A/ Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Giúp học sinh hiểu biết những biểu hiện của việc tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.
- Nắm được ý nghĩa của việc tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.
2. Thái độ:
- Học sinh có ý thức thường xuyên rèn luyện thân thể, giữ gìn và chăm sóc sức khoẻ cho bản thân.
3. Kĩ năng:
- Biết tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.
- Biết vận động mọi người cùng tham gia và hưởng ứng phong trào thể dục, thể thao.
- Học tập và làm theo tấm gương Bác Hồ trong việc rèn luyện thân thể.
127 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1222 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 - Tiết 1 đến tiết 33, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Kiến thức:
- Giúp hs hiểu được những nội dung cơ bản của quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín,điện thoại,điện tín của công dân được qui định trong hiến pháp của nhà nước ta.
2. Kĩ năng:
-Phân biệt được những hành vi vi phạm pháp luật về quyền trên.
-Biết phê phán tố cáo những ai làm trái PL.
3. Thái độ:
- Có ý thức và trách nhiệm đối với việc thực hiện quyền này.
B/Phương pháp:
- Phân tích,xử lí tình huống.
- Thảo luận nhóm.
C/Chuẩn bị:
- Hs: đọc trước bài ở nhà.
- Gv: bài soạn, bảng phụ, tài liệu tham khảo.
D/Tiến trình lên lớp:
1. ổn định tổ chức: 6A1: 6A3: 6A4: 6A2:
2. Kiểm tra bài cũ: 5/
/?/ Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân là gì? ví dụ?
3 Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 (2’)
* Giới thiệu bài mới.
tình huống:
Nếu nhặt được thư của bạn em sẽ làm gì? sau khi hs trả lời gv kết luận và dẫn vào bài mới.
Hoạt động 2 (8/)
Tìm hiểu tình huống:
Gv:gọi hs đọc tình huống.
/?/ Theo em Phượng có thể đọc thư của Hiền mà ko cần sự đồng ý của Hiền ko? vì sao?
/?/ Em có đồng ý với giải pháp của P là đọc xong thì dán lại rồi mới đưa cho H ko?
/?/ Nếu là Loan em sẽ làm ntn?
Gv giới thiệu điều
73 - HP 1992.(Bảng phụ)
Hoạt động 3 (20’)
* Khai thác nội dung bài học:
Gv chia lớp làm 4 nhóm và phát phiếu học tập y/c các nhóm thảo luận.
N1: Quyền được đảm bảo...của công dân là ntn?
n2: Theo em những hành vi ntn là vi phạm PL về bí mật thư tín...?
n3: Người vi phạm pháp luật về quyền được đảm bảo an toàn thư tín... sẽ bị xử lí ntn?
n4: Nếu thấy bạn nghe trộm điện thoại của người khác em sẽ làm gì?
Gv nhận xét và kết luận.
Hỏi: Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín, của công dân là gì?
Hỏi: Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín, của công dân có nghĩa là gì?
Hoạt động 4 (10’)
* Luyện tập - Củng cố
Bài a: Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín điện thoại, điện tín của công dân là ntn?
Bài b:
Theo em những hành vi ntn là vi phạm PL...điện tín?
Bài c:
Người nào vi phạm PL về an toàn bí mật thư tín...sẽ bị PL xử lí ntn?
Bài d:
Em phải làm gì khi gặp những trường hợp sau:
- Nhặt được thư của người khác?
- Nhìn thấy bạn lấy trộm thư hoặc nghe trộm điện thoại của người khác?
- Bố, mẹ hoặc anh, chị xem thư của em mà ko hỏi ý kiến của em?
Gv: kết luận.
Nghe và ghi đầu bài.
* Hs đọc tình huống.
- Phượng ko được đọc thư của Hiền vì đó ko phải là thư gửi cho P, dù H là bạn thân nhưng nếu ko được sự đồng ý của H thì P ko được đọc.
- Giải pháp đó kà ko chấp nhận được bởi vì như vậy là lừa dối bạn, là vi phạm quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại điện tín.
- Nếu là Loan em nên giải thích để Phượng hiểu, ko được đọc thư của bạn khi chưa được bạn đồng ý. Nếu cố tình đọc là vi phạm quyền được đảm bảo...
* HS thảo luận nhóm: 5/
- Ko ai được chiếm đoạt hoặc tự ý mở thư tín, điện tín của người khác; ko được nghe trộm điện thoại.
- đọc trộm thư của người khác.
