I/. Mục tiêu:
1/. Kiến thức:
- Hiểu được thế nào là tiết kiệm.
- Biết được những biểu hiện của tiết kiệm trong cuộc sống.
- Ý nghĩa của tiết kiệm.
2/. Kĩ năng:
- Tự đánh giá được mình về ý thức tiết kiệm.
- Thực hiện tiết kiệm chi tiêu, thời gian, công sức của cá nhân, gia đình và xã hội.
3/. Thái độ:
- Qúy trọng người tiết kiệm, giản dị.
- Ghét sống xa hoa lãng phí.
II/. Chuẩn bị:
1/. Giáo viên: - Bảng phụ, bút dạ.
- Những vụ việc tiêu cực làm thất thoát tài sản nhà nước.
- Những tấm gương sáng về tính tiết kiệm
2/. Học sinh:
- Bảng nhóm, bút dạ, nam châm
- Sưu tầm tục ngữ, ca dao nói về tiết kiệm.
3 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 2090 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 - Tiết 4 - Bài dạy: Tiết kiệm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 4 Tiết : 4
Ngày soạn : Ngày dạy :
Bài dạy: TIẾT KIỆM.
I/. Mục tiêu:
1/. Kiến thức:
Hiểu được thế nào là tiết kiệm.
Biết được những biểu hiện của tiết kiệm trong cuộc sống.
Ý nghĩa của tiết kiệm.
2/. Kĩ năng:
Tự đánh giá được mình về ý thức tiết kiệm.
Thực hiện tiết kiệm chi tiêu, thời gian, công sức của cá nhân, gia đình và xã hội.
3/. Thái độ:
Qúy trọng người tiết kiệm, giản dị.
Ghét sống xa hoa lãng phí.
II/. Chuẩn bị:
1/. Giáo viên: - Bảng phụ, bút dạ.
- Những vụ việc tiêu cực làm thất thoát tài sản nhà nước.
- Những tấm gương sáng về tính tiết kiệm
2/. Học sinh:
- Bảng nhóm, bút dạ, nam châm
- Sưu tầm tục ngữ, ca dao nói về tiết kiệm.
III/. Tiến trình tiết dạy:
1/. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số (1’)
2/. Kiểm tra bài cũ: (5iêng năng, kiên trì có tác dụng như thế nào trong cuộc sống? Nêu 2 câu tục ngữ hoặc ca dao thể hiện tính siêng năng.
3/. Giảng bài mới:
a/. Đặt vấn đề: Gv giới thiệu câu ca dao “Được mùa chớ phụ ngô khoai
Đến khi thất bát lấy ai bạn cùng”.
Câu ca dao trên nói về chủ đề gì? (Tiết kiệm) => Bài mới.
b/. Tiến trình:
Thời lượng
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
Nội dung kiến thức
12’
Hoạt động 1: Phân tích truyện => hình thành khái niệm.
GV Gọi HS đọc truyện “Thảo và Hà”
GV nhận xét cách đọc.
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm:
Nhóm 1, 2:
Thảo và Hà có xứng đáng để Mẹ thưởng tiền không?
Thảo có suy nghĩ gì khi được mẹ thưởng tiền?
Việc làm của Thảo thể hiện đức tính gì?
Nhóm 3, 4:
Diễn biến suy nghĩ của Hà trước và sau khi đến nhà Thảo?
Suy nghĩ của Hà như thế nào?
Gv nhận xét kết luận.
Tiết kiệm là gì?
Gv chốt lại ghi bài.
Em hãy nêu một số biểu hiện trái với tính tiết kiệm?
Hs đọc truyện.
HS thảo luận nhóm (4’)
Cách thức: Các nhóm bàn bạc ghi ý kiến thống nhất lên bảng nhóm.
Thảo có đức tính tiết kiệm.
Hà ân hận vì việc làm của mình.
Hà càng thương mẹ hơn và tự hứa sẽ tiết kiệm.
HS trả lời.
HS nêu:
Lãng phí.
Xa hoa.
