Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 - Tiết 1 đến tiết 21

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :

Học xong bài này HS cần đạt :

1.- Về kiến thức :

- Vai trò quyết định của sản xuất CCVC đối với đời sống xã hội.

- Các khái niệm, các bộ phận hợp thành và vai trò của từng yếu tố cơ bản của quá trình LĐSX : Sức lao động, tư liệu lao động đối tượng lao động.

2.- Về kỷ năng :

-Phân tích các khái niệm và mối liên hệ giữa những nội dung chủ yếu của bài học

-Vận dụng kiến thức vào thực tiễn, giải thích một số vấn đề thực tiễn có liên quan đến nội dung bài học.

3.- Về thái độ hành vi :

Thấy được tầm quan trọng của hoạt động sản xuất CCVC, quý trọng người LĐ, xác định được quyền và nghĩa vụ lao động của CD. Biết tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng.

Thấy được trách nhiệm của mình đối với sự phát triển kinh tế của gia đình và đất nước. Từ đó quyết tâm học tập thật tốt để góp phần cùng cả nước khắc phục nguy cơ tụt hậu so với các nước trên thế giơi.

Xác định nhiệm vụ chính trị của cả dân tộc lúc này là tập trung phát triển kinh tế theo định hướng XHCN.

 

doc51 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 892 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 - Tiết 1 đến tiết 21, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đầu từ chế độ nào? Và đã trải qua các kiểu Nhà nước nào? Giáo viên giảng giải các kiểu nhà nước bằng sơ đồ chuẩn bị sẳn trên giấy Rôki : Biểu đồ : Nhà nước chủ nô : là công cụ bạo lực của giai cấp chủ nô dùng duy trì sự thống trị và bảo vệ lợi ích của chủ nô, đàn áp nô lệ và những người lao động khác. Nhà nước phong kiến: là công cụ bạo lực của giai cấp địa chủ dùng để duy trì địa vị thống trị của mình, đàn áp nông dân và các tầng lớp lao động khác. Nhà nước tư sản là công cụ thống trị, bóc lột của giai cấp tư sản đối với giai cấp vô sản và các tầng lớp nhân dân lao động khác. Nhà nước XHCN: là công cụ duy trì sự thống trị của đại đa số( GCCN và NDLĐ) đối với thiểu số( GC bóc lột và các thế lực phản động), thực hiện dân chủ với nhân dân, chuyên chính với kẻ thù của XHCN * Nhà nước ra đời để làm gì? * Vậy bản chất Nhà nước là gì? * Nhà nước mang bản chất của giai cấp nào? Cho ví dụ chứng minh? Học sinh dựa vào biểu đồ để trả lời các câu hỏi trên Ví dụ : Nhà nước Tư sản là bộ máy của giai cấp tư sản duy trì sự thống trị của mình đối với giai cấp vô sản(giáo viên giải thích thêm) Giáo viên giảng giải thêm để học sinh nắm rõ bản chất của nhà nước I.- Nguồn gốc và bản chất của Nhà nước: 1.- Nguồn gốc: Nhà nước chỉ xuất hiện: * Chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất. * Xã hội có sự phân chia giai cấp * Mâu thuẫn giữa các giai cấp không thể điều hoà được. 2.- Bản chất của nhà nước: - Nhà nước là bộ máy dùng để duy trì sự thống trị của giai cấp này đối với giai cấp khác. - NN là bộ máy cưỡng chế và đàn áp đặc biệt của giai cấp này đối với giai cấp khác Do đó : Nhà nước mang bản chất của giai cấp thống trị. 4.- Củng cố bài: Kiến thức cần nắm : - Nguồn gốc của nhà nước - Bản chất của nhà nước GV cho các em làm bài tập trắc nghiệm để giúp các em nắm chắc kiến thức. 5.- Dặn dò Chuẩn bị học bài 9,10 để kiểm tra 15 phút Về nhà cúng ta xem trước phần 2 của bài, tìm hiểu và vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam * Rút kinh nghiệm Tuần 20 Ngày soạn Tiết 20 Ngày giảng: Bài 9 (3 tiết) NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Tiết 2 I.MỤC TIÊU BÀI HỌC 1.