- Thu giữ thư tín, điện tín của người khác.
- Đọc thư người khác rồi đi nói lại cho mọi người biết.
- Nếu đã bị xử lí kỉ luật hoặc xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ một triệu đồng đến năm triệu đồng hoặc phạt cải tạo ko giam giữ đến một năm.
- Nhắc nhở bạn ko được hành động như vậy.
- Phân tích để bạn thấy đó là hành vi vi phạm pháp luật.
- Nếu bạn vẫn ko nghe có thể nhờ thầy cô hoặc gia đình phân tích để bạn hiểu.
* HS nêu.
* HS nêu.
* Hs đọc Điều 125, bộ luật Hình sự năm 1999.
* HS nêu.
* HS nêu.
* HS nêu.
* Cá nhân trình bày ý kiến.
1/Tình huống: sgk/49
2/ Nội dung bài học:
a) Là một trong những quyền cơ bản của công dân và được qui định trong hiến pháp của Nhà nước ta. (Điều 73, Hiến pháp 1992).
b) Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín, của công dân nghĩa là: ko ai được chiếm đoạt hoặc tự ý mở thư tín, điện tín của người khác, ko được nghe trộm điện thoại.
3/ Bài tập:
Bài a: Giải quyết trong bài học.
Bài b: Hành vi vi phạm có thể là:
- Đọc trộm thư của người khác.
- Thu giữ điện tín thư tín của người khác.
- nghe trộm điện thoại của người khác.
- Đọc thư người khác rồi đi nói lại cho mọi người biết.
Bài c:
Người nào vi phạm sẽ bị xử lí theo Điều 125 -BLHS.
Bài d: Trách nhiệm:
- Đem trả cho người đó đúng theo địa chỉ.
- Nhắc nhở bạn ko được hành động như vậy. Phân tích để bạn thấy đó là hành vi vi phạm pháp luật.
- Giải thích cho bố, mẹ hoặc anh, chị hiểu. Như thế xâm phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín.
E/ dặn dò:
- học bài và ôn tập.
- Chuẩn bị tiết sau: Ôn tập học kì II./.
Ngày soạn: 12 - 4 - 2011
Ngày giảng: 13,15 - 4 - 2011
Tiết 34 ôn tập học kì II
A/ Mục tiêu cần đạt:
1- Kiến thức:
Ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học trong học kỳ II từ bài 15,16,17.
2- Kỹ năng:
Rèn cho HS tính độc lập suy nghĩ, và có ý thức tự liên hệ bản thân.
3- Thái độ:
Thái độ tích cực, tự giác ôn tập chuẩn bị tốt bài kiểm tra học kỳ.
B/ Phương pháp:
- Thực hành các nội dung đã học.
- Thảo luận về các dạng bài tập.
C/ Chuẩn bị:
- HS : vở, sgk, sách BT nếu có.
- GV: Hệ thống câu hỏi ôn.
D/ Tiến trình lên lớp:
1- ổn định tổ chức: 6A1: 6A3: 6A4: 6A2:
2- Kiểm tra bài cũ:
/?/ Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín...của công dân là thế nào?
/?/ Theo em, những hành vi ntn là vi phạm PL về bí mật thư tín, điện thoại, điện tín?
/?/ Người vi phạm PL về an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín sẽ bị PL xử lí ntn?
3- Nội dung ôn:
Hoạt động củathầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Bài 15: Quyền và nghĩa vụ học tập:
Câu 1: Về học tập, luật pháp nước ta quy định như thế nào?
Bài 16: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.
Câu 2: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm được PL qui định ntn?
Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
Câu 3:
Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân là gì?
Câu 4:
Em sẽ làm gì để thực hiện tốt quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?
* HS nêu.
* HS nêu.
* HS nêu.
Câu 1: Học tập là quyền và nghĩa vụ của mỗi CD:
- Mọi CD có thể học ko hạn chế, từ bậc GD tiểu học đến TH, sau ĐH...
có thể học suốt đời.
- Trẻ em trong độ tuổi từ 6 đén 14 tuổi có nghĩa vụ bắt buộc phải hoàn thành bậc GD tiểu học...
- Gia đình (cha mẹ hoặc người đỡ đầu) có trách nhiệm tạo điều kiện cho con em hoàn thành nghĩa vụ học tập của mình, đặc biệt là ở bậc GD tiểu học.
câu 2:
- Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Không ai được xâm phạm tới thân thể của người khác...của PL.
