I/. Mục tiêu:
1/. Kiến thức:
- Hs hiểu được thế nào là tôn trọng kỉ luật.
- Ý nghĩa và sự cần thiết của ton trọng kỉ luật.
2/. Kĩ năng:
- Có khả năng rèn luyện tính kỉ luật và nhắc nhở người khác cùng thực hiện.
- Đấu tranh chống biểu hiện vi phạm kỉ luật.
3/. Thái độ:
- Có ý thức tự đánh giá hành vi của bản thân và của người khác về ý thức kỉ luật.
- Có thái độ tôn trọng kỉ luật.
II/. Chuẩn bị:
1/. Giáo viên: - Sơ đồ hóa kiến thức; Bảng phụ, bút dạ.
- Sưu tầm tục ngữ, ca dao về chủ đề.
- Sưu tầm những tấm gương sáng về kỉ luật.
2/. Học sinh:
- Bảng nhóm, bút dạ, nam châm.
- Đọc truyện “Giữ luật lệ chung”, soạn gợi ý a, b SGK trang 13.
- Sưu tầm tục ngữ, ca dao nói về chủ đề.
3 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1554 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 - Tiết 6 - Bài dạy: Tôn trọng kỉ luật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 6 Tiết : 6
Ngày soạn : Ngày dạy :
Bài dạy: TÔN TRỌNG KỈ LUẬT.
I/. Mục tiêu:
1/. Kiến thức:
Hs hiểu được thế nào là tôn trọng kỉ luật.
Ý nghĩa và sự cần thiết của ton trọng kỉ luật.
2/. Kĩ năng:
Có khả năng rèn luyện tính kỉ luật và nhắc nhở người khác cùng thực hiện.
Đấu tranh chống biểu hiện vi phạm kỉ luật.
3/. Thái độ:
Có ý thức tự đánh giá hành vi của bản thân và của người khác về ý thức kỉ luật.
Có thái độ tôn trọng kỉ luật.
II/. Chuẩn bị:
1/. Giáo viên: - Sơ đồ hóa kiến thức; Bảng phụ, bút dạ.
- Sưu tầm tục ngữ, ca dao về chủ đề.
- Sưu tầm những tấm gương sáng về kỉ luật.
2/. Học sinh:
- Bảng nhóm, bút dạ, nam châm.
- Đọc truyện “Giữ luật lệ chung”, soạn gợi ý a, b SGK trang 13.
- Sưu tầm tục ngữ, ca dao nói về chủ đề.
III/. Tiến trình tiết dạy:
1/. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số (1’)
2/. Kiểm tra bài cũ: (5’)
Lễ độ là gì? Em hãy kể một việc làm của em thể hiện tính lễ độ.
Dự kiến trả lời: Lễ độ là: Cách xử đúng mực của mỗi người trong giao tiếp với người khác.
Học sinh nêu một việc làm đúng chủ đề, rõ ràng, có thực.
3/. Giảng bài mới:
a/. Đặt vấn đề: GV treo bức tranh phóng to SGK lên bảng => Em hãy giải thích nội dung bức tranh.
HS trả lời: Tại ngã tư đèn đỏ, chú Công an đứng nghiêm để chỉ huy và chiếc ô tô đỗ đúng vạch quy định khi có tín hiệu đèn đỏ.
GVH: Chú tài xế đó thể hiện đức tính gì?
Hs: Chú biết tôn trọng kỉ luật.
Để hiểu rõ hơn về nội dung này, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
b/. Tiến trình:
Thời lượng
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
Nội dung kiến thức
12’
Hoạt động 1: Phân tích truyện đọc, tảo luận nhóm => Hình thành khái niệm.
Gv gọi HS đọc truyện đọc SGK.
GV nhận xét cách đọc.
GV nêu nội dung thảo luận: Qua truyện trên em thấy Bác Hồ đã tôn trọng những quy định chung như thế nào?
GV (kết luận) mặc dù là Chủ tịch nước, nhưng cử chỉ của Bác đã thể hiện Sự tôn trọng luật lệ chung được đặt ra cho tất cả mọi người.
Thế nào là tôn trọng kỉ luật?
GV kết luận, ghi bài.
Hs đọc truyện đọc “Giữ luật lệ chung”.
Hs cả lớp còn lại theo dõi
HS thảo luận nhóm
Thời gian 4’
Cách thức: Ghi ý kiến thống nhất lên bảng nhóm.
Hết thời gian gắn bảng nhóm lên bảng.
=> Ý kiến thống nhất:
Bác Hồ bỏ dép khi bé vào chúc.
Bác đi theo sự hướng dẫn của các vị sư.
Bác đến mỗi giant hờ thắp hương.
Qua ngã tư, gặp đèn đỏ => Bác bảo chú lái xe dừng lại.
Hs trả lời.
