A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp học sinh:
- Hiểu các quyền cơ bản của trẻ em theo Công ước của Liên hợp quốc ( LHQ )
- Hiểu ý nghiã của quyền trẻ em đối với sự phát triển của trẻ em
- Biết ơn những người chăm sóc, dạy dỗ, đem lại cuộc sống hạnh phúc cho mình
- Thực hiện tốt quyền và bổn phận của mình; tham gia ngăn ngừa, phát hiện những hành vi vi phạm quyền trẻ em
B. CHUẨN BỊ
GV: Nghiên cứu tài liệu, SGK, SGV, soạn giáo án
HS: Chuẩn bị theo yêu cầu SGK
36 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1208 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 – Học kỳ II, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tình huống
Đọc tình huống
Theo em, Phượng có thể đọc thư gửi Hiền mà không cần sự đồng ý của Hiền không ? Vì sao?
Em có đồng ý với giải pháp của Phượng là đọc xong thư, dán lại rồi mới đưa cho Hiền không ? Vì sao?
Vậy nếu Phượng mở bức thư đó ra đọc thì Phượng đã vi phạm điều luật nào trong Hiến pháp ?
Nếu là Loan em sẽ làm như thế nào?
Phượng không được đọc thư của Hiền vì đó không phải là thư gửi cho Phượng
Hs tự bộc lộ quan điểm của mình
Trong trường hợp này chúng ta hãy nên khuyên bạn không nên làm như vậy, vid như thế là vi phạm pháp luật
Điều 73, Hiến pháp 1992 “Thư tín, điện thoại, điện tín của công dân được bảo đảm an toàn và bí mật”
Em sẽ khuyên bạn không nên làm như vậy vì như thế là không tôn trọng Hiền và đó là hành vi vi phạm pháp luật
II. Nội dung bài học
Em có nhận xét gì về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín
Thế nào là quyền được bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín ?
Nếu vi phạm quyền này thì sẽ chịu khung hình phạt nào?
Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín là một trong những quyền cơ bản của công dân và được quy định trong Hiến pháp của Nhà nước
Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín của công dân, có nghĩa là không ai được chiếm đoạt hoặc tự ý mở thư tín, điện tín của người khác; không được nghe trộm điện thoại
Điều 125 Bộ luật Hình sự 1999 (Hs đọc SGK)
III. Luyện tập
1. Bài tập b): Hs đọc bài tập (b)
Gợi ý: - Bóc thư của người khác mà không có sự chứng kiến và đồng ý của người chủ bức thư đó
Nghe trộm điện thoại
Xem trộm điện tín
Dấu thư, không chuyển điện thoại điện tín cho người nhận
2. Bài tập c): Hs đọc bài tập (c)
Gợi ý: Hs trả lời theo Điều 125 Bộ luật Hình sự 1999 SGK
D. củng cố, dặn dò
1. Học thuộc phần nội dung bài học
2. Làm các bài tập còn lại
3 Chuẩn bị bài tiếp theo
J bổ sung, rút kinh nghiệm
Tuần 32 - 33
Tiết 32 - 33 Thứ hai ngày 7 tháng 4 năm 2008
Thực hành ngoại khoá
các vấn đề của địa phương và các nội dung đã học
a / mục tiêu cần đạt
Qua tiết thực hành ngoại khoá Giúp học sinh
Khắc sâu những kiến thức đã học trong học kì II
- Giúp học sinh hiểu hơn về các vấn đề của địa phương mình , từ đó thấy được những mặt mạnh, mặt yếu của từng thôn xóm về các vấn đề có liên quan đến bài học
- Khuyến khích, Hướng dẫn các em có ý thức quan tâm đến các tình hình quan trọng ở địa phương
b / chuẩn bị
GV : Chuẩn bị đề tài, soạn giáo án
HS : Tự sưu tầm, tìm hiểu các vấn đề của địa phương mình
C / TIếN TRìNH LÊN LớP
1. ổn định tổ chức
2. kiểm tra : sự chuẩn bị của học sinh
3. Nội dung thực hành
I. Câu hỏi thảo luận
1. Em hãy nêu các quyền mà trẻ em được hưởng? Că n cứ và các quyền đó và từ thực tế cuộc sống của em hãy cho biết em đã được hưởng đầy đủ các quyền đó chưa?
2. Chính quyền địa phương và gia đình đã làm gì để các em được hưởng đầy dủ các quyền đó?
3. Em hiểu gì về chức năng và nhiệm vụ của Hội khuyến học ở địa phương em? Hội khuyến học ở thôn xóm của em đã làm được những gì để thúc đẩy phong trào học tập ỏ địa phương em?