- Về kiến thức: - Hiểu được khái niệm nhà nước phát quyền xã hội chủ nghĩa. - Nắm vững bản chất, chức năng của nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. 2.- Về kĩ năng -Phân biệt sự khác nhau về bản chất giai cấp giữa nhà nước pháp quyền XHCN với các kiểu nhà nước bóc lột. - Bước đầu biết vận dụng những kiến thức của bài học vào việc lí giải một số vấn đề thực tiễn có liên quan đến nội dung bài học. 3.- Về thái độ, hành vi Hình thành ở học sinh ý thức trách nhiệm công dân trong việc xây dựng và bảo vệ nhà nước. II.PHƯƠNG PHÁP Phương pháp thuyết trình, diễn giảng. Phương tiện : tranh ảnh, băng hình, những câu chuyện lịch sử có liên quan đến nội dung bài học. Sơ đồ về bộ máy nhà nước pháp quyền XHCN VN. III.- CÁC BƯỚC LÊN LỚP 1.- Ổn định lớp Kiểm tra sĩ số, tác phong học sinh vệ sinh lớp học. 2.- Kiểm tra bài cũ: Hãy trình bày nguồn gốc và bản chất của nhà nước? 3.- Bài mới Vào bài : Nhà nước XHCN là gì? Bản chất của nhà nước XHCN có gì khác với nhà nước khác? Chúng ta muốn lời được câu hỏi trên hãy đến với bài 10 để tìm hiểu nhà nước XHCN khác với các kiểu nhà nước khác về bản chất, chức năng. Từ đó xây dựng cho mình niềm tin và ý thức trách nhiệm đối với nhà nước CHXHCN Việt Nam. Phương pháp Nội dung 1.- So sánh nhà nước pháp quyền XHCN và nhà nước pháp quyền Tư sản khác nhau như thế nào? 2.- Đặc điểm của nhà nước pháp quyền XHCN: * Nhà nước là của dân, do dân và vì dân. Quyền lực nhà nước là thống nhất thuộc về nhân dân có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện 3 quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp. * Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước. * Nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật và mọi công dân đều có nghĩa vụ chấp hành hiến pháp và pháp luật * Nhà nước pháp quyền XHCN do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. 3.- Nhà nước pháp quyền tư sản có những đặc điểm ( ngược lại với nhà nước pháp quyền XHCN) 4.- Bản chất giai cấp công nhân của nhà nước ta được biểu hiện trên các khía cạnh nào? * Tính nhân dân: của dân, do dân lập nên và nhân dân tham gia quản lí. * Tính dân tộc: vừa có sự kế thừa và phát huy những truyền thống, bản sắc tốt đẹp của dân tộc. Sơ đồ Bộ máy Nhà nước Pháp quyền XHCN Việt Nam. BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CƠ QUAN CƠ QUAN CƠ QUAN LẬP PHÁP HÀNH PHÁP TƯ PHÁP QUỐC HỘI CHÍNH PHỦ TÒA VKSND ÁN HĐND UBND CÁC CẤP CÁC CẤP III.- Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam 1.- Nhà nước pháp quyền XHCN là gì? Là nhà nước quản lí mọi mặt đời sống xã hội bằng pháp luật và bản thân nhà nước cũng phải hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật. 2.- Có 2 loại hình nhà nước pháp quyền: a.- Nhà nước pháp quyền tư sản b.- Nhà nước pháp quyền XHCN 3.- Bản chất của nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam Nhà nước ta là “Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức” Điều 2 hiến pháp 1992” (Giảng phần theo dạng sơ đồ bộ máy nhà nước.) * Nhà nước pháp quyền XHCN mang bản chất giai cấp công nhân. * Bản chất giai cấp công nhân của nhà nước ta biểu hiện ở tính nhân dân và tính dân tộc. 4.