Hs “Cả lớp bổ sung”
1/. Khái niệm:
- Tôn trọng kỉ luật:
Tự giác chấp hành những quy định chung ở mọi nơi, mọi lúc.
Chấp hành mọi sự phân công của tổ chức, của tập thể
8’
Hoạt động 2: Hoạt động cá nhân liên hệ bản thân nêu lên những biểu hiện tôn trọng kỉ luật và thiếu tôn trọng kỉ luật
GV: Treo bảng phụ ghi sẵn nội dung:
Biểu hiện của tôn trọng kỉ luật trong từng lĩnh vực:
Tong gia đình
Nhà trường
Xã hội
Nêu những hành vi không tự giác thực hiện kỉ luật?
GV nhận xét, bổ sung.
3 hs lên bảng điền những biểu hiện vào 3 ô trống.
Gia đình:
Ngủ dậy đúng giờ.
Thực hiện đúng giờ tự học.
Đồ đạc để ngăn nắp, đúng quy định
Nhà trường:
Vào lớp đúng giờ.
Làm bài tập đầy đủ.không vẽ bạy lên bàn
Xã hội:
Không hút thuốc lá.
Thực hiện trật tự ATGT.
Bảo vệ của công.
Hs nêu:
Thấy tín hiệu đèn đỏ vẫn cố tình vượt qua.
Chưa làm bài tập đầy đủ trước khi đến lớp.
Được tổ phân công trực nhật nhưng đẩy sang bạn khác.
7’
Hoạt động 3: Tìm hiểu tác dụng của tôn trọng kỉ luật.
GV cho hs thảo luận nhóm nhỏ.
GV phát phiếu học tập:
Mọi người đều tôn trọng kỉ luật thì xã hội sẽ như thế nào?
Có kỉ luật thì gia đình, nhà trường, xã hội sẽ ra sao?
Tính kỉ luật sẽ mang lại quyền lợi gì cho mọi người?
Tuân theo kỉ luật thì có bị gò bó, mất tự do không? Vì sao?
Gv nhận xét => Kết luận, ghi bài.
Hs thảo luận nhóm nhỏ.
Hs thảo luận (3’) ghi nội dung vào phiếu học tập.
Có nề nếp, kỉ cương.
Ổn định và phát triển.
Vui vẻ, thanh thản và yên tâm công tác, làm việc, học tập.
Không vì đảm bảo quyền lợi cho tất cả mọi người.
2/. Ý nghĩa:
- Có nề nếp, kỉ cương.
- Bảo vệ lợi ích cộng đồng.
- Đảm bảo lợi ích của bản thân.
5’
Hoạt động 5: Củng cố, luyên tập nâng cao nhận thức và rèn luyện sự tôn trọng kỉ luật.
Nêu những thành ngữ, tục ngữ, ca dao nói về tính kỉ luật. (có thể tổ chức cho hs chơi trò chơi tiếp sức: chia lớp làm 2 đội, hội ý 1 phút cử một bạn đầu tiện đại diện cho đội A, B lên bảng ghi nhanh những câu tục ngữ, ca dao nói về tính kỉ luật. Nếu hết nội dung thì nhanh chân chạy xuống, các bạn bên dưới tiếp xức lên. Hết thời gian, cả 2 đội dừng lại).
GV cùng cả lớp kiểm tra, đội nào nhiều nội dung đúng, chính xác thì đội đó thắng cuộc.
GV treo sẵn bảng phụ ghi bài tập:
Rèn luyện kỉ luật
đúng
1/. Đi học đúng giờ.
2/. Giữ gìn trật tự trong lớp.
3/. Xét nét, cố chấp.
4/. Ngăn nắp, chu đáo trong SH gia đình.
5/. Nghiêm túc thực hiện nội quy.
6/. Xuề xòa, dễ tính.
Đại diện hs 2 đội ghi nhanh:
Đất có lề, quê có thói.
Ăn có chừng, chơi có độ.
Ao có bờ, sông có bến.
Nước có ma, chùa có bụt.
Nhập gia tùy tục.
Phép vua thua lệ làng
Hs cả lớp cùng đếm với GV.
HS cả lớp vỗ tay hoan hô cho đội thắng cuộc.
Hs đọc đề bài tập.
Hs xác định yêu cầu bài tập.
Hs xung phong giải bài tập.
* Đáp án: 1, 2, 4, 6
4/. Dặn dò: (1’)
+ Về nhà ôn lại toàn bộ nội dung bài học; Làm bài tập a, b, c SGK trang 13.
+ Xem trước bài 6 “Biết ơn”.
+ Đọc trước truyện đọc => Soạn gợi ý a, b, c SGK trang 15.
+ Sưu tầm tục ngữ, ca dao nói về chủ đề biết ơn.
IV/. Rút kinh nghiệm - Bổ sung:
File đính kèm:
- Tiet 6.doc