Đua đòi
1/. Khái niệm
- Tiết kiệm là biết sử dụng một cách hợp lý, đúng mức của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và người khác
9’
Hoạt động 2: Hoạt động cá nhân => tác dụng của tính tiét kiệm.
GV: Treo bảng phụ ghi sẵn một số tình huống:
Tình huống 1: Lan sắp xếp thời gian ôn tập rất khoa học nên kết quả học tập tốt.
Tình huống 2: Anh em nhà bạn Đức rất ngoan, tuy đã lớn nhưng vẫn mặc quần áo của Bố, Anh để lại.
Tiết kiệm thì bản thân gia đình, xx hội có lợi ích gì?
Gv chốt lại, ghi bài.
GV kể cho HS mẩu chuyện “Chiếc que diêm”.
Bác Hồ khhuyên chúng ta điều gì?
GV kết luận: “Đảng và Nhà nước ta kêu gọi Tiết kiệm là Quốc sách”.
Hs đọc tình huống.
Hs giải thích tình huống.
Hs rút ra kết luận.
HS trả lời.
Làm giàu cho mình , cho gia đình và xã hội.
Thể hiện sự quý trọng kết quả lao động của người khác.
HS nghe.
HS trả lời: “Khi dùng đến một chiếc que diêm thì phải nghĩ đến công sức của bao nhiêu người”.
2/. Ý nghĩa:
- Tiết kiệm thể hiện sự quý trọng kết quả lao động của bản thân mình và của người khác.
9’
Hoạt động 3: Cá nhân rút ra phương hướng rèn luyện tính tiết kiệm
Cung cấp cho HS tư liệu hủ gạo cứu đói, ngày đồng tâm cho HS thấy được tinh thần tiết kiệm, nhường cơm sẻ áo của dân tộc ta để diệt giặc đói sau ngày 2/9/1945.
Gv Em hãy nêu những việc làm thực hành tiết kiệm.
Hs nghe.
Hs nêu.
Ở gia đình.
Ăn mặc giản dị.
Tiêu dùng đúng mức.
Không lãng phí điện, nước.
Ở lớp, trường:
Giữ gìn bàn ghế, tắt quạt điện khi ra về.
Dùng nước xong khóa lại.
Ở xã hội:
Giữ gìn tài nguyênt hiên nhiên.
Không làm thất thoát tài sản nhà nước.
Không ngắt hoa, bẻ cành.
Không la cà nghiện ngập.
8’
Hoạt động 4: Củng cố
GV treo bảng phụ ghi sẵn bài tập:
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước ý thể hiện tính tiết kiệm:
A/. Ăn phải dành, có phải kiệm.
B/. Tích tiểu thành đại.
C/. Năng nhặt chặt bị.
D/. Ăn chắc mặc bền.
E/. Bóc ngắn cắn dài.
G/. Vung tay quá trán
Gv nhận xét và ghi điểm.
Nêu những câu tục ngữ, ca dao nói về tính tiết kiệm?
Nêu những hậu quả của hành vi trái với tiết kiệm trong cuộc sống?
Hs đọc đề bài tập.
Hs xác định yêu cầu bài tập.
Hs xung phong giải bài tập.
Cả lớp nhận xét, bổ sung.
Hs nêu:
Nên ăn có chừng, dùng có mực.
Ít chắt chiu hơn nhiều phung phí.
Tích tiểu thành đại.
Năng nhặt chặt bị.
Hs trả lời.
Đói nghèo.
Kinh tế chậm phát triển.
Xã hội tụt hậu
4/. Dặn dò: (1’)
+ Về nhà ôn lại toàn bộ nội dung bài học.
+ Làm hết phần bài tập SGK.
+ Xem trước bài 4 “Lễ độ”.
+ Đọc truyện “Em Thủy”=> Soạn gợi ý a, b, c SGK. Nhóm 1 sắm vai.
+ Sưu tầm tục ngữ, ca dao nói về tính lễ độ.
IV/. Rút kinh nghiệm - Bổ sung:
File đính kèm:
- Tiet 4.doc