- Chức năng của nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam: Chức năng của nhà nước pháp quyền XHCN là hoạt động quyền lực của nhân dân trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. * Trấn áp sự phản kháng của giai cấp bóc lột và các thế lực thù địch trongvà ngoài nước để bảo vệ Tổ quốc và bảo vệ thành quả cách mạng XHCN * Tổ chức và xây dựng chế độ XHCN, xây dựng kinh tế, văn hoá và con người XHCN. Hai chức năng này có quan hệ hữu cơ với nhau trong đó chức năng tổ chức và xây dựng là quan trọng hơn và giữ vai trò quyết định. 4.- Củng cố bài: GV cho các em làm bài tập trắc nghiệm để giúp các em nắm chắc kiến thức. 5.- Dặn dò Về nhà học bài theo câu hỏi sgk và xem trước phần còn lại của bài 9. Tuần 21 Ngày soạn Tiết 21 Ngày giảng: Bài 9 (3 tiết) NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Tiết 3 I.MỤC TIÊU BÀI HỌC 1.- Về kiến thức: Vai trò của nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Trách nhiệm của công dân trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam 2.- Về kĩ năng: Phân biệt sự khác nhau về bản chất giai cấp giữa nhà nước pháp quyền XHCN với các kiểu nhà nước bóc lột. Bước đầu biết vận dụng những kiến thức của bài học vào việc lí giải một số vấn đề thực tiễn có liên quan đến nội dung bài học. 3.- Về thái độ, hành vi Hình thành ở học sinh ý thức trách nhiệm công dân trong việc xây dựng và bảo vệ nhà nước. II.PHƯƠNG PHÁP Phương pháp thuyết trình, diễn giảng. Phương tiện : tranh ảnh, băng hình, những câu chuyện lịch sử có liên quan đến nội dung bài học. Sơ đồ về bộ máy nhà nước pháp quyền XHCN VN. III.- CÁC BƯỚC LÊN LỚP 1.- Ổn định lớp Kiểm tra sĩ số tác phong học sinh vệ sinh lớp học. 2.- Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi : Nhà nước pháp quyền XHCN là gì? Bản chất của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa? 3.- Bài mới Phương pháp Nội dung Hoạt động : Thảo luận nhóm * Em hiểu thế nào về hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa? * Nhà nước pháp quyền là một yếu tố cấu thành hệ thống chính trị CNXH tại sao lại chịu sự lãnh đạo của Đảng cộng sản? * Trực tiếp nhất trong việc thể hoá và tổ chức đường lối của Đảng cộng sản. * Thể chế hoá và tổ chức thực hiện quyền làm chủ chân chính của nhân dân. * Thực hiện vai trò lãnh đạo đối với toàn xã hội * Công cụ chủ yếu của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệtổ quốc Câu hỏi : Vậy trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN là gì? IV.- Vai trò của nhà nước pháp quyền trong hệ thống chính trị XHCN ở Việt Nam. 1.- Hệ thống chính trị XHCN gồm Đảng cộng sản, nhà nước CHXHCNVN, mặt trận Tổ quốc VN, công đoàn, Đoàn TNCSHCM, Hội liên hiệp phụ nữ, hội nông dân và các tổ chức chính trị khác nhằm bảo vệ quyền lực của nhân dân lao động. 2.- Hoạt động của các tổ chức này trên cơ sở lấy liên minh giai cấp công, nông và tầng lớp tri thức làm nền tảng dưới sự lãnh đạo của Đảng thực hiện quyền lực của nhân dân V. Trách nhiệm của công dân trong việc tham gia xây dựng nhà nước Pháp quyền XHCN Việt Nam - Gương mãu thực hiện và tuyên truyền, vận động mọi người 4.- Củng cố bài: GV cho các em làm bài tập trắc nghiệm để giúp các em nắm chắc kiến thức. 5.- Dặn dò Chuẩn bị học bài 9,10 để kiểm tra 15 phút Soạn trước bài 11 nền dân chủ XHCN và làm bài tập 2,5,7,8 trang 66 SGK

File đính kèm:

  • docGIAO_AN_GD_CD_11.doc
Giáo án liên quan