ..................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docCD8HotKA.doc