4. Hãy viết một bảng tổng kết về tình hình thực hiện ATGT ở địa phương và trong trường học của em?
5. Em đã và sẽ làm gì để thực hiện ATGT khi tham gia giao thông ?
6. Nếu em là một hoà giải viên em sẽ làm gì khi hàng xóm của em có những bất đồng dẫn đến xô sát, gây thương tích?
7. Em có thực hiện tốt tất cả các quyền mà em được học trong học kì II này không ?
8. Những kiến nghị của em về việc thực hiện các quyền trên tại địa phương trong trường học và tại gia đình em?
Tiết 32 Giáo viên cho học sinh chép câu hỏi thảo luận để về nhà tham khảo, tìm hiểu và tổ chức thảo luận trong tiết 33
Lưu ý Gv chỉ là người giám sát và ổn định tổ chức, Gv cử môt học sinh có khả năng dẫn chương trình lên điều hành buổi thảo luận
II. Hướng dẫn về nhà :Tự tìm hiểu thêm các vấn đề của địa phương để củng cố thêm cho kiến thức đã học
J bổ sung, rút kinh nghiệm
Tuần 34
Tiết 34 Thứ ba ngày 8 tháng 4 năm 2008
ôn tập học kì Ii
a / mục tiêu cần đạt
Giúp học sinh : khắc sâu những kiến thức đã học trong 18 bài
Củng cố lại những kiến thức đã học trong học kì I và học kì II
Đánh giá kết quả học tập của học sinh qua bài kiểm tra
b / chuẩn bị
GV : Nghiên cứu tài liệu. sgk, sgv, soạn giáo án
HS : chuẩn bị theo yêu cầu sgk
C / TIếN TRìNH LÊN LớP
1. ổn định tổ chức
2. kiểm tra : kết hợp trong quá trình ôn tập
3 . Ôn tập
Chia lớp thành các nhóm nhỏ – nhóm đôi - . Học sinh thảo luận theo hệ thống câu hỏi mà giáo viên đưa ra
Cử đại diện trình bày trước lớp
Câu hỏi thảo luận
A. Lí thuyết
Công ước Liên hợp quốc đã chia quyền của trẻ em làm mấy nhóm, kể tên từng nhóm và nêu nội dung cụ thể của từng nhóm ? Nhiệm vụ của trẻ em khi được hưởng các quyền này ?
Nêu các quền của công dân mà em biết ? Nêu các nghĩa vụ của công dân đối với Nhà nước mà em biết ?
Kể tên các loại tín hiệu giao thông mà em biết? Có những loại biển báo nào ?
Em có nhận xét gì về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, danh dự, và nhân phẩm ? Pháp luật nước ta đã có những quy định như thế nào về những quyền trên? Trách nhiệm của công dân trước các quyền đó? Từ những quy định trên em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của bản thân trong việc thực hiện các quyền đó?
Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân là gì? Những hành vi như thế nào là vi phạm pháp luật về chỗ ở của công dân ? Người vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân sẽ bị pháp luật xử lí như thế nào ? Em sẽ làm gì để thực hiện tốt quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân ?
Thế nào là quyền được bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín ?
B. Bài tập
Đọc và giải quyết tình huống sau
Hoà là một em trai 11 tuổi, cha mẹ đã chết vì một tai nạn bát ngờ. Hoà có hai người thân là cô và chú ruột, nhưng không ai chịu nhận nuôi em vì họ thấy em bị bại lệt. Hoà phải bỏ nhà đi lang thanh, xin ăn để kiếm sống
Người lớn đã vi phạm quyền gì của trẻ em đúng ra Hoà phải được hưởng
Những nguy cơ gì sẽ có thể xảy ra với Hoà trong cuộc sống lang thanhg ngoài đường phố? Hoà cần những sự giúp đỡ đặc biệt nào ?
Hs thảo luận nhóm và trả lời câu hoi giải quyết tình huống
Hướng dẫn về nhà
Ôn tập để chuẩn bị kiểm tra cuối năm
J bổ sung, rút kinh nghiệm
Tuần 35
Tiết 35 Thứ ba ngày 29 tháng 3 năm 2008
Kiểm tra học kì II
a / mục tiêu cần đạt
Giúp học sinh : khắc sâu những kiến thức đã học trong 7 bài của học kì II
Đánh giá kết quả học tập của học sinh qua bài kiểm tra
b / chuẩn bị
GV : Ra đề + biểu điểm
HS : Ôn tập lại kiến thức để kiểm tra
C / TIếN TRìNH LÊN LớP
1. ổn định tổ chức
2. kiểm tra :
I. Trắc nghiệm: (2,5 điểm)
Khoanh tròn chữ cái đầu câu mà em cho là đúng nhất
(0,5điểm) Trường hợp nào dưới đây không phải là công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghia Việt Nam?