- Công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng...Điều đó có nghĩa là mọi người phải tôn trọng tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của người khác.
- Mọi việc làm xâm hại đến tính mạng, thân thể... PL trừng phạt nghiêm khắc.
Câu 3:
Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. ko ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu ko được người đó đồng ý, trừ trường hợp PL cho phép.
Câu 4:
Chúng ta phải biết tôn trọng chỗ ở của người khác. Phải biết tự bảo vệ chỗ ở của mình và phê phán tố cáo người làm trái pl xâm phạm đến chỗ ở của người khác.
E/ Củng cố - Dặn dò:
- GV nhấn mạnh lại nội dung ôn tập.
- Về nhà ôn tập tốt chuẩn bị tiết sau kiểm tra học kỳ./.
Ngày soạn: 26 - 4 - 2011
Ngày giảng: 27 - 4 - 2011
Tiết 32 thực hành ngoại khoá
Nội dung: (các loại tai nạn thương tích và cách phòng tránh)
A/ mục tiêu bài học:
- Giúp học sinh nhận biết các loại hình tai nạn thương tích thường gặp.
- Biết cách tự bảo vệ mình để phòng tránh tai nạn thương tích.
B/ Phương pháp:
- Thảo luận.
- Nêu và giải quyết vấn đề.
- Giảng giải.
C/ Chuẩn bị:
- Phiếu bài tập, bảng phụ.
- Giấy màu.
D/ Tiến trình lên lớp:
1- ổn định tổ chức: 6A1: 6A3: 6A4: 6A2:
2- Kiểm tra bài cũ:
3- Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: (20/)
* Phát hiện những tai nạn thương tích thường gặp:
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm.
/?/ Hãy nêu những loại thương tích thường gặp mà em biết?
- Tai nạn do dị vật lọt vào tai, mũi, họng.
- Tai nạn do ngộ độc.
- Tai nạn do chấn thương, leo trèo, nghịch ngợm.
- Tai nạn do chó mèo cắn, cô trùng đốt.
- Tai nạn do điện giật, bỏng.
GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày.
GV nhận xét và kết luận:
/?/ Tai nạn thương tích là gì?
Hoạt động 2: (25/)
* Các loại hình tai nạn thương tích:
/?/ Hãy nêu một số loại hình thương tích thường gặp trong cuộc sống?
* HS thảo luận. 10/
* HS nêu.
* HS nêu.
1/ Tai nạn thương tích:
- Là những sự việc xẩy ra bất ngờ, gây tổ thương đến sức khoẻ thể chất ( chấn thương phần mềm, gẫy vỡ xương, tàn tật suốt đời...) và tinh thần lo lắng, sợ hãi, hoảng loạn cho người bị nạn, trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong.
- Trẻ em thường dễ bị tai nạn thương tích (do đặc điểm tâm sinh lí của trẻ cũng như sự chăm sóc của gia đình hoặc do người lớn thiếu ý thức bảo vệ an toàn cho trẻ.
Phần lớn tai nạn thương tích có thể phòng tránh được.
2/ Các tai nạn thương tích thường gặp được phân laọi như sau.
- Tai nạn thương tích do giao thông.
- Tai nạn thương tích do đuối nước.
- Tai nạn thương tích do cháy, bỏng, điện giật.
- Tai nạn thương tích do ngã.
- Tai nạn thương tích do ngộ độc.
- Tai nạn thương tích do độc vật cắn.
- Tai nạn thương tích do vật sắc nhọn.
E/ Củng cố - dặn dò:
- Củng cố: HS nhắc lại các loại hình tai nạn thương tích.
- Về nhà ôn bài, tiết sau học tiếp./.
Ngày soạn: 03 - 5 - 2011
Ngày giảng: 04 - 5 - 2011
Tiết 33 thực hành ngoại khoá
A/ mục tiêu bài học:
- Giúp học sinh nhận biết các loại hình tai nạn thương tích thường gặp.
- Biết cách tự bảo vệ mình để phòng tránh tai nạn thương tích.
B/ Phương pháp:
- Thảo luận.
- Nêu và giải quyết vấn đề.
- Giảng giải.
C/ Chuẩn bị:
- Phiếu bài tập, bảng phụ.
- Giấy màu.
D/ Tiến trình lên lớp:
1- ổn định tổ chức: 6A1: 6A3: 6A4: 6A2:
2- Kiểm tra bài cũ:
3- Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
File đính kèm:
- giao an gdcd sin.doc