A . Người dưới 18 tuổi có quốc tịch Việt Nam
B . Trẻ em được tìm thấy ở Việt Nam mà không rõ cha mẹ là ai
C . Người đã thôi quốc tịch Việt Nam, định cư và nhập quốctịch nước ngoài
D . Người có quốc tịch Việt Nam nhưng phạm tội bị phạt tù giam
2. (0,5điểm): Trẻ em ở độ tuổi nào dưới đây không được phép đi xe đạp người lớn
A. Dưới 11 tuổi; B. Dưới 12 tuổi; C. Dưới 13 tuổi; D. Dưới 14 tuổi
3. (0,5 điểm) Biển báo hình tròn, viền đỏ, nền màu trắng, hình vẽ màu đen là loại biển báo gì?
A. Biển báo nguy hiểm; B. Biển báo hiệu lệnh; C. Biển báo cấm; D. Biển chỉ dẫn
4. (1điểm) Hãy ghi chữ Đ tương ứng với câu đúng, chữ S tương ứng với câu sai vào ô trống trong bảng sau:
A . Khi con đến tuổi đi học mới làm khai sinh cho con là vi phạm quyền trẻ em
B . Nguyên nhân phổ biến dẫn đến tai nạn giao thông là phương tiện cơ giới tăng nhanh
C . Thư của người thân nhất dù để ngỏ cũng không được tự ý xem
D . Không ai được phép khám xét chỗ ở của người khác
II. Tự luận (7,5 điểm)
5(1 điểm) Em hãycho biết thế nào là quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?
6. (2,5 điểm). Cúc năm nay 14 tuổi, làm thuê cho một cửa hàng ăn uống. Hằng ngày, Cúc phải làm rất nhiều công việc như rửa bát, dọn dẹp, nhóm lò, phục vụ khách,... suốt từ sáng sớm đến khuya, có những công việc nặng quá sức của em. Cúc lại thường bị bà chủ mắng nhiếc. Em không được đi học, không được tiếp xúc với các bạn cùng tuổi
Theo em, trong tình huống trên, những quyền nào của trẻ em bị vi phạm?
7. (3 điểm) Cho tình huống sau:
Nhà Bình ở cạnh nhà Hải. Do nghi ngờ Hải nói xấu mình, Bình đã chửi Hải và rủ anh trai đành Hải
Bình đã vi phạm quyền gì của công dân?
Hải có thể có những cách ứng xử nào? (nêu ít nhất 3 cách)
Theo em cách ứng xử nào là phù hợp nhất khi đó
8. (1 điểm)Em hãy tự liên hệ về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập của bản thân.
Đáp án + Biểu điểm
I. Trắc nghiệm
1. C (0,5 điểm); 2. B (0,5 điểm); 3. B (0,5 điểm); 4. (1 điểm)(đúng: A, C; sai : B, D)
II. Tự luận (7,5 điểm)
5(1điểm) Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân là: Công dân có quyền được cơ quan nhà nước và mọi người tôn trọng chỗ ở, không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác, nếu không được người đó đồng ý, trừ trường hợp pháp luật cho phép
6(2,5 điểm)( Mỗi quyền được 5 điểm)
Quyền không bị bóc lột sức lao động
Quyền được đi học
Quyền được nghỉ ngơi, giải trí tham gia các hoạt động văn hoá
Quyền được giao lưu, được kết bạn
Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm
7. (3 điểm)
1. Bình đã vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tín mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của công dân (0,5 điểm)
2. Học sinh tự bộc lộ những cách ứng xử khác nhau, nhưng cần nêu được 3 trong những cách ứng xử có thể xảy ra
(1,5 điểm, mỗi cách ứng xử 0,5 điểm)
- Im lặng, không có phản ứng gì
- Tỏ thái độ phản đối hành vi của Bình
- Tỏ thái độ phản đối và báo cáo cho người có trách nhiệm biết để được giúp đỡ
- Rủ anh trai đánh lại Bình
3. Cách ứng xử phù hợp nhất là tỏ thái độ phản đối và báo cho người có trách nhiệm biết để được giúp đỡ (0,5 điểm)
8. (1 điểm) Yêu cầu học sinh nêu được ưu, khuyết điểm của mình trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập
File đính kèm:
- gdcd6 KII.doc